NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Y Học Thường Thức > Đông Y
Nạp lại trang này Y thơ sơ lĩnh

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 14-09-10, 08:43 PM
Avatar của buivhai
buivhai buivhai đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Bài gửi: 133
Thanks: 27
Thanked 260 Times in 93 Posts
Mặc định Y thơ sơ lĩnh

Năm vừa rồi ḿnh có học thêm Đông y vào thứ 7 chủ nhật. V́ không có thời gian để học bài, mà lư thuyết Đông y lại rất khó nên ḿnh chuyển phần lư thuyết cơ bản thành thơ cho dễ học, rất được các bạn cùng khóa hưởng ứng. Ḿnh gửi cho mọi người tham khảo và biết cách giữ sức khỏe. hi vọng có ích cho mọi người (y rất khó nên khi chuyển thành thơ có đôi chỗ hơi ép, tuy nhiên so với học bằng sách thường th́ dễ hơn nhiều đấy...) hi ....


Y thơ sơ lĩnh


(Những điều thầy dạy thâm sâu
Ḿnh đang sơ học chỉ mong hiều dần)


PHẦN I

TỰ SỰ

Từ lâu đă cảm nghề y
Cơ duyên chưa tới, biết sao thành nghề
Tới rồi lại chẳng phải thời
Nhưng mà không học, sẽ hoài băn khoăn
Lời thầy dạy vốn là văn
Muốn ghi tạc dạ, ta biên thành vần
Sơ lĩnh thiếu sót muôn phần
Nhất là phần mạch, thiết c̣n sơ khai
Bạn đọc rồi, phải đọc chăm
Sách chẩn thiết yếu: thầy Khai biên tài
Đừng chê ḿnh nói dông dài
Y mà sơ lược muôn phần hiểm nguy
Lược bỏ cắt xén ở đây
Chỉ v́ không đủ thời gian nên đành.
Bạn ơi cố học cho dành
Chỗ nào không hiều, mang ngay hỏi thầy.

Hà Nội ngày 15/11/2009.
Bùi Văn Hải - học viên khoá I, Lương y Bảo Long.


PHẦN II
HỌC THUYẾT
THIÊN NHÂN HỢP NHẤT

Thiên là vũ trụ bao la
Luôn tuân quy luật âm dương, ngũ hành
Người th́ nhỏ bé nên đành
Là vũ trụ nhỏ, vận hành theo thiên
Thức thời, phải hiểu tự nhiên
Thích nghi, chế ngự, mới mong sinh trường
“Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện h́nh”(1).



(1)Lương y Tuệ tĩnh
PHẦN III.
KHÁI NIỆM VỀ KHÍ,
HUYẾT, TINH, TÂN DỊCH, THUỶ, HOẢ

I. Khí:

Khí trời ở khắp mọi nơi,
Gọi là không khí, bạn quen nghe rồi
Tông khí, vệ khí: khí trời,
Hợp cùng tinh vị đồ ăn sinh thành
Tay chân, khí huyết vận hành
Là do tông khí lưu thông mạch ngầm.
Vệ khí tính chất cương cường
Đi ra ngoài mạch, da, cơ, các vùng
Làm ấm cơ, nhục, da , lông
Đóng mở tấu lư, chống xâm ngoại tà.
Thần khí là khí tâm hồn
Tinh lực, thần phách con người tạo ra
Dinh khí th́ ở trong ta
Gốc từ dinh dưỡng sinh ra thôi mà
Kinh lạc, tạng phủ, huyết, tân…
Nhờ vào dinh khí sinh sôi vững vàng
Nguyên khí, khí của chân nguyên
Thiên tiên sinh trưởng, thận lưu trong ḷng
Hậu thiên bổ túc không ngừng
Tam tiêu đưa lối, mới sinh dục t́nh
Luận về khí, vạn dạng h́nh
Chia thành nhiều loại, hăy t́m hiểu thêm.

II. Huyết:

Huyết là vật chất hữu h́nh
ở dạng thể lỏng, trong ḿnh lưu thông
Đài tải thuỷ, hoả, khí, tân
Đi nuôi cơ thể của ta hàng ngày.

III. Tinh:

Ở trên cơ thể con người
Vật chất cơ bản cấu thành là tinh
Tiên thiên: bố mẹ truyền cho
Hậu thiên: dinh dưỡng, đồ ăn tạo thành
Làm tinh hoá khí: tiên thiên
Hậu thiên: khí hoá thành tinh, bạn à.

IV. Tân dịch:

Tân dịch là nước trong ta
Do tinh vi chất đồ ăn hoá thành
Tân trong, ở biểu, thuộc dương
Ở lư, dịch đục, thuộc âm chính là.

V. Thuỷ:

Thuỷ là vật chất hữu h́nh
Hoặc vô h́nh ở trong thân con người
Thuỷ chủ về sự lưu thông
Điều tiết chất lỏng ở trong thân ḿnh.

VI. Hoả:

Hoả là vật chất vô h́nh
Chủ về điều tiết nhiệt trong thân ḿnh
Mỗi sự chuyển hoá trong ta,
Hay trao đổi chất, hoả đều góp công.
Signature: Mời các bạn cùng t́m hiểu Phật Pháp chân chính tại đây
https://www.facebook.com/Ch%C3%A1nh-...0862700360256/
Trả lời với trích dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to buivhai For This Useful Post:
Cá chuồn (15-09-10), Huyzozo (14-09-10), Nguyễn Thị AP (14-09-10), phale (15-09-10)
  #2  
Cũ 14-09-10, 09:22 PM
Avatar của buivhai
buivhai buivhai đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Bài gửi: 133
Thanks: 27
Thanked 260 Times in 93 Posts
Mặc định

PHẦN IV
KHÁI NIỆM VỀ LƯỠNG NGHI,
ÂM DƯƠNG, TỨ TƯỢNG, NGŨ HÀNH


I. Lưỡng nghi:

Trong vũ trụ, ở khắp nơi
Xét mọi sinh thái, và ngay con người
Tồn tại trạng thái ngược nhau
Gắn thành từng cặp, với nhau thật bền
Ví như động - tĩnh; dưới - trên
Rắn – mềm; hư – thực; âm – dương; nhiệt - hàn.
Những cặp tương ứng rơ ràng
Của các chỉnh thể gọi là lưỡng nghi

II. Âm dương.
1. Định nghĩa và các quy luật cơ bản trong học thuyết âm dương:

Âm là u ám, tối tăm,
Dương là cao, sáng, bay xa, vươn dài
Theo phân tích của tiền nhân
Âm dương nương tựa gọi là “hỗ căn”
Âm dương mâu thuẫn đấu tranh
Gọi là “đối lập”, như đêm với ngày
Dẫu rằng là đối lập nhau
Vẫn luôn vận động, và luôn thăng bằng
Nếu không là bất b́nh thường,
Vậy nên mới bảo: “âm dương b́nh hành”
Trong dương xét thấy có âm
Xét âm th́ thấy dương nằm bên trong
Âm dương hoá chuyển không ngừng
“Bên tiêu, bên trưởng”, đổi hoài không thôi
Thịnh suy hai mặt phân đôi
H́nh đồ thái cực người xưa, xem giùm.


2. Ứng dụng học thuyết âm dương trong y học:
a. Đặc trưng, vị trí:

“Âm, dương” – nền tảng luận y
Dương phần bao bọc, trở che âm phần
Đặc trưng, các tính chất này:
“Hưng phấn, tích cực, tiến lên, vô h́nh…”
Nếu theo vị trí ta bàn
Là nông (biểu), trên, trái, sau lưng con người
Âm là cốt lơi của dương
“Trầm tĩnh, tiêu cực, rút lui, hữu h́nh…”
Cứ theo vị trí mà bàn
Là trong (Lư), dưới, phải, trước người ai ơi.

b. Cấu tạo sinh lư:

Xét về cấu tạo, lư sinh
Kinh dương, phủ, khí, phạm trù thuộc dương
Kinh âm, tạng, huyết, vị, âm
Phạm trù âm đó, ghi sâu trong ḷng.
Sửa/Xóa nội dung
Signature: Mời các bạn cùng t́m hiểu Phật Pháp chân chính tại đây
https://www.facebook.com/Ch%C3%A1nh-...0862700360256/
Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to buivhai For This Useful Post:
Cá chuồn (15-09-10), phale (15-09-10)
  #3  
Cũ 14-09-10, 09:29 PM
Avatar của buivhai
buivhai buivhai đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Bài gửi: 133
Thanks: 27
Thanked 260 Times in 93 Posts
Mặc định

c. Quá tŕnh phát sinh bệnh tật:

Bệnh tật mà có phát sinh
Là do sự mất thăng bằng âm dương
Biểu hiện: thiên thắng hay suy
Thiên thắng, dương thắng, nhiệt gây trong người
Thiên thắng, âm thắng gây hàn
Mạch tŕ, người lạnh, đi ngoài, tiểu trong.
Thiên suy, dương hỏng, sinh hàn
Âm hư sinh nhiệt, người gầy, bạn nghe.

III. Tứ tượng.
1. Định nghĩa tứ tượng:

Âm, dương, khi mới sinh ra
Gọi bằng chữ “thiếu”, hai bên chung phần
Thế rồi phát triển, sinh sôi
Tới mức cao nhất, gọi bằng “thái” thôi
Bốn h́nh tượng của âm dương
Gọi là tứ tượng, bạn hay chưa nào ?

2. Dương minh, quyết âm:

Dương minh: sự sáng của dương
Tức là dương thịnh, cũng gần “thái dương”
Quyết âm: âm khí động trong
Thúc đẩy hoạt động ở trong âm phần.

IV. Ngũ hành:

Đại diện vật chất trên đời
Năm loại cơ bản gọi tên ngũ hành.

1. Tương sinh:

Trong ḷng thổ, hiện ra kim
Kim tan sinh thuỷ, thuỷ sinh, mộc tồn
Mộc bốc cháy, hoả sinh ra
Hoả thiêu vật chất thành ra thổ vàng.

2. Tương khắc:

Kim th́ khắc mộc ai ơi
Tựa dao chặt củi, như cưa, cưa bàn.
Mộc lại khắc với thổ vàng
Giống cây bám đất, đâm sâu vào ḷng
Mùa mưa, đất chặn nước ḍng
Nên thổ, khắc thuỷ, dĩ nhiên, khỏi bàn
Nước mát giảm khát cho người
V́ thuỷ khắc hoả, thuỷ vào hoả tiêu
Hoả th́ lại khắc được kim
Ai người không hiểu, hỏi ngay ḷ rèn.

3. Tương thừa, tương vũ:

Ở trong điều kiện bất thường
Sẽ sinh tương vũ, tương thừa ai ơi
Hành thắng vốn khắc hành thua
Nếu khắc quá mạnh – gọi tên tương thừa
Tương vũ, th́ lại khác nào
Hành thắng không thắng, hành thua đánh vào.
Sửa/Xóa nội dung
Signature: Mời các bạn cùng t́m hiểu Phật Pháp chân chính tại đây
https://www.facebook.com/Ch%C3%A1nh-...0862700360256/
Trả lời với trích dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to buivhai For This Useful Post:
Cá chuồn (15-09-10), Huyzozo (14-09-10), phale (15-09-10)
  #4  
Cũ 14-09-10, 09:37 PM
Avatar của buivhai
buivhai buivhai đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Bài gửi: 133
Thanks: 27
Thanked 260 Times in 93 Posts
Mặc định

4. Ngũ hành trong y học:

Căn cứ vào luật ngũ hành
Mà t́m cách trị bệnh ngay tại nguồn
Chính tà: tạng phủ bản thân
Hư tà tạng mẹ, thực tà tạng con
Tặc tà tạng khắc gây nên
Vi tà: khắc tạng không xong, bị đ̣n.




PHẦN V
TẠNG - PHỦ; KINH - LẠC


I. Tạng - phủ:
1. Ngũ tạng:

Ngũ tạng là các cơ quan
Tàng trữ tinh khí ở trong con người

a. Tạng tâm:

Vị trí số một là tâm
Chi phối sự sống, là nơi tàng thần
Thúc đẩy huyết dịch lưu thông
Qua mạch, nuôi dưỡng toàn thân hồng hào

Ngoài tâm c̣n có tâm bào
Thúc đẩy co bóp, chống xâm nhập tà
Tâm c̣n khai khiếu lưỡi mà
Lưỡi đỏ - tâm nhiệt, lưỡi xanh - huyết tồn.

Tâm hàn ngực trái cấp đau
Trầm tŕ mạch đập, chân tay cũng hàn.
Tâm nhiệt: mạch sác, nói nhàm
Lưỡi cứng, lưỡi nẻ, trong ḷng không vui
Tâm hư mất ngủ, hay quên
Hồi hộp, sợ hăi luôn luôn bên ḿnh
Tâm thực rối loạn tinh thần
Bực dọc, nói nhảm, lại cười luôn luôn.

b. Tạng can:

Cội nguồn hoạt động là can
Là nơi tàng huyết, nơi nương giá hồn
Can chủ về giúp khí hành
Vinh nhuận ra móng, nuôi cân đủ đầy
Mắt là khai khiếu của can
Can hư, chóng mặt, móng khô, quáng gà
Can nhiệt mắt đỏ, đau nhiều
Can thực, bực tức, sườn đau, giận nhiều
Can hàn bụng dưới đau luôn
Nôn khan ra bọt, chớ quên nghe thầy.
Signature: Mời các bạn cùng t́m hiểu Phật Pháp chân chính tại đây
https://www.facebook.com/Ch%C3%A1nh-...0862700360256/
Trả lời với trích dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to buivhai For This Useful Post:
Cá chuồn (15-09-10), CM4Q (14-09-10), Huyzozo (14-09-10), phale (15-09-10)
  #5  
Cũ 14-09-10, 09:49 PM
Avatar của buivhai
buivhai buivhai đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Bài gửi: 133
Thanks: 27
Thanked 260 Times in 93 Posts
Mặc định

c. Tạng tỳ:

Tạng tỳ ngụ ở trung tiêu
Chủ về vận hoá, nước và đồ ăn
Thống huyết, chủ nhục, tứ chi
Khai khiếu ra miệng: đỏ môi, nhiệt tỳ
Tỳ hàn tiêu hoá kém đi
Nôn mửa, đau bụng, chân tay lạnh dần
Tỳ thực, bụng trướng, bí hơi
Tỳ hư mệt mỏi, kém ăn, mặt vàng.

d. Tạng phế:

Phế là nguồn cội khí thần
Điều thông thuỷ đạo, chủ về b́, mao
Phế hoà, hô hấp điều hoà
Phế mà trở ngại, ngửi không thấy mùi
Bệnh nhân sợ lạnh, ho đàm
Chảy mũi, bọt trắng, là do phế hàn
Phế thực thở gấp, ngực đầy
Phế nhiệt, máu mũi, họng đau chính là
Phế hư da trắng, sợ hàn
Hơi thở yếu, ngắn, b́ mao khô đều.

e. Tạng thận:

Tạng thận tàng ẩn tinh hoa
Chủ về phát dục, chủ về tuỷ xương
Tai ù, hạn trộm, di tinh
Lưng, gối cùng mỏi, thận hư đúng rồi
Thận thực khó chịu trong người
Do hơi từ bụng dưới người dồn lên.
Thận nhiệt tiểu đỏ, đau răng
Đại tiện táo bón, chân răng máu ṛ
Nằm co, tiêu lỏng sớm ngày
Chân tay giá lạnh, đúng ngay thận hàn.

f. Quan hệ giữa tạng với tạng:

Tâm th́ chủ huyết, tỳ sinh
Tỳ chủ cơ nhục, tỳ hư, tâm hèn
Tâm là chủ huyết, can tàng
Tâm là thủ trưởng, can là thủ kho.
Tâm dương, thuộc hoả, thận âm
B́nh hành giữ thế âm dương cân bằng
Tâm và phế phối hợp nhau
Vận hành khí huyết, duy tŕ chức năng.
Huyết không có khí, không hành
Khí không có huyết, dựa vô nơi nào?
Phế là chủ khí, tỳ sinh
Tỳ hư th́ phế cũng hư theo tỳ
Phế là chủ khí, thận xin
Thận không nạp khí, ho, hen, suyễn liền
Can th́ phát động cơ quan,
Tỳ th́ vận chuyển, như xe thêm dầu
Can huyết do thận tinh nuôi
Thận tinh không đủ, huyết thời kém ngay
Thận là gốc của tiên thiên
Tỳ là gốc của hậu thiên ấy mà.
Sửa/Xóa nội dung
Signature: Mời các bạn cùng t́m hiểu Phật Pháp chân chính tại đây
https://www.facebook.com/Ch%C3%A1nh-...0862700360256/
Trả lời với trích dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to buivhai For This Useful Post:
Cá chuồn (15-09-10), CM4Q (14-09-10), phale (15-09-10)
  #6  
Cũ 14-09-10, 09:55 PM
Avatar của buivhai
buivhai buivhai đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Bài gửi: 133
Thanks: 27
Thanked 260 Times in 93 Posts
Mặc định

2. Lục phủ:

Lục phủ là các cơ quan
Thu nạp ngũ cốc, hoá tiêu, chuyển dời
Sau khi hấp thụ đủ rồi
Bài tiết cặn bă từ trong ra ngoài.
Đởm là biểu – lư với can
Chủ về quyết đoán, dám suy, dám làm
Vị lại biểu – lư với tỳ
Chuyên về chứa đựng, làm nhừ thức ăn
Tiểu trường biểu – lưvới tâm
Phân thanh, giáng trọc ở trong thân ḿnh
Phế biểu – lư với đại trường
Đại trường thu nước, tống phân ra ngoài
Bàng quang – thận: biểu – lư nhau
Bài tiết nước tiểu, thu tân dịch vào.
Tam tiêu gồm hạ, thượng, trung
Chủ về can, thận; phế, tâm; vị, tỳ.

3. Kinh lạc:

Đường thông khí địa, thiên, nhân
Là kinh, đi dọc, lạc th́ bao ngang.
Signature: Mời các bạn cùng t́m hiểu Phật Pháp chân chính tại đây
https://www.facebook.com/Ch%C3%A1nh-...0862700360256/
Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to buivhai For This Useful Post:
Cá chuồn (15-09-10), phale (15-09-10)
  #7  
Cũ 23-09-10, 09:32 PM
Avatar của tranquang
tranquang tranquang đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Aug 2010
Đến từ: Tràng An
Bài gửi: 148
Thanks: 64
Thanked 339 Times in 138 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo! tới tranquang Gửi tin nhắn qua Skype™ tới tranquang
Mặc định

Quote:
Nguyên văn bởi buivhai Xem bài viết
III. Tứ tượng.
1. Định nghĩa tứ tượng:

Âm, dương, khi mới sinh ra
Gọi bằng chữ “thiếu”, hai bên chung phần
Thế rồi phát triển, sinh sôi
Tới mức cao nhất, gọi bằng “thái” thôi
Bốn h́nh tượng của âm dương
Gọi là tứ tượng, bạn hay chưa nào ?

2. Dương minh, quyết âm:

Dương minh: sự sáng của dương
Tức là dương thịnh, cũng gần “thái dương”
Quyết âm: âm khí động trong
Thúc đẩy hoạt động ở trong âm phần.


Xin tiên sinh có thể giải thích rơ thêm cái lẽ "tứ tượng " này cụ thể thêm chút được không?

Nếu giải thích như vậy, Quang này đồ rằng 100% độc giả không lĩnh hội đủ cái ư cao thâm của Đông phương huyền bí mà tiên sinh âm mưu truyền tải.

Chưa kể cái chuyện thi phú tiên sinh có thể tham khảo thêm nơi Phá Lề cô nương!
Signature: Roẹt...
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to tranquang For This Useful Post:
Nguyễn Thị AP (23-09-10)
  #8  
Cũ 23-09-10, 10:01 PM
Avatar của buivhai
buivhai buivhai đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Bài gửi: 133
Thanks: 27
Thanked 260 Times in 93 Posts
Mặc định

Khi tôi viết "Y thơ sơ lĩnh" là học đến đâu, viết đến đấy, nên c̣n nhiều chỗ sơ sài, c̣n nhiều đoạn chưa phải là thơ. Hơn nữa từ kiến thức Đông Y chuyển sang thơ không đơn giản như làm thơ với ư tự do của ḿnh, nên tôi giữ ư của Đông Y mà bỏ qua luật thơ.

Nếu muốn kỹ hơn về âm dương - tứ tượng th́ có thể sửa như sau:


Thái cực là khí ban đầu
Thái cực phát triển tạo thành lưỡng nghi
Lưỡng nghĩa là nhị, là hai
Nghi là chỉnh thể mức cao nhất rồi
Như là ngày nối với đêm
Sẽ nên chỉnh thể gọi tên một ngày
Ngày th́ sáng, thuộc về dương
Đêm đen u ám thuộc bên âm phần

Xét thêm vạn vật, con người
Đều chia hai mặt, thuộc phần âm, dương
Nên cần t́m hiểu cho sâu
Âm dương học thuyết từ đây ra đời


Âm là u ám, tối tăm …
Dương là cao, sáng, bay xa, vươn dài …

Âm dương luôn đối lập nhau
Mâu thuẫn, chế ước, đấu tranh không ngừng
Giống như hoả với lại hàn
Hai bên trái ngược, được dùng chế nhau
Nóng quá th́ quạt mát vào
Lạnh quá sưởi lửa, ấm người lên ngay

Âm dương nương tựa vào nhau
Mới tồn tại được gọi là hỗ căn
Mặt trong phải có mặt ngoài
Nếu mất một mặt, mặt kia không c̣n

Âm dương tiêu trưởng soay ṿng
Tựa như khí hậu bốn mùa nối nhau
Đông th́ cực lạnh sinh xuân
Có hơi ấm áp, lạnh tiêu đi nhiều
Xuân sinh ra hạ: nhiệt bùng
Cuối hạ cực nhiệt sinh thu: mát trời.

Âm dương lập thế b́nh hành
Luôn luôn vận động và luôn thăng bằng
Tựa hai nước đối nghịch nhau
Phải cùng sức mạnh mới mong yên b́nh
Nếu không chiến sự sinh liền
Bởi v́ nước mạnh tức th́ đánh sang

Trong âm ta thấy có dương
Xét dương th́ thấy âm nằm bên trong
Âm dương hoá chuyển không ngừng
Bên tiêu, bên trưởng đổi hoài không thôi
Thịnh suy hai mặt phân đôi
H́nh đồ thái cực người xưa xem tường

Phần âm khi mới sinh ra
Gọi bằng chữ thiếu, tức là thiếu âm
Thế rồi phát triển sinh sôi
Tới mức cao nhất gọi là thái âm
Thiếu dương - dương mới sinh ra
Thái dương - dương ở mức cao nhất rồi
Bốn h́nh tượng của âm dương
Gọi là tứ tượng đặng hay chưa nào?

Dương minh: sự sáng của dương
Quyết âm: âm khí động trong âm phần
Signature: Mời các bạn cùng t́m hiểu Phật Pháp chân chính tại đây
https://www.facebook.com/Ch%C3%A1nh-...0862700360256/

Lần sửa cuối bởi buivhai; 23-09-10 lúc 10:38 PM
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to buivhai For This Useful Post:
Nguyễn Thị AP (23-09-10)
  #9  
Cũ 14-09-10, 10:02 PM
Avatar của buivhai
buivhai buivhai đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Bài gửi: 133
Thanks: 27
Thanked 260 Times in 93 Posts
Mặc định

PHẦN VI
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Ngoại tà là gốc ở ngoài
Gốc trong cơ thể gọi là nội nhân
C̣n do bất nội ngoại nhân
Là nguyên nhân khác để sau sẽ bàn.

I. Ngoại tà:

Nguyên nhân gây bệnh bên ngoài
Là do lục khí bất thường mà ra.
Hoả, thử, táo - thấp, hàn, phong
Vốn là chính khí địa - thiên qua người

Thường th́ vận hoá âm dương
Giúp cho sự sống trong ta thăng bằng
Một khi thiếu, hoặc là thừa
Tức th́ gây bệnh gọi chung ngoại tà

Ngoại tà khi mới vào thân
Gọi là cảm mạo “tức giai đoạn đầu”
Vệ khí, chính khí c̣n nhiều
Chính tà kháng cự nhiệt thời sinh ra

Muốn trị bệnh, phải phân minh
Chia ra khó, dễ, để riêng ta bàn:

Đối với hoả, thử , táo tà
Đánh nhanh rút gọn, bệnh này chẳng lo

Chỉ xem chừng thấp, hàn, phong
Có tính ẩn phục, lẩn vào kinh nhanh
Lẩn vào gây tắc đường kinh
“Bất thông tắc thống” – bệnh lưu trường ḱ.

1. Hoả tà:

Hoả tà có tính bốc lên
Miệng khô, mặt đỏ, sốt cao, nói xàm
Loét lưỡi là hoả ở tâm
Vị hoả sưng lợi, can đau mắt liền
Hoả tà bức huyết vong hành
Tổn thương mạch lạc, phát ban trên người

Âm hư nội hoả sinh ra
Có mồ hội trộm, trong xương nhức nhiều
Đôi g̣ má đỏ làm sao
Triều nhiệt, phiền uất, ho khan, lưỡi hồng

2. Thử tà:

Thử là chủ khí mùa hè
Có tính “thăng tán” chia ba dạng này
Đau đầu, sốt chẳng mồ hôi
Khát nước, mệt mỏi, gọi là dạng Thương
Trúng thử là dạng nặng hơn
Chân tay lạnh toát, mồ hôi ra nhiều
Chóng mặt, khó thở, hôn mê
Gọi là say nắng, dân gian quen rồi.
Thử thấp xung đột âm - dương-
Kiết lị, ỉa chảy, bệnh hay nhiễm trùng
Sửa/Xóa nội dung
Signature: Mời các bạn cùng t́m hiểu Phật Pháp chân chính tại đây
https://www.facebook.com/Ch%C3%A1nh-...0862700360256/
Trả lời với trích dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to buivhai For This Useful Post:
Cá chuồn (15-09-10), MoonRiver (15-09-10), phale (15-09-10)
  #10  
Cũ 14-09-10, 10:07 PM
Avatar của buivhai
buivhai buivhai đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Sep 2010
Bài gửi: 133
Thanks: 27
Thanked 260 Times in 93 Posts
Mặc định

3. Táo tà:

Táo là chủ khí mùa thu
Lương táo gây sốt, họng khô, ít đờm
Đau đầu mà chẳng mồ hôi
Người th́ sợ lạnh đắp chăn thêm nhiều
Ôn táo miệng khát tâm phiền
Sốt cao đau ngực, đau đầu, mũi khô
Nội táo gầy ốm lưỡi khô
B́ mao khô nốt là do sốt dài
Hoặc do ỉa chảy lâu ngày,
Hoặc do tạng nhiệt, đắng, cay quen dùng

4. Thấp tà:

Trưởng hạ chủ khí thấp tà
Hợp với tà khác gây hàn, thử, phong.
Ngoại thấp xâm nhập vào trong
Gây đau nhức mỏi, thuỷ không vận hành
Đới hạ, bạch trọc sinh ra
Đầy bụng, ỉa chảy cũng do thấp này
Nội thấp là bởi tỳ hư
Thuỷ thấp ứ trệ, vận hành không xong
Nếu ứ mà ở thượng tiêu
Ngực sườn đầy tức, mắt hoa, nặng đầu
Trung tiêu th́ bụng trướng đầy
Kém ăn, ỉa chảy chân tay nặng nề
Thuỷ thấp ứ ở hạ tiêu
Tiểu ít, tiểu đục, chân phù, khí hư
(Khí hư “huyết trắng” ở phụ nữ).

5. Hàn tà:

Hàn là chủ khí mùa đông
Hợp cùng phong, thấp gây bao ưu phiền

Phong hàn xem ở mục phong
Hàn thấp ỉa chảy, bụng đau, nôn hoài

Hàn vào tỳ, vị dương hư
Hàn mà phạm phải da cơ: “cảm rồi”.

Nội hàn, nội tạng sinh ra
Là do dương kém âm gây sự liền
Thượng tiêu: Tâm phế dương hư
Trung tiêu: tỳ vị dương hư, vị hàn
Hạ tiêu là thận dương hư
Gây nên hen suyễn, liệt dương cho người.
Signature: Mời các bạn cùng t́m hiểu Phật Pháp chân chính tại đây
https://www.facebook.com/Ch%C3%A1nh-...0862700360256/

Lần sửa cuối bởi buivhai; 14-09-10 lúc 10:10 PM
Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to buivhai For This Useful Post:
Cá chuồn (15-09-10), phale (15-09-10)
Trả lời


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 07:44 PM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.