|
#11
|
||||
|
||||
Truyện 10: Nhường nhịn (Hay chuyện về nhân và tâm)
Một ngoại đạo hỏi Tỳ Kheo: - Thưa thầy, con có một thằng em rất khó bảo, hỗn hào, hay gây loạn ở trong nhà, làm mọi người khốn khổ đủ bề. Con đă nín nhịn lắm, thường xuyên khuyên bảo điều hay lẽ phải, vậy mà nó vẫn không thay đổi, gây hết chuyện này tới chuyện khác. Bây giờ con phải làm thế nào? Tỳ kheo trả lời: - Khi gặp những điều trái ư, chúng ta thường có thói quen nhường nhịn bên ngoài, nhưng tâm th́ đè nén mà không buông xả, như vậy chẳng có ích chi. Đức Phật đă dạy trong kinh pháp cú: Tâm dẫn đầu các pháp Tâm là chủ tạo tác Nếu nói hay hành động Với tâm niệm bất tịnh Khổ năo liền theo sau Như xe theo ḅ vậy Tâm dẫn đầu các pháp Tâm là chủ tạo tác Nếu nói hay hành động Với tâm niệm thanh tịnh An lạc liền theo sau Như bóng chẳng rời h́nh Nhường mà thái độ hậm hực, nhịn mà mặt đỏ bừng bừng, hoặc khó chịu, coi thường người mà ḿnh nhường nhịn.v.v.v th́ việc nhường nhịn không có tác dụng tích cực, phiền phức sẽ tiếp tục kéo tới. Có câu "của cho không bằng cách cho" là vậy. Nếu cho, hăy cho một cách trân trọng. Nếu nhường, hăy nhường với dạ yêu thương. Thí chủ cũng phải biết lúc nào không nên cho, lúc nào không nên nhường. Khi không nên cho, không nên nhường th́ nhất quyết không cho, nhất định không nhường, nhưng phải từ bi mà nói rơ v́ sao không cho, v́ sao không nhường, phải từ bi mà phân tích rơ nếu trường hợp đó mà nhường, mà cho th́ có tác hại ra sao để em hiểu được. Ngoại đạo nghe vậy liền nói: - Con cũng muốn yêu thương, muốn từ bi, nhưng cứ nghĩ tới những ǵ em ấy đă gây ra th́ không làm sao mà từ bi cho được. Tư kheo phân tích: - Đó là do thí chủ chưa buông xả được sân hận trong ḷng. - Vậy phải làm sao để buông xả được ạ? - Để buông xả được th́ thí chủ phải hiểu rơ luật nhân quả. Kiếp này ḿnh khổ v́ em, biết đâu kiếp trước em đă khổ v́ ḿnh? Nếu kiếp trước ḿnh đă làm khổ em th́ kiếp này em làm khổ ḿnh cũng đáng thôi. Nghĩ được như vậy thí chủ sẽ buông xả được sân hận trong ḷng. Ngoại đạo nghe xong cúi đầu suy nghĩ một lúc, rồi ngẩng lên nói với vẻ mệt mỏi: - Không biết kiếp trước con đă gây ra chuyện ǵ mà kiếp này phải khổ như vậy! Tỳ kheo trả lời: Khi gieo nhân ác, người gieo nhân chỉ đứng trông người khác bị khổ do nhân ḿnh gieo, bản thân ḿnh không khổ nên mọi việc chỉ thoáng qua rất nhẹ nhàng. Nhưng khi phải trả quả ác. bản thân ḿnh chịu khổ, lúc ấy mới thấy khó khăn và nỗi khổ mới lâu qua làm sao. Giống như thí chủ đánh một người, họ thâm tím mặt mày, thí chủ chỉ nh́n thấy người đau mà ḿnh không đau nên không khổ. Nhưng khi thí chủ bị người ta t́m tới đánh trả thù th́ không chỉ lúc bị đánh mới đau, về đến nhà vết thương c̣n hành hạ thí chủ. Lúc ấy cái đau mới lâu qua làm sao! lúc ấy mới thấy khổ làm sao! - Vậy th́ mọi việc đều do nhân con đă gieo ư? - Mọi việc một phần do nhân ta gây từ trước, một phần do tâm mà ra. Nhân là hạt giống, tâm là mảnh đất. Hạt giống phát triển như thế nào tùy thuộc vào mảnh đất có màu mỡ hay không, bởi vậy Đức Phật dạy: “Tâm là chủ tạo tác”. Giống xấu mà đất màu mỡ th́ quả cũng không đến nỗi nào. Giống đă xấu mà đất c̣n không màu mỡ th́ quả cực dở. Giống tốt mà đất không màu mỡ th́ quả cũng không thực ngon, có khi c̣n không lên được. Giống tốt mà đất màu mỡ th́ c̣n ǵ hay hơn? - Vậy bây giờ con nên làm thế nào ạ? - Việc đă qua không thể thay đổi, vậy những việc đă qua thí chủ hăy chấp nhận, đừng thở than nữa. Muốn tương lai tốt th́ ngay hôm nay, ngay lúc này hăy tạo nhân đẹp lành, buông xả hết sân hận trong ḷng đi. Nếu tâm thí chủ c̣n giận, ḷng thí chủ chưa bi th́ có nhường cũng vô ích thôi. Chỉ khi buông xả được sân hận th́ mới được an lạc thực sự, mọi việc thực tế cũng sẽ êm xuôi. Ta có bài thơ này tặng thí chủ: Gửi người chịu quả báo Nhường nhịn bên ngoài ích mấy đâu Trong tâm xả được mới thôi sầu Xưa gieo nhân ác, trông - th́ thoáng Nay hái quả tai, chịu - lại lâu Phẫn nộ hăy dằn, hung chuyển ư Từ bi nên khởi, dữ quay đầu Thiện chưa chín muồi, c̣n xa phúc Gắng luyện tinh cần, sau hết âu. Bùi Văn Hải |
#12
|
||||
|
||||
Truyện 11: Gặp khó khăn th́ đi hay ở lại
Một cư sĩ nói với Tỳ Kheo: - Thưa thầy, ở cơ quan con có nhiều chuyện rất mệt mỏi, nhiều điều làm con chán nản và nhức đầu, bây giờ con muốn chuyển sang nơi khác làm, vậy có nên không? Tỳ Kheo trả lời: - Trong tích truyện phật giáo, có truyện kể về một lần Đức Phật và các đệ tử tới một đất nước, bị người dân ở đó xua đuổi. Tôn giả A Nan thấy vậy muốn dời đi, Đức Phật đă dạy với ư rằng: "Nếu dời đi vùng khác lại tiếp tục bị xua đuổi th́ sao? Vấn đề xảy ra ở đâu th́ phải giải quyết ở đó". Vậy đấy, người hành pháp thực sự khi đối diện với một vấn đề th́ nên quán chiếu để thông hiểu, để thấu suốt vấn đề, sau đó sẽ giải quyết chứ không lảng tránh. Nếu coi mỗi vấn đề của những cá nhân là một thử thách th́ việc đối diện và giải quyết chính là vượt qua thử thách, c̣n nếu bỏ đi chỗ khác th́ tức là lảng tránh, là tự bản thân đă chịu thất bại rồi. Trong cuộc sống có rất nhiều những vấn đề khó khăn mà chúng ta cần đối diện, thực hành phật pháp chính là cách tốt nhất để giải quyết mọi vấn đề, bởi phật pháp màu nhiệm vô cùng. Ta có bài thơ này tặng cư sĩ: Sen Đoá sen mọc ở dưới bùn Xung quanh tanh tưởi, bọ trùn múa may Ồn ào hỗn loạn thật gay Nhưng sen chẳng ngại, vui thay chuyện đời Không lo, không gét, không dời Hoà vào, tĩnh lặng, nhẹ nhàng toả hương. (Lưu ư: Bài thơ này câu cuối đă phá luật thơ lục bát, tôi viết vậy là có ư, ư đó khớp với nội dung truyện này, nếu bạn nào có thời gian có thể thử quán chiếu, có lẽ có ích chăng?) Bùi Văn Hải |
#13
|
||||
|
||||
Truyện 12 Nghiệp, nhân quả và tâm
(Lưu ư: Truyện này tuy đơn giản và hầu như ai cũng đă biết, nhưng lại rất quan trọng và có tác dụng thực tiễn cho người thực hành, v́ vậy bạn nào tham khảo thấy có ích nên chia sẻ để mọi người cùng hiểu và thực hành, góp phần tạo lợi ích chung) Một cư sĩ hỏi Tỳ kheo: - Thưa thầy, theo luật nhân quả, nếu kiếp trước A hại B, kiếp này B sẽ hại lại A. Vậy có phải việc B hại A không tạo ra nghiệp xấu ǵ cho bản thân B không? Bởi trước A hại B, nay B hại lại, thế là đă ḥa nhau rồi. Tỳ kheo trả lời: Không phải như vậy, cứ hành động hại người với tâm niệm bất tịnh là đă tạo nghiệp xấu rồi, trong kinh pháp cú Đức Phật có dạy rằng: “Tâm dẫn đầu các pháp Tâm là chủ tạo tác Nếu nói hay hành động Với tâm niệm bất tịnh Khổ năo liền theo sau Như xe theo ḅ vậy Tâm dẫn đầu các pháp Tâm là chủ tạo tác Nếu nói hay hành động Với tâm niệm thanh tịnh An lạc liền theo sau Như bóng chẳng dời h́nh” Để hiểu được vấn đề mà cư sĩ vừa đưa ra, cư sĩ cần phải xét tâm của A và B. Khi A hành động với ư gây hại cho B là tâm A đă bất tịnh, v́ vậy gây nghiệp xấu. Lúc này về phía B, ta xét 2 trường hợp Trường hợp 1: B bị hại nhưng pḥng hộ tâm tốt, không để tâm khởi nên sân hận, vậy B sẽ không thấy khổ, thế th́ với B đâu có ǵ xấu? Chỗ này rất quan trọng, cư sĩ nên nghĩ kĩ để hiểu chỗ này. Kinh pháp cú có câu: “Như đất không hiềm hận, Như trụ chấn kiên tŕ, Như hồ không vẩn đục, Luân hồi hết chuyển di”. Bởi vậy, cái cần quan tâm chính là ḿnh, tâm của ḿnh, hành động của ḿnh, chứ không phải tâm người khác, hành động người khác. Đức Phật cũng có dạy trong pháp cú rằng: “Nh́n thấy lỗi của người Ḿnh sinh tâm tức giận Thế là phiền năo tăng Lậu hoặc khó diệt tận” Chúng ta không nên lấy sai lầm của người khác ra để bao biện cho sai lầm của chính ḿnh. Tóm lại, ở trường hợp 1, khi B pḥng hộ tâm tốt th́ về phía B sẽ chẳng có ǵ xấu cả, cho dù người khác nghĩ rằng B bị cái điều A gây ra là rất thiệt tḥi, là rất xấu, trên thực tế với cá nhân B việc đó chẳng có ǵ là thiệt, chẳng có ǵ là xấu. Kinh pháp cú có dạy: "Bàn tay không thương tích Cầm thuốc độc không sao Người không làm việc ác Không bị ác nhiễm vào" Trường hợp 1 này hạt giống sân hận ở người A không trồng lên được người B, mọi nghiệp xấu sẽ chỉ dừng lại ở A chứ không lây sang B. Trong truyện cổ phật giáo, có kể về lần Đức Phật bị một người đàn ông thô lỗ mắng chửi, Đức Phật có hỏi ông ta rằng: “Nếu ông tặng người khác một món quà mà người đó không nhận th́ món quà đó thuộc về ai?” Người đàn ông trả lời rằng: “Thuộc về tôi”. Lúc này Đức Phật mới nói cho ông ta hiểu rằng những sân hận bực bội từ lời mắng chửi kia cũng vậy, nếu người bị mắng không nhận th́ nó quay trở lại với người mắng. Tức là tâm anh đang sân, anh muốn trút cái sân đó cho người khác, nhưng người khác không nhận, th́ cái sân ấy vẫn ở với anh thôi. Kinh pháp cú cũng đă dạy rơ: “Tội ác dội kẻ ngu Như ngược gió tung bụi …” Đứng ngược gió mà ném bụi th́ bụi lại bay ngược trở về ḿnh. Ngẩng đầu lên trời mà nhổ nước bọt th́ nước bọt lại rơi vào mặt ḿnh thôi. Trường hợp này người A sẽ gặp phải những đau khổ và bất hạnh một cách tự nhiên khi cái nhân xấu mà anh ta gieo trong chính anh ta chín. Có những người làm ǵ cũng thất bại, hoặc đi đâu cũng gặp xui liên tục, dù chẳng có ai hại là v́ vậy, nhân xấu gieo từ muôn kiếp trước rồi (Có thể kiếp trước anh ta hay chơi khăm người khác, người khác không biết, không giận, tuy nhiên chính việc anh ta hành động với tâm bất tịnh đă tạo nghiệp xấu cho anh ta, khi nghiệp xấu chín muồi anh ta phải nhận quả xấu. V́ vậy những người hay chơi khăm người khác, coi đó là điều thú vị nên cẩn thận. Có thể hôm nay bạn cười v́ những tṛ chơi của bạn, mai này lại phải đau khổ và buồn chán đó) Đang đi tự nhiên không ai chọc mà xe tự cán vào gai và thủng săm. Đang đi tự nhiên chẳng ai ném mà cành cây rơi trúng đầu .v.v. Chúng ta thường có những ngày rất may mắn, nhưng cũng thường có những ngày rất xui xẻo, v́ vậy thường nói: “Hôm nay may mắn thế”, hoặc: “Hôm nay xui xẻo thế”. Thực ra đó chính là những ngày chín của các nghiệp thiện và nghiệp ác mà trước đây chúng ta đă tạo. Trường hợp 2: Người B nảy sân hận khi bị người A tác động. Trường hợp này tức là hạt giống sân hận của người A đă trồng được lên người B. Khi hạt giống xấu đó chín muồi th́ người B sẽ có hành động xấu với người A, lúc này người B lại đóng vai tṛ của người A rồi. Hai bên cứ thế thay đổi vai tṛ gieo nhân xấu và hái quả xấu, hận thù không bao giờ dứt. Giống như ta trồng cây, cây lớn ra quả, quả đă hái rồi mà thôi không trồng nhân mới th́ quả mới không mọc nữa. C̣n quả đă hái rồi mà lại trồng tiếp th́ hái quả mới là đương nhiên. Bởi vậy trong kinh pháp cú đức phật có dạy rằng: “Hận thù diệt hận thù Đời này không thể có Từ bi diệt hận thù Là định luật ngh́n thu”. (Các bạn lưu ư, trong đoạn trích kinh cuối truyện, câu “Đời này không thể có” phải hiểu chữ “đời này” ở đây là “cuộc đời này”, chứ không nên hiểu theo nghĩa là kiếp này, kiếp sau, như vậy sẽ không chính xác). Bùi Văn Hải |
|
|