NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Thơ > Thơ Quán
Nạp lại trang này Thơ Đường : Hai Cách Làm Thơ TNBC Đường Luật (Võ Nhựt Ngộ)

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng ký nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "Tình yêu 2020""
Lời cảm ơn và hình ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

 
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
Prev Bài viết trước   Bài viết tiếp theo Next
  #12  
Cũ 03-11-11, 07:17 AM
Út Tiêu Út Tiêu đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 3
Thanks: 9
Thanked 18 Times in 3 Posts
Mặc định

Quote:
Nguyên văn bởi Hansy Xem bài viết
Chào các vị
Hansy tuy mới chập chững học làm thơ Đường luật nhưng có ngóng nghe các vị tiền bối trao đổi nên có chút chính kiến riêng của mình, xin tham gia ý kiến (lỡ sai xin xí xóa. Hihi).

1.
Đã là Thơ Luật thì dứt khoát phải Đúng Luật

Không biết các vị cảm nhận thế nào, nhưng với Hansy, đọc một bài thơ Đường luật làm đúng luật, dùng chính vận, chính đối thì nghe âm điệu du dương trầm bổng hơn hẳn bài thơ làm không đúng luật. Nghĩa là nhạc tính của một bài thơ Đường luật đúng luật vang lên rất rõ.

2.
Cần phân biệt rõ Thơ Đường (Đường thi) và Thơ Đường luật (Luật thi). Đó là 2 loại thơ khác nhau.
Sau thời Đường, khộng còn Đường thi mà chỉ là những bài thơ làm theo kiểu Đường thi và Thơ Đường luật. Đường thi là những bài thơ làm trong thời nhà Đường trở về trước.

Ai muốn làm thơ theo kiểu nào thì là quyền của mỗi người. Nhưng dù theo kiểu nào thì cũng phải làm đúng luật của kiểu đó. Không hề có cái gọi là thơ phá cách mà chỉ có thơ làm không đúng luật. Bởi, một thi hào làm bài thơ không đúng luật thì vì cả nể, có người gọi trại đi là phá cách. Còn nếu Hansy làm một bài thơ giống y rang như thế thì 100% đều gọi là sai luật hay vướng Thi bệnh. Đó là bệnh cả nể, khúm núm... trong giới làm thơ, làm mất đi tính chất công bằng khi xét thơ.

3.
Nhân đây, Hansy có một đề nghị.
Thơ Đường luật (hoặc cả Đường thi) vốn được phát minh bên Trung Hoa lâu lắm rồi. Theo Hansy biết, chữ Hán không có các loại dấu như chữ Việt Nam ta (sắc, huyền....) và các dấu ngắt câu, biểu cảm (phẩy, chấm, dấu than, các loại ngoặc...) vì thế một bài thơ Đường luật (hay Đường thi) không hề có sự hiện diện của những loại dấu này.

ĐỂ BẢO TỒN HÌNH THỨC THƠ ĐƯỜNG LUẬT ĐÚNG NGUYÊN MẪU, ĐỀ NGHỊ KHI VIẾT THƠ ĐƯỜNG LUẬT KHÔNG ĐÁNH THÊM CÁC LOẠI DẤU TIẾNG VIỆT ĐÃ NÓI TRÊN VÀO.

Thiết nghĩ, nhỊp trong một câu thơ Đường luật là cố định: 2-2-3 (ít hơn là 4-3), phối hợp với thanh của bảng luật thì khi đọc một bài thơ Đường luật, nhịp câu thơ cũng đã "mặc định" rồi, không cần ta thêm thắt dấu vào cho thêm rườm rà, rối rắm hình thức của bài thơ.

Mấy ý kiến nông cạn, mong các vị lượng thứ nếu có gì sai sót.
Xin cám ơn
Út Tiêu tôi vào tranh luận thêm để mở mang kiến thức vậy:
Nói chữ Hán không có các loại dấu như chữ Việt Nam ta: chưa chính xác. Còn bài thơ có dấu hay không là do sự sáng tạo của mỗi tác giả, miễn sao chuẩn luật.
Nói để bảo tồn...: Việc đó đã có người Trung Quốc lo, xã hội luôn có sự phát triển, ta nên kế thừa và phát huy. Đường luật du nhập vào Việt Nam cần có sự phát triển và lối đi của nó, và cần được phát triển theo thời gian hơn là quay về mấy ngàn năm trước.
Nói "nhịp thơ Đường cố định...": thực tế vẫn còn nhiều nhịp thơ khác tuy chỉ trong 7 chữ/câu. Cố định hay không là do tác giả sáng tác mà thôi!

Chúc mọi người ngày mới vui vẻ
Trả lời với trích dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to Út Tiêu For This Useful Post:
CM4Q (03-11-11), Hansy (03-11-11), phale (03-11-11), pumanew (03-11-11), úm_bala (03-11-11)
 


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của mình

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 04:14 PM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.