![]() |
|
![]() |
#1
|
||||
|
||||
![]()
Tự sự
![]() Mình thì vốn chẳng biết làm thơ Văn chương lại chỉ viết lơ ngơ Lỡ yêu mới phải đâm đầu vậy Trót dại nên đành dỡ dối ra. Coi hoài không tỏ, ghi nhầm luật Học mãi chửa xong, viết Lệch vần Thôi quăng thứ ấy, người không mệt Thương thì các bạn ghé đây chơi. Bỏ Luật Cố buộc làm chi, cái luật lề Muốn lên, muốn xuống, tự ta, hề ! Ôm đùm vác nặng chi cho vất Buông chài bỏ lưới đó nên vui. Anh hùng làm việc không gò bó Tiểu nhân nằm ngủ cũng so đo Xưa nay thế sự thường như vậy Trói mình đâu có phải là hay. ![]() Lần sửa cuối bởi buivhai; 15-09-10 lúc 07:46 AM |
#2
|
||||
|
||||
![]()
Thú thơ
Thật lạ làm sao cái thú thơ Làm cho tớ cứ ngẩn rồi ngơ. Cơm thì chẳng chén, nghiêng ra chiếu. Nước cũng không tu, ngửa giữa bàn Khi không muốn, tự nhiên thấy tới Lúc đang cần, đợi mãi chẳng ra Bỏ thì không được, vương thì tội Lạ quá đi mà, cái thú thơ. Bí thơ Buổi tối buồn sao ! lại nhớ thơ Vậy mới trông quanh để kiếm vần Trăng sao lấp lánh đầu u tối Lửa nước lung limh óc mịt mùng Trước thường cảnh đẹp, hồn vui thú Nay lại tranh vui xác chán chường Hỏi sao không thấy vần như thế Bởi lúc đang buồn nên bí thơ. Sợ thơ Bất chợt khi nào nghĩ tới thơ. Mình đang sảng khoái bỗng lơ ngơ. Reo vần chẳng được, đau đầu bạn. Giữ luật không tròn, nhức óc tôi. Ngửa ngửa soay soay, soay, ngửa ngửa. Ngồi ngồi đứng đứng, đứng ngồi ngồi. Ôi thôi tớ sợ, mai này chịu. Viết nốt bài đây, cạch tới già. Chửi thơ. Mẹ cha sư bố cái thằng thơ Mày không phải dễ, khiến tao ngơ Bơ phờ mình Hạc, khi nghĩ tới Dộc dạc thân Cò, lúc muốn chơi Chưa quen đã chực đâm vào đó Biết rồi chẳng muốn rút ra đâu. Tuy là làm lắm thì thêm mệt. Tao mê mày quá, cái thằng thơ ! ![]() |
#3
|
||||
|
||||
![]() Nghìn Năm … tiểu cáo ![]() Nghìn năm trước: Lý Thái Tổ lập nhà Hậu Lý Nhìn Hoa Lư – Đô cũ núi non Bốn bề chim hót véo von Ở chơi thì được, kế lâu không thành Vì vậy: Vua muốn chọn nơi xây Đô mới Thấy Đại La - thắng địa rõ ràng Giữa trung tâm của Nam Bắc Đông Tây Được cái thế có Rồng chầu Hổ phục Vùng đã rộng và bằng, thật tốt Đất lại cao sáng sủa, rõ hay Dân khỏi khổ cảnh thấp trũng tối tăm Muôn vật lại rất tốt tươi phồn thịnh Thực đúng là nơi quan yếu bốn phương Rất xứng đáng làm kinh sư muôn thủa. Cho nên: Người quyết định ban Thiên Đô chiếu Bỏ Hoa Lư mà dời đến Đại la Mùa xuân năm ấy chuyển ra, Ngẩng đầu nhìn thấy Rồng bay lên trời. Đó là: Trên thì thuận với ý thiên Dưới đep lòng dân cả nước Vua tôi hợp một lòng sau trước … Đại La đổi tên mới Thăng Long. Từ ấy Hai trăm mười lăm năm triểu Lý Đặt nền cho văn hóa Thăng Long Lập Văn Miếu, rồi mở khóa thi Nho Biến Kinh Đô thành trung tâm chính trị Đến thời Trần, bởi hào khí Đông A Dân đông hơn với tận sáu mốt Phường Vẫn coi trọng cả thi cử, cùng Nho Lại mạnh thêm ở phần quân sự nữa. ![]() Lần sửa cuối bởi buivhai; 24-09-10 lúc 08:05 AM |
#4
|
||||
|
||||
![]() Tới nhà Hồ, giặc phương Bắc tiến sang
Nên Lê Lợi mới dấy binh khởi nghĩa Qua chín năm với kháng chiến trường kỳ Đã giải phóng suốt từ nam tới bắc Giặc tan rồi Lê Lợi bước lên ngôi Đổi Thăng Long thành Đông Kinh từ đó Và Kinh Sư nhằm hướng Đông mở rộng Xây dựng lại rất mực thước hài hòa Vùng dân sự thì lớn hơn khi trước Với hai huyện Quảng Đức, Vĩnh Xương Ở mỗi huyện có mười tám phường riêng Có nhiều phường thủ công nổi tiếng Như Nghi Tàm, và Yên Thái, Thụy Chương Hoặc Hàng Đào, hay Hàng Tranh, Hàng Trống Cả Kinh Thành như vườn hoa muôn sắc Ba sáu phố phường từ đó mãi lên danh. Trải ba thời Lê, Mạc, Trung Hưng Tuy có nhiều đổi thay về chính trị Nhưng Thăng Long luôn luôn là thành thị Sầm uất vào bậc nhất của Á Châu. Tới thời giặc Mãn Thanh xâm lược Vua Quang Trung lãnh đạo nghĩa quân Tây sơn từ Huế tiến ra Đuổi lui lũ giặc, dành ngay Kinh Thành Thời nhà Nguyễn, Đô đóng ở Phú Xuân Và Thăng Long đổi Bắc Thành mà gọi Năm một ngàn tám trăm ba mươi mốt Tỉnh Hà Nội – Vua Minh Mạng lập ra Cuối thời Nguyễn, giặc Pháp đến xâm lăng Cả Hà Nội đã vùng lên kháng chiến. Thương biết mấyTổng Đốc Thành Hoàng Diệu Thắt cổ mình, để thọ chỉ năm tư. Dân hào hùng, lòng can đảm có dư Nhưng tiếc nỗi, phía triều đình hủ bại Chẳng đương đầu, mà quay lưng, rõ dại Hà Nội oằn mình .. dưới gót .. lũ xâm lăng. Dẫu trải qua bao giai đoạn tối tăm Thu tháng tám, Hà Nội bừng sáng lại Ngày mười chín, năm bốn lăm lịch sử Hà Nội rợp trời rực rỡ những cờ hoa Đảng đã chỉ đường, và đưa lối dân ta Biết vùng lên mà dành về độc lập Giữa mùa thu, tại Ba Đình nắng dọi Bác đọc tuyên ngôn, khai sinh … nước cộng hòa. Hà Nội lại trở thành Thủ Đô thiêng liêng Của Tổ Quốc Việt Nam yêu dấu Sau quốc hội lần một năm bốn sáu Từ đó vững vàng, vượt kháng chiến đi lên. Khi Pháp tới, Đảng vững vàng chỉ lối Lúc Mỹ sang dân đoàn kết một lòng Cùng cả nước đấu tranh dành độc lập Hà Nội vỡ òa trong chiến thắng bảy năm (1975) Còn tiếp .. |
#5
|
||||
|
||||
![]() Thủ Đô ta nay to đẹp đàng hoàng
Như lòng Bác vẫn hằng mong thủa ấy Tên Hà Nội thiêng liêng và cao quý Thành Phố vì hòa bình, rạng rỡ khắp năm châu. Trọn nghìn năm Tổ Quốc vẫn nở hoa Và Thăng Long – Hà Nội đang bừng sáng Đúng tám giờ, non sông cùng khai hội Mùng tám tháng mười, mọi nẻo rộn trống vang. |
The Following 4 Users Say Thank You to buivhai For This Useful Post: | ||
#6
|
||||
|
||||
![]()
Đức Phật chuyển pháp luân.
Người tu nên biết chọn đường (1) Đúng - sai, tốt - xấu tỏ tường mới theo Hãy nghe cho rõ Tỳ Kheo Có hai lầm lạc như beo hại mình Mặt là say đắm dục tình Trước vui nhưng khổ sẽ rình phía sau Bên thì hành xác đớn đau Thân gầy mệt mỏi, trí mau mê mờ Hai sai nhanh tránh chớ ngờ Bởi đều thái quá, tới bờ vực thôi Cực đoan phải bỏ cả đôi Trọn đường trung đạo tinh khôi ta hành Lối tu chân chính tám nghành Khi theo được chọn, đại thành không xa *** Vì nhìn đúng gốc hiểu ra (15) Thế gian muôn sự chỉ là chênh vênh Tội gì cứ mãi lênh đênh Để cho rơi thác, vấp ghềnh mà chi Yêu thì phải sợ chia ly Ghét vừa chạm mặt muốn đi ra liền Nghèo luôn mong ước có tiền Giàu vì giữ của ưu phiền khôn nguôi Không con sầu mãi chẳng xuôi Có con vất vả vì nuôi thật nhiều Khi vui thấy chỉ một chiều Khi buồn ngẫm lại trăm điều lo toan *** Khách quan thực tế đa đoan (27) Nhưng do mình cả, đâu oan chỗ nào Vì tham nên cứ vơ ào Sắc - tiền - danh - vị … càng vào càng ham Khi tham, không được, chẳng cam Nếu mà có được lòng tham tăng dần *** Muốn thôi nên loại từng phần (33) Bẻ cành, thân trước, rễ lần lôi lên Cây tham triệt tiệt vứt bên Tuy là rất khó nhưng nên vững vàng *** Kiên tâm chắc trở chớ màng (37) Một khi đã hiểu rõ ràng nguyên nhân Lối lành ta nhẹ bước chân Nương theo “Bát Chánh” kẻo ân hận hoài. Ghi chú: - Từ câu 1 -> 14 nói về hai đường cực đoan sai lạc và đường trung đạo phải theo. - Từ câu 15 -> 26 nói về chân lý cao diệu thứ nhất “Khố đế”. - Từ câu 27 -> 32 nói về chân lý cao diệu thứ hai “Tập đế”. - Từ câu 33 -> 36 nói về chân lý cao diệu thứ ba “Diệt đế”. - Từ câu 37 -> 40 nói về chân lý cao diệu thứ tư “Đạo đế”. |
The Following 4 Users Say Thank You to buivhai For This Useful Post: | ||
#7
|
||||
|
||||
![]()
Giũ Hận
Giữ hận trong lòng mãi ích chi. Càng mê, càng tội, càng sân si. Hơn thua đeo đẳng, đau nhiều lúc Được mất buộc dằng, khổ lắm khi Mừng giận như sương, ngưng lại tán Vui buồn là gió, đến rồi đi Cuộc đời thoáng chốc, trăm năm đó Giữ hận trong lòng mãi ích chi. |
#8
|
||||
|
||||
![]()
Nhân Quả
Hành động thì nên tránh việc sai Làm người đau một mình đau hai Gỗ Lim mong đốn, lâu ngàn tháng Hạt cải đợi thu, chỉ một mai Trồng ác sẽ không vui được phước Gieo lành ắt chẳng khổ vì tai Triền miên liên hệ bao nhiêu kiếp Nhân quả do mình, đâu tại ai |
#9
|
||||
|
||||
![]()
Tùy duyên
Phật chỉ độ người lúc tới duyên Chẳng thể khi ương nói hiểu liền Sẽ giống cành xanh mà đem nấu Và như măng trắng lại dùng đan Phải đợi phía trên qua chục nắng Nên chờ bên dưới trải trăm mưa Ra vườn cây chín thì ta hái Phật chỉ độ người lúc tới duyên. |
#10
|
||||
|
||||
![]()
Vệ Đạo Trừ Ma
Mọi việc đều xem bé cỏn con Uống ăn đơn giản đâu đòi ngon Nhất trần bất nhiễm, luôn thanh thản Vạn tục chưa lìa, mãi héo hon Vệ đạo không lo đi vô ngục Trừ Ma chẳng ngại trèo lên non Dẫu qua muôn vạn trăm ngàn kiếp Một tấm lòng này vẫn sắc son |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
![]() |
![]() |