![]() |
|
![]() |
|
![]() |
#2
|
||||
|
||||
![]() CẢM NHẬN BAN ĐẦU VỀ 3 BÀI THƠ THUẬN NGHỊCH ĐỘC Có lẽ đây là kỷ lục lần đầu tiên trong một cuộc thi thơ đường luật trên NET lại có đến xấp xỉ 10% bài dự thi là viết Thuận nghịch độc, một trong vài thể thơ khó, kén người chơi, người đọc nhất hạng. Trong 4/43 bài thơ dự thi viết TNĐ đă nói trên có tới 3 bài được chọn vô Chung khảo với số phiếu tuyệt đối 3/3. Sự thật này gây cho tôi vừa ngạc nhiên vừa thích thú nhưng cũng có phần e ngại, bởi tŕnh độ của bạn thơ lên cao đến thế không biết ḿnh có đủ khả năng thẩm định hay chưa? Cũng may, trong những ngày đầu phát động cũng có một vài tranh luận nho nhỏ và chúng tôi, những thành viên được vinh hạnh mời tham gia BGK đành vừa bào chữa vừa tự trấn an ḿnh bằng cách nh́n nhận rằng với "thời gian có hạn", bằng "tŕnh độ có hạn" cố gắng hết sức để đánh giá "cái vô hạn của kiến thức" trong các bài dự thi một cách công tâm. Thật sự khó khăn cho chúng tôi ngay từ ban đầu bởi các bài dự thi năm nay đều viết khá nhuyễn. Hầu hết các tác giả đều nắm được lư thuyết khá vững cũng như hiểu rơ gu của đường luật Cổ Mộ phái. Phần lớn các bài viết đều phối thanh tốt, tṛn vận, đảo thanh vần rất ít điệp thanh, điệp vần và hiếm gặp một số lỗi hay bệnh. Việc chọn 10 bài vô Chung khảo phải trải qua sự đắn đo cân nhắc hết sức kỹ lưỡng và rất may là sự lựa chọn của 3 thành viên trong BGK không sai khác nhiều lắm. Thực tế ngoài một bài thất luật 1 chiều nghịch (do t/g vô t́nh quên để ư rà soát lại) có thể nói hầu hết bài thơ dự thi đều khá hay, chọn bài này hay bài khác vào chung khảo cũng chỉ chênh nhau một 10 một 8. Dù sao kết quả đă công bố cũng là mực thước tương đối được thừa nhận. Kết quả cuối cùng vẫn c̣n ở phía trước, v́ vậy tôi xin chia sẻ với bạn đọc vài cảm nhận của tôi lần lượt về 3 bài TNĐ đă nói trên theo đúng thứ tự mà BTC đă đánh số (chưa hề có ngụ ư xếp hạng ở đây). Tôi xin được phép nhận xét chung v́ cả 3 bài đều thiên về cảnh sắc, đều có sự đầu tư công phu trong việc chắt lọc ngôn ngữ chắc hẳn tác giả của chúng phải là những người có năng lực viết bẩm sinh, có chiều sâu suy nghĩ và vốn sống khá dày dạn. Những năm gần đây, số lượng các tác giả viết TNĐ, họa thơ TNĐ cũng như số lượng bài thơ viết theo lối TNĐ ngày càng nhiều thể hiện trào lưu t́m ṭi, khám phá khá phát triển nhưng cũng mang lại nỗi buồn cho các nhà thơ, nhà phê b́nh và người đọc bởi đa số viết chưa tới. Phần lớn các bài thơ TNĐ trên NET bị gượng ép câu chữ, g̣ uốn nghĩa đến mức gây khó chịu cho người đọc. Nhẹ nhất th́ cũng khổ độc hoặc lỗi phách... NẮNG XUÂN Nà nuột nắng xuân biển tiếp trời Nắng ḥa xuân gội sóng đầy vơi Hoa bừng cội nắng xuân vời vợi Lá trổ cành xuân nắng ngợi ngời X̣a nước rải xuân trao nắng ngọt Trải mùa ươm nắng đón xuân tươi Ta chờ nắng thắm nồng xuân mộng Ngà ngọc chiếu xuân nắng mỉm cười. Cười mỉm nắng xuân chiếu ngọc ngà Mộng xuân nồng thắm nắng chờ ta Tươi xuân đón nắng ươm mùa trải Ngọt nắng trao xuân rải nước x̣a Ngời ngợi nắng xuân cành trổ lá Vợi vời xuân nắng cội bừng hoa Vơi đầy sóng gội xuân ḥa nắng Trời tiếp biển xuân nắng nuột nà. Bài NẮNG XUÂN có không gian trải rộng, một bức tranh xuân với toàn cảnh thiên nhiên từ hương vườn cỏ nội lá hoa đến biển trời sóng nước... Tất cả cùng ḥa quyện trong làn nắng ấm chan ḥa làm lay động ḷng người "Ta chờ nắng thắm nồng xuân mộng". Đó chính là điểm nhấn của bài thơ, nó thoát hẳn ra khỏi sự miêu tả cảnh vật thông thường. Ngoài ra một số từ nhân cách hóa rất gợi như: nà nuột, gội, bừng, trổ, trải, rải, ươm... dù đâu đó đă nhiều t/g vận dụng, nhưng t/g đưa vào bài thơ rất khéo léo, ư vị và không trùng lắp nhằm tạo dựng một phong cách riêng. Cặp từ láy "vời vợi", "ngời ngợi", được đảo ngữ một cách sáng tạo, ít thấy nhưng quả thực vẫn rất sáng nghĩa chứ không gượng ép như một số từ của nhiều bài viết khác trên NET. Ba dấu nặng ở cuối các câu 3, 5, 7 (một kiểu thượng vỹ, theo một số tài liệu) chiều thuận và một lỗi thanh ở câu 2 chiều nghịch tạo một nét duyên như chiếc răng khểnh của cô gái xuân th́. SẮC XUÂN Vàng rực sắc mai nắng ngập đầy Ngát thơm nồng ấm má hây hây Vang âm trống hội vào thôn xóm Rạng ánh xuân th́ đến đó đây Nhang khói quyện ḥa hương tỏa cuộn Rượu trà nâng chúc ư mê say Tràn dâng chữ nghĩa t́nh ngây ngất Làng bản kết thân măi tháng ngày. Ngày tháng măi thân kết bản làng Ngất ngây t́nh nghĩa chữ dâng tràn Say mê ư chúc nâng trà rượu Cuộn toả hương hoà quyện khói nhang Đây đó đến th́ xuân ánh rạng Xóm thôn vào hội trống ấm vang Hây hây má ấm nồng thơm ngát Đầy ngập nắng mai sắc rực vàng. Bài SẮC XUÂN cũng là một bài thơ rất hay dưới ng̣i bút có vốn sống phong phú và mang đậm bản sắc vùng miền. Nổi bật là có sự ḥa trộn, giao lưu văn hóa Kinh–Thượng (thôn xóm–bản làng). Độc giả dễ dàng đoán biết tác giả đến từ Tây Nguyên và không phải là môn sinh CM phái chính thống bởi sự phối âm và đảo vần chưa được chú ư. Nhiều lỗi "lưng ong" (theo lư thuyết của Cổ Mộ phái) và chiều nghịch có hai vần "trầm b́nh thanh" (dấu huyền) liền kề ở câu 1 và câu 2 phạm một trong những điều kỵ. Tuy vậy, những lỗi này luôn nhận được sự cảm thông của bạn thơ và cả độc giả bởi sự khó thể hiện của một bài thơ TNĐ. Đặc biệt, phách thơ truyền thống (4/3 hoặc 2/2/3) không bị phá vỡ đă làm tăng hiệu quả nhịp điệu của bài thơ. Nội dung bài thơ cũng rất có giá trị khi thơ gắn liền với cuộc sống buôn làng, mùa xuân, lễ hội. Chỉ tiếc là ché rượu cần, nhịp chiêng, tiếng đàn T'rưng và bóng dáng của các cô sơn nữ... bị giới hạn bởi khuôn khổ ngôn ngữ mà người đọc chỉ có thể kết nối đến bằng sự liên tưởng. XUÂN Xuân hoà nghĩa quyện thắm đời xuân Toả sắc thêm hồng rạng nét xuân Xuân đến cảnh ngời bông hé nhụy Gió lồng hương dịu vẻ tràn xuân Xuân dào dạt ư khơi nồng rượu Mắt chứa chan t́nh ngấm đượm xuân Xuân ánh trải đều soi sáng măi Xuân đầy nguyện ước mộng tṛn xuân. Xuân tṛn mộng ước nguyện đầy xuân Măi sáng soi đều trải ánh xuân Xuân đượm ngấm t́nh chan chứa mắt Rượu nồng khơi ư dạt dào xuân Xuân tràn vẻ diụ hương lồng gió Nhụy hé bông ngời cảnh đến xuân Xuân nét rạng hồng thêm sắc toả Xuân đời thắm quyện nghĩa hoà xuân. Bài XUÂN có sự khác biệt bởi kết hợp nhiều h́nh thức nghệ thuật. Có thể nói đến nay, TNĐ một vần duy nhất chưa xuất hiện hay chí ít th́ cá nhân tôi chưa từng bắt gặp. Điệp từ "XUÂN" được lặp đi, lặp lại khá nhiều, có câu đến 2 lần, nhưng không nhàm. Sự phối thanh, chắt lọc ngôn ngữ được đầu tư khá công phu, không hề vướng thi bệnh. Về mặt nội dung, bài thơ rất đạt khi biết liên kết giữa xuân với đời, xuân t́nh, xuân nghĩa, cùng với nét xuân, sắc xuân, vẻ xuân, ư xuân... khắc họa thành một mùa xuân mộng ước. Xuân được cảm nhận bằng mắt, ngấm như men rượu, thấm đượm và lan tỏa... Khuyết duy nhất của bài XUÂN là chưa khai thác hết vẻ đẹp toàn bích của các yếu tố tạo nên cảnh xuân, ngoài hương, hoa, gió vẫn thiếu màu xanh của lá, sự lung linh của nước, sức lan tỏa của nắng, phong thái nhàn hạ của mây... Tất nhiên, đ̣i hỏi th́ luôn "vô hạn" và sự thể hiện bao giờ cũng dừng ở mức "hữu hạn" và tôi rất bằng ḷng với mức "hữu hạn" này. Cần Thơ, ngày 23 tháng 3 năm 2013
Nắng Xuân Lần sửa cuối bởi Nắng Xuân; 23-03-13 lúc 09:52 PM |
The Following 14 Users Say Thank You to Nắng Xuân For This Useful Post: | ||
Bảo Minh Trang (11-04-13),
Cá chuồn (23-03-13),
CM4Q (23-03-13),
dungnhatgai (11-04-13),
Huyền Minh (11-04-13),
kiều thành (26-03-13),
nguyenxuan (24-03-13),
Nhím con (25-03-13),
phale (23-03-13),
Phidiep5 (02-04-13),
pumanew (23-03-13),
Thành Phạm (29-05-20),
tra sua (24-03-13),
VỀ MIỀN TRUNG (15-04-13)
|
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
![]() |
![]() |