NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Văn Học > Truyện Sưu Tầm > Tiểu Thuyết
Nạp lại trang này Jane Eyre - Charlotte Bronte

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng ký nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "Tình yêu 2020""
Lời cảm ơn và hình ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

Trả lời
  #11  
Cũ 07-01-11, 11:03 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.805
Thanks: 45.833
Thanked 83.832 Times in 21.719 Posts
Mặc định

Chương 11. Ông Rochester

Theo lệnh của bác sĩ , tối hôm đó ông chủ phải đi ngủ sớm, và sáng hôm sau, ông dậy trưa. Khi ông xuống nhà dưới, ông có khối việc phải làm. Người quản lý bất động sản cho ông đến gặp ông . Những người thuê đất của ông cũng đến chờ gặp ông
Adela và tôi phải đổi phòng học vì thư viện bây giờ dùng làm nơi làm việc cho ông chủ với các người được mời đến. Người ta nhóm cho tôi một lò sưởi ở trongphòng ở trên lầu. Tôi ôm hết sách vở lên đấy, bày biện ngăn nắp để chuẩn bị buổi học.
Không khí ở Thornfield Hall đã đổi hẳn. Nó không còn lặng yên như một nhà thờ nữa mà thỉnh thoảng lại vang lên tiếng gõ cửa , tiếng chuông reo, tiếng cười nói ồn ào , tiếng chân đi nhộn nhịp khắp nhà. Ngôi nhà đã có chủ. Về phần tôi, tôi rất thích không khí sinh động vui tươi này
Hôm ấy tôi rất khó dạy Adela. Bé cứ chạy ra cửa của phòng học mới , nhìn qua bao lơn của cầu thang để xem thử có thấy ông Rochester hay không. Rồi bé lại kiếm cớ chạy xuống thư viện mà tôi biết rằng chẳng ai muốn gặp bé. Rồi khi tôi tỏ ý phật lòng và buộc bé ngồi yên một chỗ thì bé lại luôn mồm nhắc đến "Ông Edward Fairfax de Rochester", cái tên mà bé thường gọi ông chủ, rồi bé lại bắt đầu phân vân không hiểu ông chủ đã mang về cho bé qùa gì.
Đối với chúng tôi, ngày nào cũng như ngày nào. Chiếu hôm ấy trời có tuyết rơi, trông thật buồn, và khi tôi đến, tôi cho phép Adela nghỉ học, bé liền chạy xuống nhà. Tôi ngồi lại một mình, kéo màn để che ánh sáng nhàn nhạt của mùa đông bên ngoài, tôi ngồi bên lò sưởi cho đến khi bà Fairfax bước vào. Bà bảo tôi:
- Ông Rochester rất mong được uống trà cùng cô với Adela ở phòng khách. Cô nên thay quần áo đi.
Tôi hỏi bà có phải bắt buộc như vậy không thì bà nói:
- Phải. Tôi thường phải thay áo quần đẹp vào buổi tối mỗi khi có ông Rochester ở đây.
Tôi vào phòng , thay cái áo dài bằng nỉ đen bằng cái áo lụa màu đen- cái áo đẹp nhất và cũng là cái duy nhất của tôi- chỉ dành để mặc vào những dịp quan trọng nhất, không kể tôi còn cái áo khoác màu xám nhạt nhưng nó qúa rộng , mặc vào thật khó coi. Tôi không có đồ trang sức bằng vàng bạc đá qúy, ngoại trừ chiếc trâm bằng ngọc trai mà cô Temple đã biếu tôi khi chia tay ở Lowood.
Tôi đi theo bà Fairfax qua phòng ăn rồi bước qua cửa bán nguyệt để vào gian phòng lộng lẫy ở bên kia. Tôi cảm thấy hơi căng thẳng trong người một chút, vì lấy làm lạ vì sao mình lại bỗng nhiên vào thăm phòng khách.
Không khí ấm cúng dễ chịu bao quanh chúng tôi. Những ngọn đèn cầy chiếu sáng những chiếc bàn và cái bệ bao quanh lò sưởi. Con chó Pilot đang nằm thưởng thức ánh sáng và hơi ấm của lò sưởi, Adela đang qùy bên cạnh nó. Ông Rochester đang nằm nghỉ trên trường kỷ, bàn chân đau của ông gác trên một chiếc gối. Ông đang nhìn Adela và con chó. Hẳn là ông thừa biết chúng tôi đi vào, nhưng ông không chú ý đến bà Fairfax và tôi. Tôi liền nhận ra người khách nghiêm trang , với vầng trán rộng, với cái miệng nghiêm nghị và chiếc cằm ấy- đúng vậy, ông thật nghiêm nghị, chứ không có chút gì đáng chê trách hết.
Bà Fairfax hết sức bình tĩnh nói:
- Thưa ông , đây là cô Eyre
Ông vẫn không rời mắt khỏi em bé và con chó đang ngồi trong vùng ánh sáng của lò sưởi. Ông khẽ cúi chào xã giao rồi ông lơ đễnh nói:
- Mời cô Eyre ngồi.
Ông lại nhìn vào lò sưởi
Tôi ngồi xuống , lòng bối rối vô cùng . Ông qúa lịch sự khiến tôi đâm ra luống cuống, vì tôi ít duyên dáng, ít lịch lãm để ứng phó với tình huống này. Bà Fairfax bắt đầu nói về việc ông bận rộn suốt ngày, nói về việc ông bong gân khiến ông đau đớn, và việc ông hết sức kiên nhẫn để chịu những cơn đau ấy. Rồi bà chỉ nhận được độc nhất một câu trả lời của ông:
- Thưa bà, tôi muốn uống trà.
Bà vội vã rung chuông. Người ta liền bưng khay đến, bà sắp đặt ly tách để dùng trà, nhanh nhẹn và cẩn thận. Adela, tôi cùng bà ngồi vào bàn, nhưng ông Rochester vẫn không rời khỏi chiếc ghế trường kỷ bên lò sưởi. Bà Fairfax nói với tôi:
- Cô vui lòng bưng tách trà cho ông Rochester được không? Sợ Adela làm đổ mất
Khi ông nhận tách trà nơi tay tôi, Adela bỗng nói lớn bằng tiếng Pháp:
- Bác có qùa cho cô Eyre ở trong rương, phải không?
Ông hỏi lại bằng giọng khàn khàn:
- Ai bảo cháu có qùa? Cô Eyre , cô có mong có qùa không? Cô thích qùa không?
Ông ngước mắt nhìn tôi, đôi mắt đen châm chọc.
- Thưa ông , tôi cũng không biết nữa, tôi ít khi nhận được qùa.
- Cô Eyre này, cô thật khác xa Adela. Hễ mỗi lần gặp tôi là cháu lại đòi qùa, cô nên răn đe cháu đi.
- Dạ thưa ông, cháu đòi hỏi là vì ông quen cho cháu rồi. Còn tôi là một người xa lạ, tôi đâu dám đòi hỏi cái đặc ân ấy.
- Ôi, cô đừng qúa khiêm tốn như vậy. Tôi đã quan sát Adela rất kỹ, tôi thấy cô đã nhọc công dạy dỗ cháu rất nhiều. Trong một thời gian ngắn thôi, cháu đã tiến bộ rất nhiếu.
- Thưa ông, thế là ông đã tặng tôi món qùa qúy giá rồi đấy. Khen ngợi học sinh tiến bộ là đã dành cho thầy giáo phần thưởng xứng đáng nhất rồi!
Ông Rochester chỉ "hừ" một tiếng rồi tiếp tục ăn bánh uống trà. ông giữ im lặng cho đến khi ăn xong.
Khi khay thức uống đã mang đi, bà Fairfax ngồi vào một góc, chăm chú đan, tôi và Adela đến ngồi gần lò sưởi. Adela muốn ngồi lên chân tôi nhưng ông chủ bảo cháu chơi với con chó Pilot, rồi ông quay sang nói với tôi:
- Cô đã ở trong nhà tôi được ba tháng rồi nhỉ.
- Thưa vâng!
- Cô ở..?
- Dạ ở trường Lowood.
- A, một cơ quan từ thiện, cô ở đấy bao lâu?
- Dạ thưa tám năm.
- Tám năm! Cô qủa là một con người kiên định. tôi cứ nghĩ là chỉ phân nửa thời gian đó cũng đủ làm nhiều người tiêu ma rồi.Thảo nào cô giống như người từ thế giới nào ấy. Thật khó mà tả khuôn mặt của cô. Đêm qua khi cô đến bên tôi, tôi cứ ngỡ như là một nàng tiên đã mê hoặc con ngựa của tôi- mà biết đâu đấy! Cha mẹ cô là ai vậy
- Tôi không có cha mẹ
- Có lẽ phải có chứ. Cô không nhớ ra sao?
- Dạ không
- Thế sao! Có phải vì tôi đã bất kính với tiên khiến cô bực mình, phải cô đã lát băng trên đường tôi đi không?
Tôi lắc đầu đáp:
- Chuyện thần tiên đã hết trên đất Anh từ một trăm năm nay rồi. Ông sẽ không tìm ra vết tích nào của các câu chuyện ấy vào mùa hè hay mùa gặt nữa- sẽ không bao giờ còn cảnh tiên nữ múa hát vui chơi dưới ánh trăng mùa đông nữa đâu, thưa ông.
- Mà nếu cô không còn cha mẹ thì thế nào cô cũng còn một ít bà con chứ? Chú bác hay anh chị em?
- Tôi không có tuốt
Thế ai giới thiệu cô đến đây?
- Tôi đăng báo , rồi bà Fairfax trả lời cho tôi
Bà Fairfax nói chen vào:
- Dạ đúng thế, tôi thật mừng vì đã làm được công việc này .
Bây giờ thì bà nắm được câu chuyện chúng tôi đang nói:
- Cô Eyre qủa là người cộng tác qúy giá của tôi, một cô giáo cần mẫn giỏi giang của Adela.
Ông Rochester trả lời:
- Xin bà đừng bận tâm đánh giá cô ấy. Tự tôi , tôi làm được mà.Cô ấy đã làm cho ngựa tôi ngã mà! Này cô Eyre, cô có tiếp xúc rộng rãi với mọi người không?
Tôi đáp:
- Tôi không quen ai hết, ngoài các bạn học sinh và giáo viên ở trường lowood, và bây giờ với những người đang ở đây.
- Cô đọc sách nhiều không?
- Dạ chỉ đọc những cuốn tôi có được.
- Cô đã sống như một kẻ tu hành. Khi cô đến Lowood lần đầu, cô được bao nhiêu tuổi?
- Dạ khoảng mười tuổi.
- Cô đã ở đấy tám năm, vậy bây giờ cô mười tám ?
Tôi gật đầu, ông lại nói tiếp:
- Cô thấy không? toán học rất cần. Nếu không nhờ nó, tôi khó mà đoán nổi tuổi cô. Cô biết chơi dương cầm chứ?
- Dạ một ít
- Trả lời thật khiêm tốn. Bây giờ xin cô vào thư viện- nếu cô bằng lòng nhé- cô tha lỗi cho cái giọng ra lệnh của tôi, vì tôi chưa bỏ được thói quen này. Xin cô vào thư viện. Cứ để cửa mở như thế, và ngồi đàn cho tôi nghe một bản đi
Tôi vâng lời ông ta, vào thư viện đánh đàn. It phút sau ông nói lớn:
- Thôi, đủ rồi! Cô chơi đàn như bao nữ sinh nước Anh, có lẽ hay hơn một số đấy, nhưng chưa hay lắm.
Tôi đóng nắp đàn và trở lại phòng khách. Ông Rochester lại nói tiếp
- Sáng nay, Adela có đưa cho tôi xem mấy bức phác hoạ, nó bảo là của cô. Có lẽ là một giaó sư hội họa nào đó đã hướng dẫn cho cô phải không?
Tôi nói lớn:
- Dạ , hoàn toàn không có
Ông bảo tôi:
- A , vậy thì cô phải tự hào rồi.
- Thôi, đi lấy tập tranh cho chúng tôi xem đi.
Khi tôi đem đến, bà Fairfax và Adela cũng đến xem
Ông Rochester nói:
- Đừng chen lấn, để tôi xem xong rồi hai người lấy mà xem
Rồi ông lại quay qua nói chuyện với tôi:
- Công việc hội họa đòi hỏi khá nhiều thời giờ và suy tư. Cô lấy đề tài ở đâu?
- Tôi nghĩ ra
Ông lại hỏi tôi
Cô tự suy nghĩ ra nhiều đề tài thế cơ à?
Tôi đáp:
Dạ, chịu khó suy nghĩ thì phải có chứ. Tôi hy vọng... sẽ tìm được nhiếu đề tài hay hơn.
Ông Rochester lại ngắm ba bức ông để riêng ra, và thưa độc giả, trong lúc ông ấy đang say sưa ngắm nghía, tôi xin tả một bức cho qúy vị xem.
Đề tài của bức tranh này đã hình thành trong óc tôi rất rõ, nhưng bàn tay vụng về của tôi đã không thể hiện hết được những suy tư của mình. tôi dùng màu nước để vẽ: những đám mây đen xuống thấp phủ lấy mặt biển đang bị cơn bão hoành hành. Xa xa là bầu trời mờ mịt tối tăm, gần hơn là những cơn sóng cũng chìm trong bóng tối, chỉ có một tia sáng rọi lên nửa cột buồm của một con tàu. Chính cái tia sáng này đã làm cho bức tranh có một sinh khí, một ý nghĩa, vì trên cột buồm có một con cò biển lớn lông đen đang đậu trên đó, hai cánh bị bọt sóng văng lên làm ướt mèm. Mỏ của con chim đang ngậm một chiếc vòng đeo tay bằng vàng có gắn đá qúy. Tôi đã dụng công rất nhiều để vẽ nên phần này, nhằm làm nổi bật chủ đề của bức tranh. Bên dưới cột ồm với con chum, bập bềnh một thây ma trong nước biển xanh lơ, một cánh tay xinh đẹp nổi rõ trên mặt nước, cánh tay đeo chiếc vòng đã bị sóng biển cuốn đi.
Xem xong, ông Rochester lại hỏi tôi:
- Khi vẽ những bức tranh này, cô có thấy sung sướng không?
- Tôi đã vẽ say sưa, tất là tôi phải sung sướng chứ. Vẽ đã đem lại cho tôi niềm khoái lạc thanh cao nhất trong mọi thứ.
- Tranh cô không nói lên đấy đủ điểi đó. Tôi thấy cô không được mấy hạnh phúc, thoải mái như cô nói. Tranh cô vẽ thật khác xa với một nữ sinh còn nhỏ. Cô có những tư tưởng thoát tục.Và ai dạy cho cô vẽ được gió? Một trận cuồng phong trong bầu trời kia. Đấy, cô hãy để những bức tranh ra xa.
Rồi bỗng ông nhìn đồng hồ:
- Chín giờ rồi. Này cô Eyre, nhớ đừng để Adela thức khuya nhé! Thôi cô cho cháu đi ngủ đi.
Adela đến hôn ông để đi ngủ. Ông vuốt ve âu yếm nó, nhưng ông tỏ ra ít thích thú hơn đối với Pilot, ít hơn nhiều. Ông bảo:
- Bác chúc cháu ngủ ngon.
Ông đưa tay về phía cửa để chào tiễn bé.Bà Fairfax thu dọn đồ đan, tôi thì xếp lại các bức tranh vào cặp, và chúng tôi bước ra khỏi phòng.
Mấy ngày sau, gặp lại bà Fairfax trong phòng bà, tôi nhận xét với bà:
- Bà bảo rằng ông Rochester hơi đặc biệt, nhưng tôi thì cho rằng ông ấy tính tình bất định và thiếu tế nhị.
Bà cũng đồng ý với tôi, rồi bà nói:
- Với người lạ, ông ấy thường như vậy. Tôi thì đã quen với tính khí của ông ấy cho nên tôi không lưu tâm đến . Mà thôi, nếu tính khí ông ta có bất thường thì mình cũng nên bỏ qua đi thôi.
Tôi hỏi:
- Tại sao thế?
- Một phần vì bản tính của ông ấy thế, một phần vì ông ấy rất khổ tâm, ta không nên quấy rầy ông làm gì.
-Ông khổ tâm về việc gì?
- Lủng củng trong gia đình, một việc ấy thôi.
Tôi lại nói:
- Nhưng ông ấy không có gia đình cơ mà?
- Hiện thời thì không , nhưng trước đây thì ông ấy đã có chứ- mà ít ra, thì cũng có bà con chứ. Ông anh cả ông ấy đã mất.
- Anh cả ông ta à?
- Vâng . Khi ông anh mất, ông ấy đã thừa hưởng gia tài, mới có chín năm nay thôi.
- Chín năm là lâu rồi. Chắc ôn gthương anh lắm cho nên ông mới khó nguôi như thế?
- Có lẽ không phải thế đâu. Tôi tin là có sự hiểu lầm nhau.ông bố muốn Edward cũng giàu có như anh là Rowland, vì vậy khi ông đến tuổi trưởng thành, ông bị đưa vào một tình huống khó xử để chia các gia tài. Chuyện gì xảy ra thì tôi không bao giờ biết chính xác, nhưng tôi chỉ biết là ông ta đau đaớn vì chuyện này vô cùng. Ông không bao giờ tha thứ cho việc đã xảy ra và ông đã xích mích với gia đình, khiến ông sống bất ổn trong nhiều năm rồi. Không bao giờ ông ở lâu tại Thornfield kể từ ngày ông anh mất. Vả lại, ông không mấy thích sống ở đây.
Tôi lại hỏi:
- Mà tại sao ông ta lại không thích sống ở đây nhỉ?
- Có lẽ ông cho là ở đây buồn.
Câu trả lời có vẻ cho qua chuyện, như muốn che giấu một cái gì mà bà Fairfax không thể, hay không muốn nói ra cho tôi biết, nhất là về nỗi khổ tâm của ông Rochester. Bà ấy bảo có chuyện bí mật trong đời của ông chủ, và chuyện bà biết thì mọi người cũng biết rồi. Rõ ràng là bà muốn tôi bỏ qua chuyện ấy, và tôi đành phải vậy chứ biết sao.
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (07-01-11)
  #12  
Cũ 07-01-11, 11:04 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.805
Thanks: 45.833
Thanked 83.832 Times in 21.719 Posts
Mặc định

Chương 12. Cá Tính Con Người


Nhiều khi tôi ít gặp ông Rochester. Buổi sáng, ông thường bận, buổi chiều, nhiều ông khác mời đi và thường thì họ đến ở lại dùng cơm với ông. Khi bàn chân của ông đã khá hơn, ông lại cưỡi ngựa thật nhiều và thường về nhà khi trời đã tối đen.
Một buổi tối ẩm ướt có mấy người bạn đến dùng cơm với ông, ông cho gọi tôi mang tập tranh vẽ của tôi đến cho ông, để ông cho họ xem. Khi họ cáo từ về sớm để dự một cuộc họp mặt ở Millcote, thì ông Rochester không đi với họ. Có tin báo ông muốn gặp Adela và tôi.
Tôi chải tóc cho Adela thật gọn ghẽ - còn phần tôi thì bao giờ cũng bện tóc để khỏi lòa xoà xuống - rồi chúng tôi xuống lầu.
Adela được cho qùa liền, mặc dù đã trễ mấy hôm. Bé lập tức ngồi xuống mở cái hộp lớn ra, tấm tắc khen. Bà Fairfax cũng được mời đến để chia vui, qùa đủ thứ, nào là tơ lụa, nào là ngà voi và các vật dụng ở trong hộp.
Ông Rochester quay sang tôi:
- Cô Eyre này, cô vừa làm cho khách khứa của tôi rất hài lòng qua những bức tranh của cô. Bây giờ thì đến lượt tôi, tôi cũng phải được thỏa mãn chứ. Xin cô xích ghế lại gần chút nữa, ở đây tôi không thấy cô rõ.
Ông Rochester trông có vẻ khang khác-không nghiêm trang mà cũng không phiền muộn. Chắc ông sảng khóai vì mới ăn xong. Tôi làm theo ý của ông mặc dù tôi thích ngồi trong bóng tối hơn. Ông Rochester đã có cái lối ra lệnh như thế, và tốt hơn là nên tuân lời ông ngay.
Ông vẫn đưa mắt nhìn lò sưởi hồi lâu, ánh sáng trong lò làm nổi bật các đường nét rắn rỏi của ông- đôi mắt dịu hiền. Bỗng ông đột ngột quay lại và thấy tôi đang nhìn ông
- Cô Eyre, tôi trông không đẹp trai phải không?
Có lẽ tôi nên nói lấy lòng ông ta thì hơn, đằng này , không hiểu sao tôi lại nói:
- Dạ!
- Tốt, cô trả lời không suy nghĩ thế là tốt. Cô ngồi đấy yên lặng , trang nghiêm, giản dị, hai bàn tay vòng lại ở trước, và khi tôi hỏi, cô trả lời nhanh như cắt! Cô muốn nói gì thế?
- Thưa ông, tôi thật tình mà thôi. Tôi xin lỗi ông. Đáng lý ra tôi phải nói khác với cảm nghĩ của tôi, haylà tôi phải nói sắc đẹp không quan trọng , hay là cái gì đại loại như thế
-Thật vậy, sắc đẹp không quan trọng. Nhưng cần quái gì, tôi như một qủa bóng cao su thô ráp xù xì. Vào tuổi cô, tôi cũng có những tình cảm tế nhị hơn, nhưng công danh sự nghiệp đã làm cho tôi cằn cỗi. Có lẽ cũng còn một nơi nhạy cảm đấy, đâu đó ở trong tim tôi, nhưng không dễ gì tìm thấy.
Ông đứng dậy, bước đến đứng trước lò sưởi, tựa cánh tay lên bệ đá thạch anh, dáng thư thái. Ông nói:
- Đêm nay tôi cảm thấy muốn nói chuyện, vì vậy tôi cho mời cô đến để nói cho vui. Ngọn lửa trong lò và con chó Pilot chỉ là bạn bình thường. Bà Fairfax và Adela có khá hơn đôi chút. Tôi muốn biết hơn về cô, hãy chọn đề tài để nói đi.
Tôi ngồi yên và không nói lời nào. Tôi nghĩ:"Nếu ông ta chọn mình để tâm sự , nếu ông mong đợi mình nói năng hay ho, thì chắc là ông đã chọn nhầm người rồi".
Ông ta nghiêng đầu về phía tôi và nhìn thẳng vào mặt tôi, ông nói:
- Cô câm à, Cô Eyre? Cô cứng đầu ư? Đúng đấy, lại còn lo âu nữa. Cô Eyre , tôi xin lỗi nhé. Đúng ra là tôi không muốn cư xử với cô như kẻ bề dưới của mình. Giữa cô và tôi có khoảng cách 20 năm tuổi tác và vô số kinh nghiệm của cuộc đời, thế nhưng tôi lại tha thiết yêu cầu cô bỏ chút thời giờ để chuyện trò với tôi, để tôi có thể xua đuổi đi những tư tưởng phiền muộn đang dày vò tôi.
Ông đứng thẳng người , rồi lại nói tiếp:
- Cô Eyre à, vào tuổi cô, tôi cũng giống cô lắm. Bản chất của tôi là tốt, nhưng hoàn cảnh ngoài đời đã biến tôi thành kẻ tội lỗi.
Thế rồi chúng tôi nói chuyện với nhau theo cách mà trước đây chưa bao giờ hiểu nổi, ông ta thì khó hiểu, cứ cố kể cho tôi nghe qúa khứ đã làm cho ông khốn đốn, mặc dù tôi chẳng thấy có dấu hiệu nào cụ thể cả. Còn tôi, thì tôi lại lấy cái đạo lý giản dị hơn của nếp sống bình lặng của tôi để khuyên giải ông, hầu làm ông nhẹ bớt nỗi sầu
Cuối cùng thì ông bảo tôi:
- Cô Eyre này, số phận đã xử tệ với tôi, tôi không đủ khôn ngoan để giữ mình bình tĩnh. Tôi trở nên thất vọng, tôi buông xuôi, sa đọa. Tôi cầu Chúa cho tôi đủ sức mạnh. Ăn năn là thuốc độc của đời người, cô Eyre à. Khi đã có ý đồ phạm tội thì ăn năn xũng chẳng có ích gì
Tôi nói:
- Nhưng ăn năn hối cải cũng được xem là phương cách để sửa chữa tội lỗi mà, thưa ông!
- Không được đâu, cô Eyre à. Chỉ có sửa đổi cuộc sống mới cứu vãn được. Tôi đủ nghị lực để làm việc đó, nhưng nghĩ ra thì nào có ích gì, tôi đang bị nguyền rủa và cả một gánh nặng đang đè lên người tôi. Vả lại, vì tôi không được hạnh phúc, cho nên tôi có quyền vui chơi chứ, cho dù tôi phải trả gía thật đắt.
Tôi chỉ trả lời:
- Như vậy thì ông sẽ bị sa đọa thêm nữa
Mặc dù câu chuyện đã làm tôi bực bội cả người, tôi cũng không tài nào không nói thêm với ông rằng:
- Ông đã bảo vì hoàn cảnh cho nên ông không trở thành người tốt được, ông lại luyến tiếc ân hận cho những sai sót của mình, việc này thì ai ai cũng gặp hết. Tôi thì chắc rằng, nếu ông cố gắng hết mình tương lai sẽ tươi sáng thôi, và ông sẽ có những tư tưởng, nhữnghành động đẹp đẽ hơn và ông sẽ hạnh phúc hơn
- Cô nói đúng qúa, cô Eyre à. Ngay bây giờ tôi đang vạch ra những quyết định đúng đắn đây, và tôi tin những quyết định này sẽ trường tồn. Cô đi đâu đấy?
- Tôi cho Adela đi ngủ, đã qúa giờ rồi.
- Cô sợ tôi vì tôi nói toàn chuyện bí ẩn cả , phải không?
- Lời lẽ ông khó hiểu qúa , thưa ông, nó gây cho tôi nhiều bối rối, nhưng qủa thật tôi không sợ. Tôi chỉ mong ông đừng nói chuyện vô nghĩa nữa thôi.
Ông ta nói :
- Nếu cô đã mong muốn như vậy thì thôi, tôi sẽ trang nghiêm, im lặng để khỏi lầm lẫn, để khỏi nói lên những câu vô nghiã nữa. Mà tuồnh như chưa bao giờ cô cười cả, phải không cô Eyre? Luật lệ khắc khe của Lowood vẫn còn đeo đẳng theo cô. tôi hy vọng kể từ nay cô phải học cách sống tự nhiên với tôi, đừng nghi thức kiểu cách như tôi. thỉnh thoảng tôi lại có cảm tưởng như cô như một con chim trong ng, và nếu được thả ra nó sẽ tung cánh bay cao đến tận mấy tầng mây. Cô đi chưa?
- Thưa ông , đã chín giờ rồi
Không cần, cô hãy đợi một chút nữa. Adela đi tìm Sophie để thử cái áo choàng mới màu hồng rồi. Thế nào cháu cũng trở lại đây trong chốc lát thôi.Thế nào rồi tôi cũng thấy lại hình ảnh của Celine Varens như khi nàng xuất hiện trên sân khấu. Tôi lại bị xúc động rồi. Cô hãy nán lại đợi Adela về.
Tiếng chân của Adela vang lên, bé nhảy nhót qua phòng khách. Rồi cháu vào phòng, người thay đổi hẳn, như ông đã đoán trước.
Chiếc áo khiêu vũ nhỏ bằng lụa hồng, rất đẹp và rất ngắn, đã thay cho chiếc áo màu nâu cháu mặc trước đó. Một vòng nụ hoa hồng trên đầu, chân thì mang tất lụa dài, giày sa tanh nho nhỏ. Xòa áo ra, cháu đang nhẹ nhàng nhảy qua phòng, tiến đến chỗ ông Rochester đang đứng, rồi cháu quay vòng trên đầu nhón chân trước mặt ông và qùy một chân ngồi thụp xuống.
Cháu nói rất ngọt ngào và ngây thơ:
- Thưa bác, cháu xin cám ơn lòng tốt của bác ngàn lần.
Cháu đứng dậy , hỏi ông:
- Thưa bác, như vậy có giống má thường làm không?
Ông Rochester trả lời:
- Giống , giống lắm. Và cũng giống khi mẹ cháu biết cách moi vàng trong túi một người Anh
Rồi trong khi Adela nhảy nhót về phòng ngủ thì ông lại quay sang tôi:
- Trong qúa khứ, tôi cũng đơn giản lắm , cô Eyre ạ! Giống như cô, tuổi trẻ của tôi trong trắng vô cùng. Nhưng rồi đứa bé người Pháp đã đến với tôi , mặc dù tôi có muốn hay không. Tôi giữ nuôi nó như là một hành vi chuộc tội, như là một việc thiện. Hôm nào tôi sẽ giải thích cho cô rõ. Bây giờ thì xin chúc cô ngủ ngon.
Ông Rochester đã giải thích cho tôi rõ thật. Nhưng mãi cho đến mấy ngày sau, khi tình cờ ông gặp tôi và Adela ngoài sân đất. Trong lúc Adela đang chơi với con chó Pilot và qủa bóng thì ông mời tôi đi dạo một vòng dưới hàng cây trong sân.
Ông bắt đầu kể cho tôi nghe rằng Adela là con gái của một vũ nữ người Pháp, tên là Céline Varens, người ông yêu mến. Ông cũng tưởng là cô ta yêu ông, cô ta đã tiếp nhận các qùa tặng của ông hết sức ưu ái và tỏ ra mến phục ông, mặc dù ông xấu trai.
Ông nói tiếp với tôi:
- Cô Eyre à, tôi tưởng mình được yêu, tôi bèn cho cô ả nào kim cương, áo quần, tôi tớ và cả một chiếc xe- thực ra tôi bắt đầu phá sản như đa số những người khác trước đó- và cũng như họ, tôi gánh lấy số phận của một kẻ cuồng si. Một buổi tối tôi đến khách sạn nàng ở thì Céline đã đi khỏi. Thời giờ trôi qua, tôi bước ra bao lơn, đốt điếu thuốc xì gà, y như bây giờ đây.
Ông ngừng lại một lát , phà một ngụm khói thuốc vào không khí mát lạnh. Ông nói tiếp:
- Khi tôi đứng đấy, tôi chợt nghe tiếng vó ngựa, tôi nhìn ra , tôi thấy chiếc xe mà tôi cho nàng đang dừng lại. Tôi thấy bàn chân nhỏ nhắn của Céline bước ra khỏi xe, đằng sau nàng một người khác bước ra rồi cả hai đi vào khách sạn.
Ông im lặng đi một lát rồi nói tiếp:
- Cô thì không bao giờ thấy ghen, phải không cô Eyre? Dĩ nhiên là không vì có bao giờ cô yêu đâu. Nhưng tôi báo cho cô biết rằng, một ngày nào đó cô cũng phải xông xáo vào đời, nếm đủ mùi đời. Hoặc là cô gặp phải cảnh gian nan khổ cực, hoặc là cô được che chở , may mắn, được hưởng một cuộc sống thanh bình - như tôi bây giờ đây.
Tôi hỏi ông:
- Thế ông vẫn đứng ở bao lơn khi họ vào phòng ư?
Ông Rochester đáp:
- Thoạt tiên thì tôi định trốn đâu đó để nghe họ nói gì. Thật là lạ lùng , làm sao tôi lại có thể kể những việc này cho cộ nghe và cũng thật lạ là tại sao côlại nghe một cách bình tĩnh như vậy, như là một chuyện bình thường nhất trần đời. Đúng thế, họ vào phòng. Cô nàng thì quần áo sa tanh bóng loáng, nữ trang lộng lẫy - dĩ nhiên là qùa tôi tặng - còn anh chàng thì đóng bộ đồng phục sĩ quan. Tôi biết hắn rất rõ, và vì tôi qúa khinh bỉ hắn cho nên tôi không thèm ghen. Tình yêu của tôi đối với Céline chấm dứt ngay từ lúc ấy - nàng không xứng đáng với tình yêi của tôi nữa. Tôi bước vào phòng giáp mặt họ, vạch cho họ thấy tính chất bỉ ổi của họ, rồi thách đấu với hắn. Sáng hôm sau, tôi làm cho hắn bị thương khi giao đấu - tôi nghĩ mình làm thế vì danh dự mà thôi.
Ông im lặng một lát rồi nói tiếp:
- Mấy năm sau, Céline bỏ con, chạy sang ý với một người khác, một ca sĩ. Cô ta bảo tôi là cha của Adela, nhưng sự thật không phải thế. Tuy nhiên, tôi vẫn nhận đứa bé xấu số và đem về nhà nuôi, hy vọng rằng đóa hoa Pháp bé nhỏ có thể đơm hoa thơm trong vườn nước Anh.Bà Fairfax đã tìm thấy cô để dạy cháu - nhưng bây giờ thì cô đã rõ Adela là con ngoại hôn của một vũ nữ nhạc kịch , thì chắc cô thấy nhiệm vụ của mình có khác?
Tôi đáp:
- Dạ không đâu, chắc chắn là không. Bây giờ biết cháu không có cha mẹ- mẹ bỏ đi, ông thì không phải là cha cháu - tôi lại càng gắn bó với cháu hơn. Cháu không đáng trách vì lỗi lầm của mẹ cháu, hay của ông. Tôi sẽ xem cháu như một kẻ mồ côi cô độc, và tiếp tục là một người bạn của cháu.
Sau khi ông Rochester đã vào nhà, tôi ở lại ngoài vườn lâu hơn với Adela và với Pilot, sung sướng khi nghe tiếng cười ngây thơ của bé trong lúc bé chơi ván cuối cùng trước khi vào nhà dùng trà.
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (07-01-11)
  #13  
Cũ 07-01-11, 11:05 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.805
Thanks: 45.833
Thanked 83.832 Times in 21.719 Posts
Mặc định

Chương 13. Những Chuyện Kỳ Lạ


Thưa qúy vị độc giả, nhiều tuần đã trôi qua, có nhiều việc xảy ra thật kỳ lạ và thật hãi hùng, khiến tôi phải căng thẳng cả người, phải lo âu cho nên tôi chỉ xin kể ra vài việc cụ thể mà thôi, phần còn lại , xin qúy vị tùy nghi tưởng tượng ra hay phỏng đoán lấy.
Tối hôm ấy, sau khi nghe xong câu chuyện về mẹ của Adela, tôi đi ngủ với lòng sung sướng vô cùng, vì ông ấy đã hết lòng tin tưởng tôi. Càng ngày ông càng bớt buồn phiền, và ông thường mỉm cười khi gặp tôi. Càng ngày ông càng nói năng với tôi thoải mái, và thái độ của ông đối với tôi đã lôi tôi đến gần ông như một người thân thuộc, hơn là người làm với ông chủ. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì cuộc đời đã có phần ưu ái đối với tôi, sức khỏa tôi khá lên, tôi thấy mình khỏe ra và tự tin hơn.
Nhưng rồi một đêm, một việc không ngờ đã xảy ra khiến tôi hốt hoảng. Tôi đang nằm trên giường, bỗng một tiếng động kỳ lạ đánh thức tôi dậy. Hình như có ai đang đưa tay nắm núm cửa phòng tôi, rồi lại sục sạo mò mẫm ngoài hành lang. Tôi gọi to lên:"Ai đấy?", nhưng không có ai trả lời. Tôi sợ run lên.
Rồi tôi nhớ ra đấy có thể là do con chó Pilot, nhiều lần vì cửa bếp để mở, nên nó chạy ra và lên nằm ở tấm đệm chùi chân trước cửa phòng ông Rochester. Có nhiều buổi sáng , tôi thấy nó nằm ở đấy.
Nghĩ vậy, tôi yên tâm nằm ngủ lại. Gần ngủ thì bỗng lại có tiếng động, làm tôi thức dậy. Có tiếng cười khẽ dữ dằn ngay trước cửa phòng: tiếng cười kỳ lạ, điên loạn, như trong cổ họng. Tôi lại nghe có tiếng chân ngườ đang bướ`c lên tầng ba. Tôi nghe có tiếng cửa mở ra , đóng lại rồi tất cả đều yên lặng.
Tôi nghĩ bụng:" Chắc là chị Grace Poole? Chắc chị ta bị ma ám?"Tôi mặc nhanh áo quần vào và định chạy đi tìm bà Fairfax, tôi run rẩy khi mở cửa phòng.
Tôi thấy một cây đèn cầy đang cháy ở trên nền hành lang ngoài phòng của tôi. Thật lạ lùng lắm rồi, nhưng thật lạ hơn nữa là tôi thấy không khí trong hành lang tối lại, như là có đầy khói.Tôi nhìn quanh và chợt nhận ra có mùi khét, chắc là đang có cháy lớn ở đâu đây.
Tôi nghĩ ngay đến bà Fairfax và chị Grace Poole, tôi lại thấy có khói xuất phát từ phòng ông Rochester, lập tức tôi chạy vào phòng ông, vì qúa khẩn cấp tôi bất chấp tất cả. Những tấm màn quanh giường ông đang bốc cháy. Tôi la lên:
- Dậy đi, dậy!
Tôi lay ông , nhưng ông chỉ trở mình rồi ú ớ trong miệng mà thôi.
Không để mất thì giờ, tôi chạy đến bồn nước rửa của ông - may thay nó đã đầy nước - tôi bưng lên và xối cả vào giường. Tôi lại chạy vội về phòng mình, xách cái vò nước của tôi qua, xối hết lên ngọn lửa.
Cuối cùng ông Rochester mới tỉnh dậy. Mặc dù trời tối, tôi cũng biết chắc là ông đã tỉnh rồi, bởi vì tôi nghe ông nguyền rủa khi thấy mình ướt nhem
Ông la lên:
- Lụt hay sao đây?
Tôi đáp
- Không phải lụt, mà là hỏa hoạn. Mời ông dậy cho, tôi đi lấy cho ông cây đèn.
Khi tôi trở lại thì ông đã mặc chiếc áo ngủ. Tôi kể vắn tắt cho ông nghe sự thể đã xẩy ra, và tôi hỏi ông có nên đánh thức gia nhân dậy hay không.
- Không , xin cô hãy bình tĩnh cho. Cô hãy ngồi vào ghế kia đi.Mặc cái áo choàng này vào cho ấm. Tôi đi lên lầu một lát, tôi mang theo cây đèn. Cô cứ ngồi yên đấy, và chớ gọi ai cả.
Tôi ngồi nhìn ánh đèn xa dần, rồi tôi nghe bước chân trên hành lang lầu ba. Ông đi khá lâu, tôi thấy người mệt mỏi và lạnh. Một hồi lâu ông cầm đèn trở về phòng. Ông đặt cây đèn lên giá để rửa mặt, rồi ngồi xuống nói:
- Tôi đã tìm ra nguyên do rồi. Đúng như tôi đã dự kiến
- Thưa ông sao ạ?
Ông đứng khoanh tay trước ngực, nhìn nền nhà.Ông nói:
- Không biết cô đã nói với tôi cô thấy gì khi cô mở cửa phòng cô chưa nhỉ?
- Tôi chỉ thấy cây đèn cầy trên nền nhà
- Nhưng cô có nghe tiếng cười. Trước đó cô đã nghe rồi chứ?
- Vâng, cái bà thêu may đấy - chị Grace Poole ấy - chị ta cười như vậy đó. Trông chị ta thật lạ kỳ
- Vâng. Cô thấy vậy thôi. Mà chị ấy cũng kỳ thật. Grace Poole - tôi phải nghĩ cách để đối phó, sáng mai tôi sẽ tính việc này.
Ông chỉ cái giường rồi nói tiếp:
-Bây giờ cô về ngủ đi. Tôi sẽ qua đêm ở chiếc trường kỷ trong thư viện.
- Thế thì xin chúc ông ngủ ngon.
Ông chặn tôi lại rồi nói :
- Trước khi cô đi ra, tôi phải cám ơn cô cái đã. Cô đã cứu mạng sống của tôi! Lẽ nào cô đi qua mặt tôi như một kẻ xa lạ vậy. Nào - ít ra chúng ta cũng bắt tay chứ.
Ông chìa tay ra. Tôi đưa tay cho ông, ông nắm lấy bằng cả hai bàn tay của ông:
- Jane, cô đã cứu mạng sống của tôi. Tôi vui mừng được mắc nợ cô,món nợ lớn lao như vậy
Ông ngưng lời, nhìn tôi chằm chằm. Tôi nói:
- Một lần nữa chúc ông ngủ ngon, thưa ông.Không có nợ nần , bổn phận gì giữa chúng ta cả.
Nhưng ông lại cứ nói:
- Tôi biết cô sẽ làm điều tốt cho tôi. Lần đầu tiên gặp cô, tôi đã đọc được điều này trong mắt cô.Dƒng dấp ấy, nụ cười ấy- ông nghĩ một lát- đã đem lại cho tôi niềm vui. Người ta thường nói đến những tình cảm tự nhiên, người ta lại thường kể chuyện các vị tiên nhân hậu đến giúp kẻ mắc nạn, trong các chuyện ngụ ngôn dân gian đều có sự thực chứ. Thôi xin chúc cô ngủ ngon, người bảo vệ tuyệt vời của tôi .
Tôi thấy có một ánh lửa kỳ lạ trong mắt ông, một nghị lực mới tiềm ẩn trong giọng nói của ông. Tôi đáp:
- Tôi thật hài lòng vì tình cờ thức dậy.
Tôi quay người dợm bước nhưng ông vẫn nắm chặt lấy tay tôi khiến tôi không tài nào đi được. Chúng tôi lắng nghe, rồi như có điềm báo trước, tôi bảo:
- Hình như có tiếng của bà Fairfax
- Đúng đấy. Thôi cô về phòng đi...
Tôi trở về giường cố ngủ nhưng không tài nào ngủ được. Mãi cho đến sáng, tôi cứ thấy mình như đang bồng bềnh trên sóng nước, tâm trí rối bời giằng co giữa hy vọng và lo âu, niềm vui và nghi ngại
Không cách nào ngủ được, tôi bèn trỗi dậy lúc trời chưa sáng.Khi đi xuống lầu, tôi vừa muốn gặp ông Rochester , lại vừa sợ. Tôi muốn nghe ông nói , mà lại sợ bắt gặp đôi mắt của ông. Nhưng buổi sáng đã trôi qua như thường lệ, tôi vẫn dạy Adela học bình thường.
Hôm sau, có lần tôi đi qua phòng ông Rochester, cửa đang mở và tôi nhìn vào thì thấy chị Grace Poole đang ngồi may bên cửa sổ. Chị nhìn lên và thấy tôi.
Tôi nghĩ bụng :" để trắc nghiệm chị ta coi sao". Tôi nói:
- Chào chị Grace. Có gì xảy ra ở đây à? Sao các màn giường tháo xuống hết cả thế
- Đêm kia ông chủ ngủ quên khi đọc sách trên giường. Mấy tấm màn bắt lửa cây đèn cầy. Tí nữa thì ông bị chết cháy trên giường rồi đấy
Tôi nhìn chị nói:
- Chuyện kỳ thật: không ai nghe ông kêu cứu sao? Ông không đánh thức mọi người dậy à?
Hình như chị chọn lời lẽ rất kỹ trước khi trả lời:
- Thưa cô, cô biết là gia nhân ngủ khá xa chỗ ông chủ, còn bà Fairfax thì bảo là bà không nghe gì hết. Người già thường ngủ say. Chị dừng lại một chút rồi đổi giọng hỏi tôi:
- Nhưng có lẽ cô có nghe chứ? Thưa cô?
- Tôi có nghe, thoạt tiên tôi cứ ngỡ là Pilot, nhưng chó làm sao biết cười, tôi qủa quyết với chị là tôi nghe tiếng cười, một tiếng cười rất kỳ lạ
Chị Grace Poole vẫn bình thản đưa đều mũi kim, chị nói:
- Chắc không phải là ông chủ cười rồi, thưa cô, vì ông đang gặp tai nạn mà. Chắc là cô nằm mơ đấy.
Chúng tôi nói chuyện thêm chút nữa, nhưng tôi không thu được những lời giải thích thỏa đáng cho sự việc xảy ra vào đêm hôm ấy. Hoặc là chị Grace không biết gì hết, hoặc là chị đã cố tình che giấu sự thực mà tôi không nghĩ ra được. Tôi thích thú khi đi xuống lấu để dùng trà, bởi vì tôi sẽ có cơ hội gần gũi với ông Rochester hơn.
Bà Fairfax đã thắp đèn ở trong phòng , bà kéo màn cửa sổ lại khiến căn phòng trở nên ấm cúng . Bà nhìn ra khu vườn đang tối lại, bà nói:
- Hôm nay đẹp trời, ông Rochester đi chơi suốt ngày
Tôi nói với bà, cố giữ cho giọng nói của mình bình thản
- Đi chơi à? ông Rochester đi đâu? Tôi không biết ông ấy đi khi nào đấy
- Ông đi ngay sau khi ăn điểm tâm xong. Ông đến chơi với ông Eshton ở trại Leas xa hơn Millcote mười dặm. Chắc là có buổi tiệc gia đình ở đó: gồm ông Lord Ingram, ngài George Lynn, đại tá Dent và nhiều người khác nữa.
Tôi hỏi:
- Bà đoán khi nào ông về?
-ít ra là sau một tuần. Khi qúy ông ấy đã gặp nhau thì họ không vội gì chấm dứt cuộc vui sớm. Ông Rochester cũng được các bà ưu ái , tôi chắc là vì ông giàu
- Có nhiều bà ở trại Leas không ?
- Có bà Eshton với ba cô con gái - họ là những thiếu nữ rất lịch sự. Rồi có các cô Honourable Blanchevà Mary Ingram, hai chị em rất đẹp. Tôi nhớ cách đây sáu năm, ông Rochester có tổ chức một buổi dạ vũ và có mời cô Blanche, lúc ấy cô 18 tuổi.Cô không tưởng tượng được phòng khách hôm ấy trang hoàng rất lộng lẫy và đèn đuốc sáng trưng.Tôi e phải có tới 50 ông bà tham dự, tất cả họ đều xuất thân từ các gia đình danh giá nhất trong vùng . Cô Blanche Ingram là hoa hậu của buổi dạ vũ ấy
Nghe bà ta ca tụng cô Ingram nào sắc đẹp này , nào thành tích này, cuộc sống xa hoa vui vẻ này, tôi lại quay về với tôi, về với sự ngớ ngẩn của tôi.
Tôi nghĩ bụng:" Mày! Mày nghĩa lý gì với ông Rochester? Mày lấy lòng ông ấy ư? Mày lại dám hy vọng một việc như vậy ư- con khùng mù quáng tội nghiệp! Rồi trong tương lai mày mơ tưởng ông ấy chú ý đến mày à? Hãy nhớ là ông ta sẽ chinh phục được tình yêu của một người vừa xinh đẹp lại vừa giàu có như cô Ingram. Mày tưởng ông ta phí thời giờ để nghĩ đến mày à?Đồ ngốc !Đồ khùng ! Che mặt lại đi kẻo xấu hổ".
Rồi một tuần trôi qua, vẫn không có tin tức gì về ông Rochester cả. Mười ngày, vẫn không thấy ông về. Bà Fairfax bảo rằng ,bà chắc là ông đã từ trại Leasđi thẳng đến Luân Đôn và qua lục địa, rồi có thể ở đấy cả năm trời. Trước đây đã nhiều lần xảy ra như vậy rồi.
Khi tôi nghe thế, lòng tôi thắt lại, tôi đâm ra chán chường đau đớn. Nhưng rồi tôi cố gắng trấn tĩnh lại, nhớ lại cái vị trí của mình ở ThornfieldHall. Tôi lại tự nhủ:" Mày không có nghĩa lý gì với ông chủ Thornfield Halll đâu. Ôhg với mày đâu cùng giai cqấp, đâu có liên her65 trang trọng nào giữa mày và ông ấy. Hãy nhớ tầng lớp của mày trong xã hội, hãy có lòng tự trọng. Thương yêu không đúng chỗ chỉ chuốc lấy sự khinh bỉ của người đời mà thôi"
Ông Rochester vắnbg nhà như vậy được hai tuấn thì bưu điện đem đến cho bà Fairfax một phong thư. Vừa xé phong bì bà vừa bảo:
- Thư của ông chủ đây
Chúng tôi đang dùng điểm tâm. Tôi đang uống cà phê. Cà phê rất nóng cho nên sắc mặt tôi thay đổi hay vì một lý do gì khác? Tôi chỉ biết tay tôi run run đến nỗi tôi đã làm đổ cà phê ra đĩa mà cũng chẳng hay biết gì
Tôi nghe bà Faifax nói:
- Rồi , chúng ta có lắm việc rồi đây. Ông Rochester báo sẽ trở về vào thứ năm tới , mà không phải một mình đâu. Tôi không biết có bao nhiêu người khả ái ở trại Leas sẽ đến, nhưng chúng ta cứ chuẩn bị những phòng ngủ đẹp nhất để đón họ. Các phòng ở tầng trệt cũng phải lau chùi dọn sạch sẽ hết. Tôi phải huy động thêm các đầu bếp ở Millcote hay ở đâu đó đến để phụ giúp. các cô các bà sẽ mang theo tôi tớ, các ông mang theo người hầu, thế là cả một nhà chật ních người!
Bà Fairfax vội vã ăn điểm tâm, rồi bà hấp tấp đi chuẩn bị công việc.
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (07-01-11)
  #14  
Cũ 07-01-11, 11:06 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.805
Thanks: 45.833
Thanked 83.832 Times in 21.719 Posts
Mặc định

Chương 14. Ông Manson


Thornfield Hall mở tiệc tưng bừng trong nhiều ngày, bao nhiêu ngày có tiệc là bấy nhiêu ngày bận rộn. Thật khác xa làm sao với ba tháng đầu tiên tôi sống dưới mái nhà này, nó yên tịnh và cô liêu! Bây giờ thì đâu đâu cũng có người, náo nhiệt suốt ngày, cả trên lầu lẫn dưới tầng trệt.
Nhà bếp, phòng gia nhân, phòng đợi , đâu đâu cũng sinh động và nhộn nhịp. Các phòng khác, thư viện cho đến phòng ăn, chỉ vắng người vào lúc tối trời. Gặp khi trời mưa, người ta lại tổ chức vui chơi trong nhà, các trò chơi thay đổi luôn. Nào là trò đố chữ vui, mặc áo quần hóa trang, khiêu vũ, bi da và các trò chơi khác.
Tôi đã bắt đầu yêu ông Rochester, chỉ khổ nỗi là ông ta không chú ý đến tôi nữa. Tôi nhận ra ông ấy đang lưu tâm đến cô Blanche Ingram, cho nên ông không để ý đến tôi là phải.
Cô Ingram có địa vị, học thức như ông Rochester. Còn tôi thì không. Không có gì lay chuyển được tình yêu của tôi, nhưng tôi cảm thấy nhiều vô vọng, bởi vì xem qua thì thấy ông chủ và cô vợ tương lai của ông là linh hồn của buổi tiệc.
Cho nên những ngày tiệc trôi qua, tôi chỉ biết nhìn sự việc xảy ra trước mắt và chỉ đóng vai trò chủa một nữ gia sư trong nhà của một người qúy tộc mà thôi- chứ không hề mong mỏi tham gia với họ.
Một buổi tối, một chiếc xe đến đỗ trước mặt nhà, một ông khác mới bước ra. Ông từ nước ngoài đến, tên là Manson. Ông tỏ ra quen biết rất thân với ông Rochester.Người ta bảo hai người đã gặp nhau rất lâu ở tận bên quần đảo Tây ấn, vì ông đã nhắc đến việc bạn mình không thích cái nóng và sự ẩm ướt của quần đảo.Tôi đã biết ông Rochester đi du lịch ở Châu Âu rất nhiều, nhưng đây là lần đầu tiên tôi nghe ông đã đi thăm một chỗ xa xôi như thế này
Đêm đó ông Manson và ông Rochester ngồi nói chuyện khá lâu trong thư viện. Tôi đi nằm khá lâu mới nghe ông Rochester vui vẻ nói:" Ngã này, Manson. Phòng cậu đây", tôi nghe tiếng chân của họ đi lên phòng ngủ dọc hành lang. Giọng nói của ông làm cho tôi thư thái trong người, và tôi thiếp đi khi nào không biết.
Tôi quên kéo màn khi đi ngủ, cho nên nửa khuya ánh trăng lọt vào, chiếu lên giường đã đánh thức tôi dậy.Tôi đang mơ màng , đưa tay kéo màn lại thì bỗng có một tiếng thét lớn làm cho tim tôi muốn ngừng đập
Tiếng thét ở đâu trên lầu ba- ngay trên đầu tôi- vâng, trong phòng ngay trên phòng tôi- tôi nghe có tiếng vật lộn rồi một giọng la lên:"Cứu tôi với, cứu tôi với", giọng la kêu cứu nhiều lần:"Không có ai hết sao ?Ông Rochester đâu? Rochester đến giúp tôi với, trời ơi".
Có tiếng nhân người chạy dọc theo hành lang, rồi chạy lên lầu.Tiếng chân chạy rầm rập trên tầng trên, tiếng người té nhào, rồi lại im lặng. Tôi qúa khiếp hãi và lo âu, tôi mặc quần áo vào rồi bước ra ngoài hành lang. Tất cả mọi người trong nhà đều dậy khi nghe tiếng kêu cứu, và bây giờ họ đang tụm lại với nhau, hỏi han cái gì đã xảy ra.
Cánh cửa cuối hành lang bật mở, ông Rochester tay cầm đèn bước ra. Ông nói với mọi người:
- Một gia nhân bị cơn ác mộng , thế thôi. Chị ấy bị kích thích, gặp khi thần kinh rối loạn, chị ấy mắc phải thôi. Xin về phòng hết đi, khi nào trong nhà đã ổn định và yên tĩnh trở lại , thì chị ấy sẽ khỏi thôi
Ông la mắng người này, sai khiến người kia để buộc tất cả phải trở về phòng mình.
Tôi trở về phòng và thay áo quần. Tôi đã nghe tiếng la hét rất rõ, cho nên tôi chắc ông Rochester đã biạ chuyện giải thích với mọi người, để che giấu một cái gì đó.Tôi đã nghĩ đúng vì không lâu sau đó, tôi nghe có tiếng gõ cửa nhè nhẹ. Tôi mở cửa thì thấy ông ta đang đứng ở bên ngoài.
Ông bảo tôi:
- Tôi muốn cô giúp một tay. Đi lối này. Đừng làm ồn
Tôi nhẹ nhàng đi theo ông không một tiếng động, đi lên cái hành lang tối tăm của tầng ba đang xảy ra sự việc vừa rồi
Ông thì thào nói với tôi:
- Cô có miếng xốp để lau chùi dưới phòng không?
- Dạ có
- Có thuốc hít cho tỉnh người không?
- Dạ có
- Vậy cô xuống mang cả hai thứ lên đây
Tôi nhanh nhẹn mang các thứ ấy trở lại, đứng bên ông. Ông đút một chiếc chìa khóa vào ổ một cánh cửa nhỏ màu đen, rồi ông ngừng lại hỏi tôi:
- Thấy máu cô có ngất xỉu không?
- Chắc là không, tôi chưa khi nào ngất hết
- Cô đưa tay đây, bây giờ chúng ta phải hết sức tỉnh táo
Ông nắm tay tôi rồi mở cửa căn phòng.
Căn phòng này tôi đã thấy rồi, khi bà Fairfax dẫn tôi đi xem toàn bộ ngôi nhà. Những bức tường đều trang hoàng bằng vải bông cổ, nhưng lại tránh đi một bức, chứng tỏ rằng có một cánh cửa đã được che giấu trước đây. Bây giờ thì cánh cửa này đã được mở ra, ánh sáng từ trong phòng chiếu ra. Tôi nghe bên trong có tiếng gầm gừ kỳ lạ như tiếng chó cắn nhau. Ông Rochester để ngọn nến xuống, ông bảo tôi:
- Cô đợi đây một chút
Rồi ông đi vào trong. Một tràng cười chào đón, ban đầu thì ồn ào, nhưng sau dịu dần và khi nghe chị Grace Poole càu nhàu gì đó, tiếng cười mới ngưng hẳn.Đúng rồi, chị ta ở đấy!Sau khi tôi nghe họ nói chuyện với nhau nho nhỏ một hồi, ông Rochester lại bước ra và đóng cửa lại. Ông bảo tôi:
- ở đây Jane
Tôi đi theo ông quanh chiếc giường lớn kê ở giữa phòng có trang trí vải hoa. Bên cạnh chiếc giường có một người đàn ông đang ngồi trong một cái ghế bọc nệm, đầu ông dựa ngửa ra đằng sau, mắt nhắm nghiền lại. Nhờ ánh sáng ngọn đèn cầy , tôi nhận ra người khác lạ, chính là ông Manson. Ông đã cởi áo ngoài, máu vấy đầy một bên áo sơmi và cánh tay của ông.
Ông rochester bảo tôi:
- Mang cây đèn cầy đến gần đây
Tôi cầm cây đèn cầy đến, còn ông thì tới bưng cái thau nước trên gía. Ông lại bảo:
- Cô bưng cái này
Tôi vâng lời. Ông lấy miếng xốp lau chùi cái khuôn mặt bất động rồi đưa ống thuốc hít vào hai lỗ mũi để ông ấy hít thuốc. Ông Manson từ từ mở mắt và rên rỉ
Ông Rochester cởi áo sơmi của ông Manson ra, cánh tay và vai ông ta đã được băng lại, nhưng máu vẫn còn tươm ra. ông Rochester lấy miếng xốp lau chùi những vết máu đi. Ông Manson hỏi, giọng yếu ớt:
- Tôi có bị thương nặng kkhông?
Ông Rochester đáp:
-Không - chỉ trầy da mà thôi. Đừng lo qúa, bạn!Cố gắng đi, tôi đi mời bác sĩ cho anh.Này , cô Jane!
- Dạ thưa ông có tôi.
- Tôi nhờ cô canh chừng ông này trong vòng một hay hai giờ. Nếu máu còn chảy, cô chùi sạch đi. Nếu ông ấy yếu qúa, cô cho ông ấy hít thuốc khỏe của cô đấy. Cô không được nói chuyện với ông ấy- Richard này, nếu anh nói chuyện với cô ta , tính mạng củas anh sẽ rất nguy hirểm đấy. Nếu anh động đậy mạnh qúa, tôi sẽ không chịu trách nhiệm về những hậu qủa do anh gây nên đấy.
Ông Manson lại rên lên. ông tỉ ra không dám động đậy tay chân. Chắc là ông sợ chrết.- hay có gì nữa không?-để làm ông bất động. Tôi nắm lấy miếng xốp lau. Ông Rochester nhìn tôi một lát rồi bảo:
-Cô nhớ đấy nhé. Tuyệt đối không được nói chuyện
Rồi ông ra khỏi phòng
Tôi có một cảm giác kỳ lạ khi nghe tiếng khóa mở cửa. Tôi đang ở trong căn phòng bí hiểm của lầu ba, màn đêm bao phủ quanh tôi, tôi lại chăm sóc một bệnh nhân xanh xao vì mất máu, đang cách một nữ sát nhân chỉ qua một cánh cửa. Thỉnh thỏang có bước chân kêu cót két, tiếng gầm gừ lại nổi lên hay một tiếng rên dài, khiến cho da thịt tôi nổi gai ốc.
Tôi suy nghĩ mông lung, lòng lo âu vô cùng. Tội lỗi gì đây? Có gì bí mật không? Dưới khuôn mặt đàn bà ấy, vóc dáng ấy đã che giấu một loại người gì?Người đàn ông này là ai? Cái gì đã lôi ông ta tới đây? Tại sao ông ta lại ngoan ngoãn vâng lời ông Rochester đến thế? Và nói chung thì tại sao ông ta lại đến đây?
Ông ta lại tiếp tục rên rỉ và có vẻ qúa yếu, qúa bệnh, đến nỗi tôi sợ ông ta chết mất. Tuy vậy, tôi không được phép nói chuyện với ông ta! Ngọn đèn cầy đã tắt, tôi thấy ánh bình minh đang lấp ló ngoài cửa sổ. Chợt tôi nghe tiếng sủa của con Pilot ở xa, và ít phút sau ông Rochester bước vào, dẫn theo ông bác sĩ. Ông nói với vị bác sĩ:
- Xin bác sĩ bắt tay ngay đi, tôi mong bác sĩ làm sao trong vòng nửa giờ ,bệnh nhân phải ăn mặc sạch sẽ và xuống lầu bình an
Rồi ông quay lại hỏi ông Manson:
- Thế nào ông bạn, có đỡ không?
Ông ta trả lời yếu ớt:
- Tôi sợ qúa, cô ta đã định giết tôi.
- Đừng nói bậy. Anh đã mất ít máu nhưng trong vòng vài tuần, anh sẽ bình phục trở lại ngay. Bác sĩ à, xin bác sĩ nói cho ông ta biết không có gì nguy hiểm cả
Ông bác sĩ thá băng ra, ông nói:
- Đúng vậy, không có gì nguy hiểm đến tính mạng đâu, nhưng tôi phải cầm máu cho ông ta cái đã. Cái gì thế này? Thịt trên vai bị rách toạc như dao cắt thế này? ồ, có cả dấu răng ở đây!
Ông Manson nói:
- Cô ấy cắn tôi. Cô ấy cắn tôi như một con hổ cái , khi ông Rochester tước cái dao nơi tay cô ấy đi. Ôi, quá kinh khủng!
Ông nhún vai rồi nói tiếp:
- Bởi vì tôi qúa chủ quan, tôi tưởng cô ta không tấn công, ban đầu thấy cô ta bình tĩnh lắm kia mà!
Ông Rochester lại nói:
- Tôi đã báo trước với anh rồi mà. Thật là điên kkhi đi thăm cô ta đêm nay- lại đi một mình nữa chứ. Đáng lý tôi phải đi theo anh mới phải
Ông Manson nói:
- Tôi cứ tưởng nói chuyện với cô ta , để cô đỡ hơn
Ông Rochester kiên nhẫn nói:
- Anh tưởng! Mà thôi, anh đau đớn qúa rồi, tôi không nói đến nữa đâu. Thưa bác sĩ, mau lên đi. Mặt trời sắp mọc rồi, phải đưa ông ta về ngủ chứ
-Sắp xong đây, thưa ông.Vai đã băng bó kỹ rồi đấy. Nhưng còn vết thương khác ở cánh tay nữa.
Ông Manson lại nói trong cơn khiếp hãi:
- Cô ấy hút máu tôi! Cô ấy bảo là cô ấy sẽ hút hết máu trong tim tôi. Tôi sẽ không bao giờ quên cảnh hãi hùng đêm nay.
- Này Richard, đừng nhắc mãi đến lời nói điên khùng của cô ta nữa. Anh sẽ quên hết việc này, khi anh đã trở lại Jamaica bình an. Cứ coi như cô ta đã chết và đã được chôn cất hẳn hoi, con người tội nghiệp ấy!
Rochester quay lại phiá tôi, đây là lần đầu tiên từ khi ông ấy trở lại phòng này, ông bảo:
- Cô Jane, cô lấy chìa khóa này xuống phòng tôi, cô mở ngăn tủ trên cùng, lấy cho tôi một cái áo sơmi sạch và một cái khăn. Cô mang nhanh lên đây.
Ông bác sĩ và ông Rochester , mỗi người một bên, giúp ông Manson mặc áo, khoác ngoài một cái áo choàng ấm, họ lặng lẽ dìu ông xuống lầu.Một chiếc xe đỗ ngoài sân, một bác tài đang đợi bên mấy con ngựa.
Tôi giữ cửa cho họ giúp bệnh nhân bước vào xe, rồi ông bác sĩ vào ngồi bên cạnh. Ông Rochester đóng cửa lại:
- Xin bác sĩ trông chừng ông ấy giúp, tôi sẽ cưỡi ngựa đến nhà ông một hay hai ngày sắp tới, để xem ông ta ra sao. Thôi , xin chào Richard!
Manson chìa bàn tay lành ra bắt tay ông:
- Rochester, cho người săn sóc kỹ cô ấy. Đối xử với cô ấy cho tử tế nghe
Nước mắt chảy trên má ông ta
Ông Rochester đáp:
- Tôi làm hết sức mình. Trong qúa khứ, tôi đã làm hết khả năng mình, và tôi sẽ tiếp tục làm như vậy trong những ngày tới
Rochester quay lại khi chiếc xe vừa chạy.Ông đóng mấy cánh cửa lớn của chuồng ngựa, cài thanh ngang lại, rồi ông lẩm bẩm một mình:
- Lạy Chúa, xin cho con chấm dứt được việc này.
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (07-01-11)
  #15  
Cũ 07-01-11, 11:07 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.805
Thanks: 45.833
Thanked 83.832 Times in 21.719 Posts
Mặc định

Chương 15. Lời Đề Nghị



Giữa mùa hè năm đó, trời đẹp lộng lẫy khắp nước Anh. Bầu trời trong xanh, mặt trời chiếu sáng, thật hiếm khi thấy được trên đất nước chúng ta.Thật giống như thời tiết mùa hè bên ý, bầu trời trong xanh ấm áp, chim chóc di chuyển từ miền Nam đến định cư một thời gian ở miền quê nước Anh.
Vào dịp lễ trung hạ, Adela đi ngủ sớm sau khi đã đi nhặt dâu tây dại ngòai vườn. Tôi ngồi ngắm bé ngủ sau một ngày mệt nhọc nhưng hạnh phúc của bé, rồi tôi ra vườn. Bây giờ là lúc dễ chịu nhất, sương rơi mát lạnh trên mặt đất khô ráo dưới ánh nắng mặt trời suốt ngày.
Từ ngày ông Manson bị tấn công, đã có lắm việc đổi thay. Eliza Reed đột ngột nhắn tôi về Gateshead, tôi ở lại đấy hơn một tháng để giúp nuôi mẹ cô ấy. John Reed- tên hung thần thời thơ ấu của tôi- đã chết ở luân đôn. Nghe người ta đồn thì hắn đã tự vẫn. Mẹ hắn đã bị xúc động mạnh , đau đớn vì đứa con trai yêu qúy đã chết, lại khổ tâm vì nó nợ nần như chúa chổm mà phải kết liễu đời mình.Trong lúc bà Reed nằm tê liệt trên giường , thì tôi giúp việc nhà trong nhiều ngày, may thay là tử thần đã đến để làm nhẹ bớt đau khổ của Bà.
Trước khi chết, bà Reed đã có lúc tỉnh táo. Bà nói với tôi có hai lần bà xử sự sai với tôi, mà bây giờ bà rất hối tiếc: một lần bà đã thất hứa với chồng khi hứa sẽ nuôi nấng tôi như con ruột của bà, một lần khác đã giấu tôi một việc.Bà nói:
- Cháu đến cái hộp ấy, tìm cho mợ cái thư ở trong đó.
Tôi làm theo lệnh của bà. Bà lại bảo:
- Cháu đọc thư đi
Tôi đọc:
" Thưa bà
Xin bà vui lòng gửi cho tôi biết địa chỉ của cháu gái tôi là Jane Eyre, và cho tôi biết bây giờ nó ra sao. Tôi có ý định viết thư cho nó, yêu cầu nó đến ở với tôi ở Madeira. Nhờ ơn trên , tôi làm ăn phát đạt và tôi vẫn còn độc thân, nên tôi muốn nhận nó làm connuôi của tôi, và khi chết đi, tôi sẽ để lại cho nó toàn bộ gia tài của tôi
Kính chào bà,
John Eyre
Madeira"
Tôi nhận ra bức thư đã viết cách đây ba năm! Tôi bèn hỏi bà Reed:
- Tại sao mợ kkhông cho cháu biết?
- Vì mợ không bao giờ quên được cách cháu đối xử với mợ, cháu hung hăng, cháu thù ghét mợ. Mợ lại đâm ra ghét cháu vô cùng.
Tôi rót cho bà cốc nước uống, rồi nói:
- Mợ à, thôi đừng nghĩ đến qúa khứ nữa. Lúc ấy cháu còn bé mà, chuyện đã lâu lắm rồi.
- Nhưng mợ lại không quên được cháu Jane à. Mợ đã trả thù. Mợ không chịu được khi để chú cháu nuôi nấng cháu tươm tất, hẳn hoi. Thế là mợ viết thư cho ông Eyre. Mợ bảo rằng cháu đã chết vì bệnh sốt đậu lào ở Lowood. Bây giờ gần chết, lương tâm mợ cắn rứt vì mợ xử sự qúa ác, qúa sai lầm với cháu.
- Mợ à, cháu tha thứ hết cho mợ. Bây giờ mợ chỉ còn cầu nguyện Chúa tha tội cho mợ mà thôi. Mợ hãy yên tâm đi
Chị điều dưỡng bước vào phòng. Chúng tôi ở với nhau một thời gian nữa, và mấy ngày sau thì bà mất.
Tôi trở lại Thornfield Hall để tiếp tục công việc của mình
Tôi nghe bà Fairfax cho biết khách khứa đã về hết rồi và bây giờ, sau hai tuần vắng khách, không khí tĩnh mịch như trước đã trở lại quanh tôi và Adela, trong phòng học, khắp nhà và ngoài sân.
Có một việc làm tôi ngạc nhiên nhất, là ông Rochester không đi chơi đâu hết, cũng không lui tới thăm viếng nhà Ingram. Tôi mong lời đồn miệng ấy không đúng, và cứ lo đám cưới của ông và cô Ingram không còn bao xa nữa. tôi biết rằng, gia đình cô ta rất xứng đáng với ông, nhưng tôi lại cảm thấy ông không hề yêu cô ta.
Tôi tha thẩn trong vườn cây ăn trái, vừa nghĩ đến những việc đã xảy ra vào buổi tố áp lễ trung hạ ấy. Vườn được che kín bằng một bức tường cao ở một bên, bên kia là một hàng dẻ gai ngăn cách vườn với bãi cỏ và ở cuối khu vườn có một cây dẻ gai cổ thụ, bên dưới, một chiếc ghế đá hình bán nguyệt bao quanh lá6y gốc cây. ở đây, tôi có thể thơ thẩn giữa đám hoa trái mà không sợ ai nhìn thấy
Hoa gai, hoa nhài, hoa hồng toả hương thơm ngào ngạt trong sương đêm. Rồi bỗng tôi ngửi thây một mùi lạ, tôi nhận ra mùi này- đó là mùi thuốc xì gà của ông Rochester
Tôi muốn tránh mặt ông nên tôi im lặng nép mình dưới đám cây rậm. Ông thủng thỉnh đi qua, khi thì nâng những cành dâu để nhìn trái, khi thì ngắt một trái chín trên cành. Thế rồi ông đứng lại, nghiêng mình nhìn một con bọ lớn đang đậu trên một đóa hoa ở cạnh ông. Bỗng ông nói:
- Này Jane, đến xem chú bọ này
Tôi giật mình, tôi có gây nên tiếng động đâu, ông ta có mắt ở sau gáy sao? Tôi bước đến
Ông TRochester bảo:
- Cô hãy nhìn đôi cánh xinh đẹp này.Nó nhắc tôi nhớ đến một loại côn trùng ở quần đảo Tây  n, khó mà tìm ra một con lớn mà đẹp như thế này ở nước Anh! Rồi, nó bay rồi...
Con bọ đã bay đi, và tội cũng dợm bước bỏ đi, nhưng ông Rochester đã đi theo tôi. Ông bảo:
- Nán lại đây với tôi, cô jane. Một đêm đẹp như thế này mà ngồi trong nhà thì thật là phí. Ai lại đi ngủ vào giờ giao tiếp giữa mặt trời lặn và mặt trăng lên!
Bây giờ mặt trời đang lặn ở phương Tây, trông như một viên hồng ngọc đặt trên một tấm màn mỏng màu phớt tím lộng lẫy huy hoàng. Tiếp theo là những đám màu hồng, màu hồng nhạt, màu hồng san hô trải rộng ,lóng lánh lên tận nửa bầu trời Tây. Phương Đông là một màu xanh đậm tươi mát, như một vì sao hôm đơn độc lấp lánh trên nền trời như viên ngọc qúy. Rồi mặt trăng nhú lên ở chân trời như để cùng với vì sao tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp
Ông Rochester và tôi trò chuyện đủ thứ, vừa chậm rãi đi về hướng gốc cây dẻ gai, thế rồi bỗng nhiên chúng tôi đem hết những tâm sự ẩn ức trong người bấy lâu nói cho nhau nghe
Ông Rochester bảo:
- Này Jane, mùa hè ở Thornfield thú vị lắm phải không? Từ bỏ nó thì thật đáng buồn. Cô có buồn khi bỏ chúng tôi không?
Tôi đáp:
- Tất nhiên là tôi buồn lắm. Nhưng tôi phải từ bỏ Thornfield à? Tôi sẽ rất buồn khi xa nó... và xa ông, ông Rochester ạ
Niềm xúc cảm và nỗi thất vọng đang hành hạ tôi, tôi không kềm hãm được, bèn thốt nên lời:
- Mãi mãi xa ông thì thà chết còn hơn!
Nước mắt bỗng đầm đìa hai má tôi. Tôi lại nói:
- Tuy nhiên , chắc là tôi phải đi
Đột nhiên ông hỏi
- Có cần thiết không?
Tôi đáp:
- Cần chứ, vì cô Ingram, vợ sắp cưới của ông.
Ông nói một cách bực bội:
- Vợ sắp cưới của tôi, vợ nào? Tôi không có vợ sắp cưới nào hết.
- Nhưng rồi ông sẽ có
Ông rít lên:
- Vâng , tôi sẽ có, sẽ có!
- Thế thì tôi đương nhiên phải đi.Chính ông đã nói rồi đấy
- Không cô phải ở lại! Tôi xin thề như vậy. Tôi xin giữ lời thề với cô.
Bấy giờ thì tôi khóc to lên vì thất vọng:
- Tôi báo cho ông biết tôi phải đi. Ông tưởng tôi là một cái máy không có tình cảm chắc? Làm sao tôi chịu cảnh nhục nhã được?Bởi vì tôi nghèo, tôi xấu , tôi nhỏ con mà. Ông đừng cho tôi không có tâm hồn! Nếu tôi mà đẹp, tôi giàu thì ông có chịu để tôi rời bỏ ông mà đi như bây giờ không!
- Kìa Jane, Jane!
Bỗng ông Rochester kéo tôi vào lòng ông, áp môi ông vào môi tôi
- Thả tôi ra! Anh đã có vợ mà, đính hôn cũng coi như đã có vợ. Thả tôi ra
- Nà Jane, hãy bình tĩnh lại! Đừng vùng vằng như con chim mắc bẫy thế
Tôi không phải là chim, không có lưới nào giăng bẫy được tôi đâu. Tôi có sở thích của tôi và tôi muốn rờ khỏi ông ngay
Tôi gắng sức vùng ra khỏi tay ông ta và đứng th8ảng trước mặt ông. Ông ấy lại nói:
- Rồi, sở thích của em sẽ định đoạt đời em đấy. Nghe đây, anh xin cầu hôn em đấy. Anh sẽ hiến dâng trái tim anh cho em, anh chia sớt của cải của anh cho em. Anh xin em cùng anh chung sống, xin e làm người bạn đời tốt nhất và trung thực nhất của anh
Tôi lại khóc to lên:
- Anh đã lựa chọn bạn đời cho anh rồi, anh phải đợi chờ thôi
- Jane, bình tĩnh một chút đi nào. Em đã qúa xúc động rồi đấy. Chúng ta ngồi xuống đây đi em
Chúng tôi ngồi trên ghế dước cây dẻ gai, nghe gió xà xạc lá cây. Tiếng hót của loài chim đêm thánh thót trong rừng.Ông Rochester ngồi yên, trìu mến nhìn tôi. Ông kéo tôi lại gần rồi nói:
- Jane, chính em là người anh muốn cưới, em không hiểu sao? Vợ sắp cưới của anh là đây, Jane, em muốn lấy anh làm chồng không?
Nhưng lạ một lần nữa , tôi hất tay anh ra, vì tôi vẫn chưa tin
- Jane, em không tin hả?
- Vâng
Anh ta nôn nóng hỏi lại tôi:
- Em cho anh là kẻ nói láo ư? Jane, em phải tin anh. Anh yêu cô Ingram à? Không đâu. Anh rêu rao tài sản anh qúa ít, thế là cô ta và mẹ cô ta lạnh nhạt với anh. Anh không thể nào cưới cô Ingram được.
-Nhưng với em, anh hết lòng yêu em. Jane, chấp nhận lời cầu hôn của anh đi. Nói bằng lòng đi, mau đi!
- Rochester, để e nhình thẳng vào mắt anh xem nào. Quay mặt về phía ánh trăng!
Anh ta quay mặt về mặt trăng, tôi thấy mặt anh ửng hồng, mắt anh sáng long lanh như mọi khi . Anh thốt lên:
- Ôi Jane, em hành hạ anh đấy nghe. Nhìn anh như thế là hành hạ anh đấy nghe
- Thế nào? Nếu anh chân thật, nếu anh cầu hôn nghiêm túc, thì em chỉ biết chung thủy với anh và biết ơn anh
Anh lại thốt lên:
- Biết ơn !
Rồi anh dịu dàng nói thêm:
- Jane, nhận lời anh mau đi. Em hãy nói:" Anh Edward"- gọi tên anh- "Anh Edward, em sẽ lấy anh làm chồng"
- Anh hấp tấp vậy sao? Có thật anh yêu em không? Có thật anh muốn em làm vợ anh không?
- Anh mong lắm, nếu em thấy cần thiết phải thề để em yên lòng, thì anh xin thề đấy
Cuối cùng thì tôi cũng thốt lên:
- Được rồi , anh Edward, em sẽ lấy anh làm chồng
Giọng anh trở nên thật ấm:
- Ôi , đến đây với anh- nào, ngồi sát vào anh đi.
Má anh áp vào mà tôi:
- Hãy cho anh hạnh phúc, và anh sẽ đem hạnh phúc đến cho em. Anh ôm chặt tôi vào lòng
Anh nói:
- Xin Chúa ban phước lành cho tôi. Không ai có thể can thiệp và đời tôi. Giờ thì tôi đã có nàng, tôi cương quyết giữ lấy nàng
Tôi nhắc nhở anh:
- Không có ai can thiệp được đâu. Em không có gia đình để xen vào chuyện của chúng ta
Nếu tôi có yêu anh ít đi thì tôi vẫn thấy anh hết sức hân hoan, cho nên tôi cảm thấy vui sướng khi ngồi bên anh. Anh cứ nhắc lui nhắc tới:
- Tốt quá rồi. Jane, em có hạnh phúc không?
Và tôi cũng lặp đi lặp lại:
- Vâng, hạnh phúc. Vâng, em có hạnh phúc
Một lát sau, tôi nghe anh lẩm bẩm:
- Sẽ chuộc hết lỗi lầm, sẽ chuộc hết lỗi lầm của qúa khứ. Mình thấy nàng đơn côi và cô độc, mình sẽ làm cho nàng vui, mình sẽ bảo vệ nàng. Ta có tin tưởng , bền gan không? Ta biết Chúa sẽ ban ơn cho ta. Còn dư luận của người đời ư? Ta chẳng thiết
Anh lại hôn tôi
Mặt anh ra sao ư? Tôi không thấy rõ mặt của anh, dù anh kề bên tôi. Cây dẻ gai rùng mình run rẩy khi có luồng gío thổi qua. Rochester bảo tôi:
- Mình phải vào thôi- trời trở gió rồi đấy. Jane, anh có thể ngồi với e ở đây suốt đêm
Tôi nghĩ"Em cũng thế. Em cũng có thể ngồi với anh suốt đêm"
Bỗng một tia chớp lóe lên, có tiếng sấm ầm ì, tôi cúi che mắt trên vai anh, rồi cơn mưa trút xuống. Chúng tôi vội vã chạy qua khu vườn, băng qua bãi cỏ, vào nhà.
Anh lau khô nước mưa trênmái tóc lòa xòa của tôi, chải lại tóc cho tôi, vừa khi bà Fairfax ở trong phòng bước ra. Thoạt tiên, tôi không thấy bà, Rochester cũng không thấy . Đồng hồ trong đại sảnh điểm mười hai tiếng
Anh bảo:
- Đi thay đồ ướt mau ra mau đi. Mà khoan đã, chúc em ngủ ngon, cưng của anh
Anh hôn tôi một hồi lâu. Khi anh buông tôi ra, tôi thấy bà Fairfax đứng đấy, ngạc nhiên , xanh xao và trang trọng. Tôi mỉm cười chà bà , rồi vội vã lênlầu. Tôi nghĩ trong bụng:"Sẽ giải thích sau,lo gì"
Đêm hôm ấy, tôi vui qúa, quên hết mọi lo lắng, tôi sung sướng qúa, bỏ hết mọi nghi ngờ. Gió thổi ào ào, sấm sét đì đùng, chớp lòe liên hồi qua màn mưa, tôi chẳng sợ gì hết.Suốt đêm, Rochester đến gõ cửa phòng tôi ba lần, hỏi thăm tôi có bình yên không. Thật qúa bình yên, qúa khỏe mạnh
Sáng hôm sau, bé Adela chạy đến báo cho tôi biết cây dẻ gai cổ thụ đã bị sét đánh gẫy làm hai vào buổi tối qua .
Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
Hạ Phượng (19-08-11), hoatigon208410 (07-01-11)
Trả lời

Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của mình

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:43 PM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.

Loading...