NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Entertainment - Vui Chơi Giải Trí > Âm Nhạc
Nạp lại trang này Merry CHRISTMAS

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng ký nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "Tình yêu 2020""
Lời cảm ơn và hình ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 07-12-11, 12:09 AM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định Merry CHRISTMAS





MERRY
CHRISTMAS





Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to Hansy For This Useful Post:
Nhím con (07-12-11)
  #2  
Cũ 07-12-11, 12:13 AM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

1.
JINGLE BELLS




Anh James S. Pierpont, sinh trưởng tại Medford , tiểu bang Massachusetts , rất có năng khiếu về âm nhạc. Từ lúc nhỏ đã tham gia ca đoàn nhà thờ. Lớn lên anh phụ giúp cha là mục sư giáo phái Unitarian tại Medford , làm việc với ca đoàn và các ca viên, nhạc sĩ. Năm 1840, Pierpont được giao việc sáng tác một nhạc phẩm đặc biệt để hát trong dịp lễ Thanksgiving (Tạ ơn). Nhìn qua khung cửa ngôi nhà của cha anh tại số 87 đường Mystic, anh thấy mấy người thanh niên đang lái những chiếc xe trượt tuyết từ trên đồi cao đổ xuống với những tiếng chuông kêu lanh canh và tâm trí anh nảy ra một khúc nhạc.

Ngồi xuống cạnh chiếc đàn cũ kỹ, James đánh lên từng nốt nhạc của bài ca. Anh đem những nốt nhạc leng keng ghép lại với những gì anh quan sát được khi đua xe trượt tuyết và nhớ lại cả những chiếc xe trượt băng do ngựa kéo nữa. Vậy là bài hát Chiếc xe một ngựa trượt băng ra đời.

James tập bài hát đó cho ca đoàn nhà thờ Medford . Đến ngày lễ Thanksgiving thì bài nhạc có phần hòa âm được đem ra trình diễn.

Pierpont có ngờ đâu bản nhạc của mình lại có sức lan truyền đến thế, anh chỉ biết một điều là người ta thích bản nhạc của anh, nên khi di chuyển tới Savanah, tiểu bang Georgia , anh mang theo bản nhạc này. Anh tìm được người chịu xuất bản bài hát đó năm 1857, nhưng mãi đến năm 1864 khi tờ báo Salem Evening News đăng bài tường thuật câu chuyện về bản nhạc đó thì James mới biết mình đã viết được một tác phẩm đặc biệt. Vào lúc ấy bài ca đã mau chóng phổ biến thành bản nhạc phổ thông nhất vùng New England rồi lan xuống phía nam.

Trong khoảng 20 năm sau đó, Jingle bells là bản nhạc hát dạo mùa Giáng sinh được phổ biến nhất trong nước Mỹ, bài ca mừng lễ Thanksgiving này là một sự tưởng tượng rất phong phú về khung cảnh miền thôn dã có tuyết phủ mùa đông, có xe di chuyển trên tuyết và những tiếng lục lạc kêu leng keng trên cổ ngựa, hơn một thế kỷ qua đã ghi đậm ảnh hưởng vào những hình ảnh mùa Giáng sinh trên các thiệp chúc mừng, sách báo, phim ảnh và cả những nhạc bản Giáng sinh khác nữa.

Bài ca Giáng sinh có vẻ “kỳ cục” này của Pierpont đã được thu thanh cả trăm lần. Benny Goodman, Glenn Miller, Les Paul ai cũng đã leo lên đỉnh cao với Jingle bells. Nhưng người thành công nhất là Bing Crosby và các chị em Andrew Sisters. Bản nhạc leng keng vui tai này còn xuất hiện trong nhiều cuốn phim của Hollywood, trong các show trên đài truyền hình, và một phần của bản nhạc có khi lại được đưa vào trong một bài ca Giáng sinh khác. Bản nhạc rất thành công của Bobby Helm chẳng hạn có nhan đề Jingle bells rock lấy cảm hứng từ Jingle bells.

Ngày nay, hình như chỗ nào cũng thấy hát Jingle bells. Ít có người được thấy cái xe trượt băng do ngựa kéo, nhưng cả triệu người đã treo những chiếc chuông leng keng ở cửa vào dịp lễ Giáng sinh. Hình ảnh ông già Noel thường gặp nhất là cảnh ông ngồi trên chiếc xe trượt băng do những con nai cổ đeo một vòng lục lạc kéo. Rất nhiều bản nhạc mừng Giáng sinh hoặc các quảng cáo thương mại trên tivi mở đầu bằng những tiếng chuông vui. Nhờ có anh chàng James Pierpont và lời yêu cầu soạn một bản nhạc cho ngày Thanksgiving mà ta có được Jingle bells, và mỗi lần nhìn thấy hình ảnh tuyết và chiếc xe trượt băng người ta lại nghĩ ngay đến ngày Giáng sinh.



Một phần lời ca bản Jingle Bells:

Dashing through the snow
In a one-horse open sleigh
Through the fields we go
Laughing all the way
Bells on bob-tail ring
Making spirits bright
What fun it is to ride and sing
A sleighing song tonight
Jingle bells, jingle bells
Jingle all the way
Oh what fun it is to ride
In a one-horse open sleigh
Jingle bells, jingle bells
Jingle all the way
Oh what fun it is to ride
In a one-horse open sleigh.

Bài ca đã được nhạc sĩ Nguyễn Duy đặt lời Việt rất tài tình để trở thành một bài hát mùa Giáng sinh, tiếng lục lạc leng keng trên cổ ngựa đã biến thành tiếng chuông giáo đường vang vang:

Một trời sáng trong an lành, và một vùng tuyết ôm cây cành, một ngày sáng bao la tình, một nỗi sướng vui hồi sinh.

Mừng ngày Chúa sinh ra đời, người người đó đây vui cười, rộn ràng hỉ hoan chào đón Ngôi Hai Thiên Chúa giáng sinh cho đời.

Chuông mênh mông, chuông mênh mông, chuông giáo đường ấm cúng. Chuông thanh thanh, chuông thanh thanh, tiếng chuông xe chạy nhanh (ớ). Chuông vang vang, chuông vang vang, chuông báo mừng đêm thánh. Chuông ngân ngân, chuông ngân ngân, ôi tiếng chuông trong tim mình.




Lần sửa cuối bởi Hansy; 09-12-11 lúc 04:42 PM
Trả lời với trích dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
CM4Q (07-12-11), Nhím con (07-12-11), phale (07-12-11)
  #3  
Cũ 07-12-11, 04:03 PM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

2.
SILENT NIGHT



Silent night, holy night, all is calm, all is bright...

Năm 1817, cha Joseph Mohr, lúc đó mới 25 tuổi, được bổ nhiệm làm linh mục phụ tá tại nhà thờ Thánh Nicholas ở miền Oberndorf nước Áo. Lúc thiếu thời Mohr đã say mê âm nhạc, có lúc cậu sáng tác thơ và đặt lời cho những bài ca trong các nghi lễ đặc biệt tại giáo đường. Khi trở thành linh mục, cha Mohr làm việc không biết mệt mỏi trong công tác từ thiện, phục vụ thanh thiếu niên con các gia đình nghèo khó trong vùng.

Một ngày mùa đông năm 1818, cha Mohr đang cố hoàn thành mọi việc sửa soạn cho thánh lễ Giáng sinh, một nghi lễ mà cha đã hoạch định trước cả tháng. Mọi thứ đều đã xong xuôi, từ bài hát cho đến bài giảng. Nhưng lúc cha dọn dẹp thánh đường mới phát hiện một trở ngại tưởng không thể khắc phục được: đó là chiếc phong cầm của nhà thờ bị hư. Nóng lòng, cha lui cui hàng giờ đánh vật với hàng phím, với bàn đạp của chiếc đàn. Bất chấp mọi khó nhọc của cha, chiếc đàn vẫn nằm ỳ ra không lên tiếng, im lặng chẳng khác cái lặng lẽ của một đêm đông giá lạnh.

Nhận thấy không thể làm gì hơn, vị linh mục ngừng lại và cầu nguyện. Cha cầu xin Chúa cho cha tìm được một giải pháp để đem âm nhạc đến với giáo dân trong ngày lễ có ý nghĩa nhất trong năm. Và rồi cha đã tìm được đáp ứng cho lời cầu nguyện của mình khi nhớ lại bài thơ mà mình sáng tác cách đây gần hai năm. Đó là bài Still Nacht! Heilige Nacht! (Đêm yên lặng! Đêm thánh!). Cha thấy dường như Chúa đã cho cha một tia sáng hi vọng. Bỏ bài thơ vào túi áo, cha vội vã ra khỏi nhà băng qua những đường phố đầy tuyết phủ. Chỉ còn mấy giờ nữa là thánh lễ nửa đêm bắt đầu.

Cũng vào chiều hôm đó, Franz Gruber, người giáo viên làng 31 tuổi, đang co ro trong căn phòng nhỏ bên cạnh trường học. Mặc dù đã theo học phong cầm với giáo sư nổi tiếng Georg Hardobler, Gruber cũng chỉ chơi đàn cho nhà thờ St. Nicholas nhỏ bé. Cha Morh bước vào, hối hả kể cho kéo ông giáo làng nghe nỗi khó khăn của mình. Sau khi bảo Gruber rằng chiếc đàn không thể sửa được, cha liền đem bài thơ ra và nói:

- Franz, anh xem có thể viết nhạc cho bài thơ này để ca đoàn hát được không? Không có phong cầm thì ta chơi guitar vậy.

Rồi vị linh mục đưa mắt nhìn đồng hồ trên bàn, nói thêm: “Không còn nhiều giờ nữa đâu”.

Đọc kỹ bài thơ, Gruber gật đầu, chấp nhận thử thách.

Mấy giờ sau, hai người gặp nhau tại nhà thờ. Gruber đưa cho vị linh mục xem bản nhạc của mình. Linh mục dùng đàn guitar gảy lên những nốt nhạc rồi vội vã chuyển cho ca đoàn. Không có nhiều thời giờ, cha Mohr và Gruber chỉ dạy được cho ca đoàn phần hòa âm bốn giọng của mỗi hai câu thơ cuối.

Trong thánh lễ nửa đêm, cha Mohr và Gruber đứng trước bàn thờ giới thiệu bản nhạc nhỏ bé và giản dị của hai người. Họ đâu ngờ rằng Still Nacht! Heilige Nacht! được dịch sang tiếng Anh là Silent night vào tháng 12-1839, không chỉ sẽ được nhớ tới vào ngày Giáng sinh năm sau trong ngôi làng bé nhỏ của họ mà còn được khắp thế giới ca vang.

Bài hát càng được phổ biến thì nguồn gốc càng bị phân hóa. Có nhiều lúc các nhà xuất bản gán cho tác giả bản nhạc này là một trong các nhạc sĩ đại tài như Bach, Beethoven hoặc Handel. Chỉ mãi tới khi Franz Gruber gửi tới các báo và các nhà xuất bản bản sao tờ phổ nhạc của mình thì nguồn gốc đích thực mới được công nhận. Mặc dù vậy, nhiều giai thoại về lời ca của bản nhạc vẫn còn truyền tụng.

Cha Mohr qua đời trong cảnh nghèo khó năm 1848 trước khi được công nhận là tác giả bài thơ được phổ nhạc.

Vào cuối thập niên 1890, bản Silent night được phiên dịch ra hơn 20 ngôn ngữ khác nhau và là bản nhạc không thể thiếu trong các lễ hội Giáng sinh trên khắp thế giới. Sang thế kỷ 20, bản nhạc này đã đi ra khỏi các giáo đường, hội nhập với những tập tục Giáng sinh khác. Năm 1905, bản nhạc Silent night được thu âm lần đầu tiên do ban nhạc Haydn Quartet. Đó mới chỉ là khởi đầu, sau đó bản nhạc đã được thu âm cả ngàn lần do các ban nhạc khác nhau trên khắp thế giới hát. Tới năm 1960, Silent night đuợc công nhận là bản nhạc được ghi âm nhiều nhất trong lịch sử âm nhạc.

Trong tâm trí nhiều người, bản Silent night được viết ra lúc khởi đầu chỉ là một bản nhạc giản dị, một khúc ngợi ca, được sáng tác để làm nghi thức mừng lễ Giáng sinh có ý nghĩa hơn, bản nhạc xưa cũ này vẫn còn mạnh mẽ và tươi mát như lần đầu tiên được hát lên trong ngôi thánh đường nhỏ bé nơi nước Áo xa xôi.

ĐÊM THÁNH VÔ CÙNG



1. BẢN LỜI VIỆT

Bản nhạc này đã được nhạc sĩ Hùng Lân “Việt hóa” dưới tên Đêm thánh vô cùng từ hơn nửa thế kỷ trước tại Việt Nam và được hát trong các thánh đường Công giáo cũng như trên các đài truyền thanh, truyền hình từ đó đến nay trong mùa lễ Giáng sinh. Ông không chuyển dịch bài ca nhưng đặt lời hoàn toàn mới, dùng những từ ngữ văn chương như “xe chữ đồng, ơn châu báu không bờ bến, nhắp chén phiền, vương phong trần, tuyết sương mịt mù...”. Sau đây là lời ca do ông đặt:

1. Đêm thánh vô cùng, giây phút tưng bừng, đất với trời xe chữ đồng.
Đêm nay Chúa Con thần thánh tôn thờ. Canh khuya Giáng sinh trong chốn hang lừa.
Ơn châu báu không bờ bến, biết tìm kiếm của chi đền.

2. Ôi Chúa Thiên đàng, cảm mến cơ hàn. Nhắp chén phiền, vương phong trần.
Than ôi Chúa thương người đến quên mình, bơ vơ chốn quê nhà lúc sinh thành.
Ai đang sống trong lạc thú, nhớ rằng Chúa đang đền bù.

3. Tinh tú trên trời, sông núi trên đời.
Với Thánh thần mau kết lời, cao rao hóa công đã khéo an bài.
Sai con hiến thân để cứu nhân loại, hang chiên máng rêu tạm trú, bốn bề tuyết sương mịt mù.

2. Bản Anh ngữ

1. Silent night, holy night, all is calm, all is bright.
‘Round yon virgin mother and child!
Holy infant so tender and mild, sleep in heavenly peace, sleep in heavenly peace.

2. Silent night, holy night.
Shepherds quake at the sight.
Glories stream from heaven afar, heavenly hosts sing “Alleluia”.
Christ the Savior is born. Christ the Savior is born.

3. Silent night, holy night
Son of God, love's pure light, radiant beams from thy holy face.
With the dawn of redeeming grace. Jesus, Lord at thy birth.(2)




Lần sửa cuối bởi Hansy; 09-12-11 lúc 04:47 PM
Trả lời với trích dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
mimosa (09-12-11), Nhím con (07-12-11), phale (07-12-11)
  #4  
Cũ 08-12-11, 04:32 PM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

3.

HANG BETHELEM






Thời hiện đại, lễ Giáng sinh không thuần túy mang tính chất tôn giáo mà đã trở thành ngày hội chung cho mọi người, mọi giới, nhất là các bạn trẻ có cơ hội tặng quà, tặng thiệp bày tỏ tình cảm.

Nhiều năm qua, cứ đến dịp lễ Giáng sinh thì các bài hát chủ đề về ngày lễ này lại được cất lên, thời kỹ thuật nghe nhìn và số hóa các nhạc phẩm Giáng sinh còn được lan truyền mạnh mẽ hơn nữa.

Nhân dịp Chúa Giáng sinh, xin giới thiệu lại bài hát nổi tiếng của Việt Nam về chủ đề này.

Tại Việt Nam , bài hát HANG BETHELEM hay ĐÊM ĐÔNG LẠNH LẼO có lẽ là một trong những bài hát được nhiều người biết đến và yêu thích. Tác giả là cố nhạc sỹ Phanxico Assisi Hải Linh, người rất nổi tiếng trong cộng đồng Công giáo Việt Nam (Sinh ngày 4-10-1929. Mất ngày 5-1-1988), quê quán ở Ninh Bình.

Mùa Giáng sinh năm 1945, ông sáng tác bài HANG BETHELEM là khời điểm cho một quá trình sáng tác phong phú trải dài suốt 42 năm của Hải Linh. Bản nhạc HANG BETHELEM đã được ông Minh Châu Đỗ Minh Phúc lo việc ấn loát và phát hành. Nhạc sỹ Hải Linh gởi lên Hà Nội vài bản để phổ biến, đồng thời chính tác giả đem theo bản nhạc này về Phát Diệm. Thánh lễ của đêm Giáng sinh, nhạc sỹ Hải Linh điều khiển Hội ca vịnh nhà thờ chính tòa Phát Diệm hợp xướng bản HANG BETHELEM. Cũng trong thánh lễ này, Giám mục Phạm Ngọc Chí (bấy giờ là Giám đốc Đại chủng viện Phát Diệm) điều khiển các đại chủng sinh hợp xướng bản Tìm Hang Đá của Linh mục Phương Linh mới sáng tác trước đó ít ngày. Ngay sau thánh lễ, cha bề trên Phạm Ngọc Chí tới gặp nhạc sỹ Hải Linh và khen ngợi: “…bản nhạc của thấy là một tuyệt tác. Hãy nghiên cứu âm nhạc và sáng tác thêm…”



Lần sửa cuối bởi Hansy; 08-12-11 lúc 04:39 PM
Trả lời với trích dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
mimosa (09-12-11), Nhím con (10-12-11), phale (12-12-11)
  #5  
Cũ 09-12-11, 04:40 PM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

4.
BÀI THÁNH CA BUỒN




BÀI HÁT RA ĐỜI TỪ MỘT HOÀI NIỆM ĐẸP

Dẫu biết mỗi ca khúc đều có một số phận, nhưng sau hơn 35 khi ca khúc ra đời, cha đẻ của BÀI THÁNH CA BUỒN – nhạc sỹ Nguyễn Vũ – vẫn còn nguyên sự phấn khích: “Tôi không nghĩ ca khúc này lại được nhiều người yêu mến đến thế. Khi viếtca khúc ấy, đơn giản tôi đang hoài niệm quãng đời trai trẻ của mình. Cái thời mà tôi chỉ dám ngắm nhìn người tôi mến, không dám mở lời làm quen”. Ông kể rằng, năm 14 tuổi, ông bị mê đắm bởi một cô gái “ má đỏ, môi hồng” của thành phố Đà Lạt sương mù. Tình cảm ấy khiến ông cứ lẽo đẽo theo cô trên đường đến nhà thờ. “Trái tim của một gã trai mới lớn thổn thức đến tội nghiệp, nhưng tôi lại không có can đảm để làm quen. Trong một lần tan lễ, trời mưa rất to, cả hai chúng tôi đều phải trú mưa chung dưới một hiên nhà. Lúc ấy đúng ngày lễ Giáng sinh. Cô ấy và tôi đều im lặng. Khi ấy nghe ca khúc SILENT NIGHT phát ra từ nhà bên cạnh, cô ấy lẩm nhẩm hát theo. Hình ảnh ấy cứ ám ảnh tôi mãi cho đến nhiều năm sau đó, vàonăm 1972, tôi viết lại cảm xúc của mình”. Và BÀI THÁNH CA BUỒN ra đời.



Nhạc sỹ NGUYỄN VŨ

Một câu chuyện tình lãng mạn của một mùa Noel kỷ niệm. Cái lãng mạn, trong sáng và cũng rất tinh tế của bài hát BÀI THÁNH CA BUỒN vì thế được cả ngừơi Thiên chúa giáo lẫn người ngoại đạo đôi lần hát vu vơ trong mùa Giáng sinh se lạnh cuối năm, trở thành một trong những bản nhạc được yêu thích trong các album nhạc Giáng sinh.

HẠNH PHÚC VỚI VAI TRÒ NGƯỜI THẦY

Sự nghiệp sáng tác âm nhạc của Nguyễn Vũ không lớn lao như nhiều nhạc sỹ khác, nhưng không ít tác phẩm đã đi vào lòng người. Ngoài ca khúc BÀI THÁNH CA BUỒN, nhạc sỹ Nguyễn Vũ còn được biết đến qua ca khúc HUYỀN THOẠI MỘT CHIỀU MƯA. Ông bảo: “Tôi đặc biệt thích viết về biển. Cái lạnh khô khốc của gió biển, mùi mặn của nước biển và màu xanh của nó luôn khiến cảm xúc của tôi dâng tràn. Có lẽ tôi yêu thích biển, viết khá nhiều về biển nhưng tôi vẫn để dành những bài hát đó cho riêng mình”. Đó cũng chính là sở thích lạ đời của một nhạc sỹ luôn đổ tâm huyết vào sáng tác. Ông lý giải: “Tôi chưa từng nghĩ đến sáng tác để kiếm tiền, tôi làm vì yêu thích công việc ấy, thế thôi! Hơn nữa, nghề này bạc lắm. Có ai biết đến người sáng tác ca khúc cho dù nó nổi tiếng đâu! Với khán giả, họ chỉ cần biết ai hát ca khúc ấy mà hay thế là đủ!”.

Điều ấy khiến ông chẳng còn đặt nhiều quan tâm cho việc phổ biến những ca khúc của mình. Sau này ông không còn tiếp tục công việc sáng tác nữa. “Điều ấy khiến đến tận bây giờ tôi vẫn còn hối tiếc. Bởi ngưng sáng tác cũng đồng nghĩa tôi mất đi một thói quen trải lòng mình bằng âm nhạc” ông âtm sự. Không sáng tác nhưng ông lấy công việc dạy nhạc cho lớp trẻ làm niềm vui. Đó là lớp dạy đàn, dạy nhạc mà ông mở tại tư gia cùa mình (Q. Tân Bình, Tp.HCM). “Hình ảnh những đứa học trò cặm cụi, đánh vật với những nốt nhạc như tiếp thêm sức lực cho tôi. Và tôi tin biết đâu một ngày nào đó, niềm vui đó sẽ giúp tôi tiếp tục quay trở lại với công việc sáng tác”. Ôngtin như vậy.

Chỉ còn một chuyện nhỏ ít ai biết là ca-nhạc sỹ Đức Huy không chỉ là em họ ông mà còn làhọc trò giỏi của ông mấy chục năm trước. Nhạc sỹ Nguyễn Vũ là ngừơi phát hiện và dẫn dắt ca-nhạc sỹ Đức Huy bước vào con đường ca hát.

Không thích kể nhiều về chuyện đã qua, con ngừơi lặng lẽ ấy, đến hôm nay chỉ tự hào nói rằng thành công nhất trong suốt cuộc đời của ông là bốn đứa con đều thành người. Dù không ai trong số họ nối nghiệp cha nhưng tất cả đều biết đàn biết hát. “Cha con chúng tôi trở thành ban nhạc trong những ngày nghỉ, hội tụ gia đình. Với tôi, như thế là đủ”.






Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
Nhím con (10-12-11), phale (12-12-11)
  #6  
Cũ 10-12-11, 06:02 PM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

5.
We wish you a
Merry Christmas




Bài lễ nhạc cổ xưa nhất, được hát nhiều nhất trên khắp thế giới trong mùa Giáng sinh.

Các nhà sưu tầm ghi nhận bài ca ngắn với nhịp điệu vui tươi, dồn dập này đã được truyền tụng từ thế kỷ thứ 16 nhưng không rõ năm nào, không biết ai đã viết ra cả điệu nhạc lẫn lời ca. Ngoài lời Anh ngữ, tại các nước Tây Âu khắp nơi đều có bài ca chúc mừng Giáng sinh với các ngôn ngữ địa phương.

Đây là bài ca bất hủ đã được hát cách đây hơn 400 năm.




Lần sửa cuối bởi Hansy; 11-12-11 lúc 02:34 PM
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to Hansy For This Useful Post:
Nhím con (11-12-11)
  #7  
Cũ 11-12-11, 02:32 PM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

6.
Ave Maria
(1825)



Nhà soạn nhạc danh tiếng của châu Âu là Franz Schubert đã hoàn thành bài Ave Maria vào năm 1825. Đây là bài thơ nguyên tác Anh ngữ của Sir Walter Scott được dịch qua tiếng Đức để làm lời cho bản nhạc bất hủ Ave Maria.

Hiện nay bản này được dịch ra hàng trăm ngôn ngữ khác nhau và chúng ta thường nghe các ca sĩ hát trong nhà thờ ngay cả trong các lễ cưới cũng như các dịp họp mặt mà không chỉ dành cho Giáng sinh. Lời nhạc êm dịu thánh thót của bản Ave Maria, không phải chỉ có ý nghĩa tôn giáo mà trải rộng như tình yêu giữa con người.


Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
Nhím con (11-12-11), phale (12-12-11)
  #8  
Cũ 12-12-11, 01:13 AM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

7.
White Christmas
(1942)


Bài ca về mùa Giáng sinh tuyết trắng được soạn giả Hoa Kỳ Irving Berlin viết năm 1942, đã được đưa lên phim ảnh với ca sĩ Bing Crosby.

Đây là bài ca lấy đề tài về tâm tư người chiến binh của Đệ nhị thế chiến giữa mùa Giáng sinh tuyết phủ xa gia đình. Bộ phim thì đã xưa cũ nhưng riêng bài ca còn truyền tụng đến ngày nay.


Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
Nhím con (12-12-11), phale (12-12-11)
  #9  
Cũ 12-12-11, 03:58 PM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

8.
O Holy night
(1847)




Bài ca ngợi đêm Giáng sinh có tên là Holy night được viết ra vào năm 1847 do nhà thơ người Pháp có tên là Placide Cappeau de Roquemaure và thường được gọi tắt là ông Cappeau. Bài thơ bất hủ này đã được Adolphe Charles Adams phổ nhạc.

Bài thơ phổ nhạc lừng danh châu Âu này đã qua Hoa Kỳ và được John Sullivan Dwight viết lời Anh ngữ. Lập tức Holy night chinh phục Bắc Mỹ và không một nhà thờ nào lại không trình diễn vào mùa Giáng sinh.


Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
Nhím con (12-12-11), phale (12-12-11)
  #10  
Cũ 13-12-11, 03:18 PM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

9.
Santa Claus
is coming to town

(1932)




Lại một bản nhạc vui tươi dành cho thiếu nhi Hoa Kỳ nhưng thật sự đã làm rộn ràng cả trái tim người lớn.

Đây là bản nhạc của Haven Gillespie và Fred Coots cùng soạn năm 1932, phản ánh truyền thống của Hoa Kỳ với các em nhỏ của bao thế hệ đón chào ông già Noel vào mùa lễ Giáng sinh.



Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
Nhím con (13-12-11), phale (13-12-11)
Trả lời


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của mình

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:47 AM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.

Loading...