![]() |
|
![]() |
|
![]() |
#3
|
||||
|
||||
![]() Đoạn 2. H̀NH THỨC THƠ I. Sự chọn lựa thể thơ Thể thơ có nhiều: thơ đều chữ, không đều chữ và thơ tự do. Ở đây tôi không nói đến thơ Đường luật mà chỉ nói đến các thể thơ mới. 1/ Thơ đều chữ thay đổi từ 2 đến 8 chữ trong một câu. Loại 2 chữ cũng như loại 3 chữ khiến hơi thơ ngắn, và bài thơ cũng thường ngắn, không nói ǵ được nhiều. Người dùng loại thơ này nhằm mục đích nói lên những âm thanh ngắn như tiếng nức nở, tiếng mưa rơi... Thí dụ : Sương rơi Nặng trĩu Trên cành Dương liễu Nhưng hơi Lạnh lùng Hiu hắt Thấm vào ... (Nguyễn Vỹ - Sương rơi) Loại 4 chữ phổ biến hơn, nhưng coi chừng dễ biến thành vè. Thế nào là vè? Vè là thơ dân gian, loại thường thấy là Sớ Táo Quân. Vè có thể là thơ 2 hay 3 chữ, nhưng thường dùng thể 4 chữ hay lục bát. Vè 4 chữ dùng liên vận, tức là 2 câu liền nhau vần với nhau, thay đổi giữa bằng và trắc. Vè không chia bài thơ thành từng đoạn 4 câu. Loại 4 chữ chia từng đoạn 4 câu và dùng cách vận (giống 4 câu đầu của thể thất ngôn) th́ hay hơn liên vận. Loại 5 chữ thường chia đoạn 4 câu và dùng cách vận. Loại 6 chữ cũng ít được dùng, nhưng thỉnh thoảng vẫn thấy trên thi đàn. Xuân hồng có chàng tới hỏi - Em thơ chị đẹp em đâu ? - Chị tôi hoa ngát cài đầu Đi hái phù dung trong nội ! (Huyền Kiêu - T́nh sầu) Thể thơ từ 4 đến 6 chữ cho hơi thơ trung b́nh, thích hợp với phong thái nhẹ nhàng, trang trọng. Loại 7 chữ rất phổ biến. Niêm luật không c̣n trói buộc, miễn là đọc lên, câu thơ không trúc trắc. Thể thơ này thích hợp với phong thái trang nghiêm, cổ kính. Loại 8 chữ là thể thơ hoàn toàn Việt nam, dùng liên vận, nhưng cũng ít được dùng. Thể thơ này thường diễn tả những t́nh cảm tha thiết, hùng tráng. Điển h́nh nhất là bài "Hổ nhớ rừng" của Thế Lữ. Gần đây Nguyên Sa hay dùng thể thơ này. Dĩ nhiên câu thơ càng dài th́ có tính cách kể lể nhiều hơn và không cần xén bớt từ. Thơ đều chữ biến thể có chêm ít câu không đều chữ, hoặc thay đổi số câu (thay v́ thông thường là 4) trong đoạn. Thể thơ này thường xảy ra với loại 4, 5 hay 6 chữ. Thí dụ về thay đổi số chữ trong câu: --thơ 5 chữ Khoảng thời gian loăng đó Không có mặt nàng Mưa đỏ miền cao nguyên Núi đồi sầu lụn bại Khi tôi trở về Thành phố lạnh khoang xe Mây sương ḷng thung lũng Và ngàn thông co ro (Nguyễn Vũ Văn - Trên con đường nhà thờ) --thơ 8 chữ Hăy biến cuộc đời thành những tối tân hôn (9 chữ) Nếu em sợ thời gian dài vô tận Tháng sáu trời mưa, em có nghe mưa xuống (9 chữ) Trời không mưa em có lạy trời mưa ? Anh vẫn xin mưa phong tỏa đường về Anh vẫn cầu mưa mặc dầu mây ảm đạm (9 chữ) (Nguyên Sa - Tháng sáu trời mưa) Thay đổi số câu trong đoạn: Anh đứng đây là đâu Em cười như lá mỏng Khép cửa vào chiêm bao Anh đứng đây là đâu Em nói như gió nghẹn Chiều nghiêng mây Thị Mầu (Hoàng Cầm - Chuyện trăm năm) 2/ Thơ không đều chữ có lục bát và song thất lục bát. Song thất lục bát không c̣n được dùng. Lục bát là loại phổ biến nhất v́ dễ làm, nhưng người mới làm thơ cũng dễ biến nó thành vè. Dễ làm nhưng khó sửa. Làm câu nào là chết câu ấy. Bài thơ làm xong rồi, muốn thêm bớt một đoạn là cả một vấn đề bởi v́ vần thơ cấu kết với nhau theo kiểu liên hoàn, vừa yêu vận (vần nằm giữa câu) vừa cước vận (vần ở cuối câu). 3/ Thơ tự do. Loại thơ này rất thông dụng nhưng đ̣i hỏi kỹ thuật và sự sáng tạo nhiều nhất. Nhiều người cho rằng người mới làm thơ nên làm các loại thơ khác trước khi làm thơ tự do, để nắm vững kỹ thuật và âm điệu. Một loại thơ tự do đặc biệt là thơ xuôi, có h́nh thức như văn xuôi. Loại thơ này cần hơi thơ dài, mặc dù bị cắt thành từng câu ngắn, và dường như không chú ư đến âm vận. Thí dụ: Làm thế nào để quên được nhau. Hạt mưa kia long lanh nỗi nhớ niềm từ biệt, hoàng hôn màu khói nhạt. Hôm nay quê hương từ bỏ, anh đau đớn làm đứa con hoang đầu xó chợ... Hỡi Liên, những Liên và Liên Dù một chút đau thương, từ chối, tổ quốc ta chạy dài trên địa ngục, x̣e mở hai bàn tay anh khóc đó - những cánh tay gầy trơ xương, chọn. Con đường đi buổi chiều hấp hối, ôi buổi chiều sương mù. (Thanh Tâm Tuyền - Liên, những bài thơ t́nh thời xa cách) Tôi giữ em lại trên một hè phố đông người. Em đừng ngần ngại. Tôi bảo rằng: tôi yêu em. Tôi nói không thẹn thùng, không đắn đo ḍ xét. Bởi v́ em ơi tôi không phải là gă lái buôn hỏi giá hàng trong một buổi chợ chiều hỗn loạn. Cũng không phải là ngưọi thư kư già ngồi mân mê vài chiếc đinh ghim và mưu toan làm chủ sự... (Nguyên Sa - Ngỏ ư) II. Cách chấm câu và xuống ḍng Về cách chấm câu, mỗi người một ư. Có người chấm câu rất cẩn thận, có người không chấm câu. Người ta cho rằng việc xuống ḍng không có dấu chấm phẩy bao hàm sự kéo dài ư nghĩa của câu thơ, "những khoảng trống có ư nghĩa". Theo ư tôi, thơ lục bát nên có chấm câu v́ mỗi ư thường chỉ gói tṛn trong 2 câu lục và câu bát kế tiếp. Lại có người không viết hoa ở đầu câu, làm như bài thơ chỉ là một trích đoạn. Cũng có người chấm câu ở giữa ḍng mà không xuống hàng. Nguyễn xuân Thiệp chẳng hạn, chấm câu giữa ḍng và không viết hoa: hỡi gió mùa đă thổi từ cội nguồn xa tới cửa hiện thời thổi qua những rặng núi. những ḍng sông. những xóm làng. thành phố quê hương tôi (Nguyễn xuân Thiệp - Tôi cùng gió mùa) Trong thơ tự do, chỗ xuống ḍng là để qua một ư thơ khác, để thay cho một dấu chấm hay dấu phẩy, để ngắt hơi thơ, để nhấn mạnh một chữ hay cụm từ hoặc để thể hiện một thanh âm... Dưới đây là thí dụ về sự nhấn mạnh bằng cách xuống hàng: Hôm nay Nghe lời hát quen quen Người đàn bà ấy mang tên Lời từ biệt Trên một sân ga vắng Tiếng kèn trầm của một chuyến ô-tô-ray Đầy dĩ văng (Thanh Tâm Tuyền - Bao giờ) Những câu "Hôm nay", "Lời từ biệt" và "Đầy dĩ văng" được xuống ḍng để nhấn mạnh. Dấu phẩy rất cần thiết cho ư nghĩa cũng có thể bị tước bỏ. Trong câu dưới đây, tác gỉa muốn nói chờ đợi nhiều người chứ không phải một người : Tôi chờ đợi một người không nhiều người (Thanh Tâm Tuyền - Bài ngợi ca t́nh yêu) Dù sao, cách chấm câu cũng chỉ là tiểu tiết, không ảnh hưởng đến phẩm chất bài thơ. |
|
|
![]() |
![]() |