![]() |
|
![]() |
|
![]() |
#4
|
|||
|
|||
![]()
19. “ĐÔI SÂN KHẤU” - MỘT KHÚC CẦM”!
Nguyễn Công Trứ là kẻ rất phong lưu, đào hoa, thích hát xướng, cô đầu, trăng gió, khi c̣n bạch diện thư sinh hay đă đỗ làm quan lẫn lúc về già trí sĩ, vẫn mê rong chơi, hát xướng. Chuyện kể rằng, một lần Nghè Tân gửi tặng cụ Trứ đôi câu đối: Giang sơn tóm lấy đôi sân khấu Văn vũ ra tay một khúc cầm. Nhận được, mọi người xem xong xúm vào khen rối rít. Đúng là câu chữ nói về cụ Thượng Trứ: nào “giang sơn”, nào “sân khấu”, nào “văn vũ”, nào “khúc cầm” (khúc đàn)... Riêng khổ chủ Nguyễn Công Trứ chỉ lặng im tủm tỉm cười ruồi. Thấy thế, mấy người bạn của cụ lấy làm lạ, họ cố suy nghĩ, và cuối cùng rồi cũng hiểu. Th́ ra “giang sơn” ở đây là từ câu thơ của một đào nương tặng cụ mà ai cũng biết:. Giang sơn một gánh giữa đồng Thuyền quyên ứ... hự... anh hùng nhớ chăng? C̣n “tóm lấy đôi sân khấu” đối với “ra tay một khúc cầm” (cầm một khúc!) th́ quả là vừa hay, chuẩn, vừa… nghịch ngợm... Người được nói tới làm sao không cười tủm cho được! 20. XƯỚNG HÁN - HOẠ NÔM Năm 70 tuổi, Nguyễn Công Trứ làm bài thơ chữ Hán (có lẽ là duy nhất của cụ?) để mời các bạn cùng hoạ nhân dịp “thất thập cổ lai hi”. Rất nhiều người hưởng ứng, trong số đó có những văn tài nổi tiếng như Cao Bá Quát, (xem nguyên văn bài xướng và các bài hoạ ở trang….), nhưng cụ Thượng Trứ lại thích nhất bài của của ông Nghè Nguyễn Quư Tân. Sở dĩ như vậy là v́ trong khi mọi người đều hoạ bằng chữ Hán th́ duy nhất một Nghè Tân viết bằng tiếng Nôm Việt - là thứ tiếng của dân tộc, dân gian mà ông yêu quư và suốt đời dùng - trong cuộc sống hàng ngày, trong thơ và trong những cuộc chơi ca hát. Sau đây là bản dịch nghĩa bài xướng viết bằng chữ Hán của cụ Uy Viễn: Hằng ngày ta sẽ cùng chơi đùa với trẻ con Ta hôm nay không c̣n giống ta ngày xưa nữa Ta theo thời mà làm con rối mua cười cho thiên hạ Thấm thoát nay đă đến tuổi cổ lai hi Cái chân chất không cần trau tria mày mặt nữa Vẻ tốt tươi đem nhuộm cho râu tóc để làm ǵ Ta tự lấy làm thẹn chẳng có chút công trạng ǵ Thôi hăy phó mặc cho núi Hồng hạ lời khen chê. Và bài hoạ bằng thơ Nôm của Nghè Tân: Bẩy mươi tuổi tác vẫn nhường ri Mới biết xưa kia buổi thiếu th́ Rượu tỉnh thơ say hồn Lí Bạch Trúc cười hoa cợt thú Vương Hi Giang sơn nắm lại đôi tay khẩu Văn vơ buông ra một ngón t́ Cùng kiếp phù sinh hay dở sạch Dẫu ai tiếng thị với lời phi! Lấy vần Nôm hoạ lại vần chữ Hán là một việc rất khó, v́ đó thực chất là hai ngôn ngữ, một âm vần nhưng ở hai trường nghĩa khác nhau, nhưng ông bạn trẻ Nghè Tân (lúc đó mới 34 tuổi) tài hoa đă tài t́nh chọn được những từ, những ư rất đắt, rất hợp tâm hợp ư của người bạn già: không gợi đến cái thời “làm con rối mua cười cho thiên hạ”, màchỉ nhắc lại “buổi thiếu th́” xưa kia với những thú vui của cầm ḱ, thi tửu; c̣n bây giờ lại vẫn cuộc chơi “ngoài ṿng cương toả”, bất chấp miệng thế gian(26) thị phi hay dở. 21. NGUYỄN CÔNG TRỨ CHÍNH LÀ TÔI! Năm Thiệu Trị thứ tư 1844, đang làm Tuần vũ An Giang, Nguyễn Công Trứ bị Nguyễn Công Nhàn(27) vu cáo chở thuyền gian, buôn hàng lậu nên bị nhà vua cách hết chức tước, bắt làm lính trơn sung vào đội quân tuần thú ở Quảng Ngăi. Trên đường từ An Giang đi Quảng Ngăi, không có ngựa xe, ông lính Trứ đi bộ, ḿnh mặc cái áo cộc màu chàm, đầu đội chiếc nón dấu, vai quàng ruột tượng, con dao tu vỏ bằng gỗ cài bên hông. Một hôm, đi đến huyện Tuy Phước th́ trời đă tối, liên hỏi thăm t́m chỗ trú nhờ qua dêm đâu. Nghe giọng nói biết ông lính này là người xứ Nghệ, lại thấy ông già cả thương t́nh nên một người dân sở tại ân cần chỉ cho ông nhà quan Huấn đạo huyện ḿnh và bảo: “Quan là người đồng hương với ông đấy, t́nh ngài hiền và trọng người lắm, ông nên vào chào ngài rồi xin ngủ nhờ luôn cho đỡ vất vả”. Nguyễn Công Trứ nghe lời người dân tốt bụng. Chủ nhà đúng là vị quan tử tế, nhận ra giọng đồng hương của người lính già lỡ độ đường, quan Huấn bảo người nhà dọn cơm nước mời ăn tươm tất rồi cùng ngồi nói chuyện tự nhiên. Khi được biết người lính vừa từ An Giang ra, quan hỏi: - Ông ở trong đó chắc có biết quan Tuần vũ Nguyễn Công Trứ? - Thưa, tôi có biết. Th́ ra quan Huấn cũng có quen biết với quan Tuần vũ? - Không, chúng tôi không có cái vinh dự đó, nhưng đă được nghe tiếng cụ rất nhiều, v́ cụ cũng là đồng hương với chúng tôi mà! Nào cầm quân đánh giặc, nào khẩn điền, nào thi ca, việc ǵ cụ cũng giỏi, cũng lừng danh khắp nước! Chúng tôi chỉ coi ḿnh như bậc học tṛ của cụ, ai ai cũng ao ước được gặp cụ một lần! Thấy viên quan Huấn đạo này chân t́nh, lại có ḷng quư mến ḿnh như vậy mà ḿnh không nói thực ra th́ thật không tiện nên người lính già liền nói: - Thưa… tôi chính là Nguyễn Công Trứ đây ạ! Quan Huấn kinh ngạc, nh́n kĩ diện mạo người khách rồi liền sụp xuống lạy. Nguyễn Công Trứ vội vàng đỡ dậy, rồi hai người đồng hương t́nh cờ gặp nhau ngồi nói chuyện văn chương, thời thế cho đến tận khuya. 22. LÀM TƯỚNG KHÔNG VINH, LÀM LÍNH KHÔNG NHỤC Đến Quảng Ngăi, Nguyễn Công Trứ, lúc đó chỉ là một tay lính trơn, thản nhiên vào tŕnh diện quan Tổng đốc sở tại. Vốn v́ trước kia đă có lần chịu ơn Nguyễn Công Trứ nên viên quan đầu tỉnh tiếp đăi ông lính già rất tử tế, thấy t́nh cảnh một người từng là Thượng thư nay thất thế đến mức như vậy th́ tỏ ra rất áy náy, bất yên, muốn cho phép Cụ cởi đồ lính ra, nhưng Nguyễn Công Trứ nói: - Xin ngài cứ để vậy. Lúc làm Đại tướng tôi không lấy làm vinh, th́ nay làm tên lính tôi cũng không lấy làm nhục. Người ta ở địa v́ nào, có nghĩa vụ đối với địa vị ấy, làm lính mà không mang đồ ấy th́ sao gọi là lính được. Lúc ấy Nguyễn Công Trứ vừa 65 tuổi. Cái tư cách của con người khi làm Đại tướng chẳng cậy làm vinh mà khi làm lính không lấy làm nhục càng khiến viên quan đầu tỉnh kính phục. Ông tâu vua, xin xét lại vụ án buôn lậu ở An Giang. Quan Án sát Trần Ngọc Đao được lệnh điều tra đầy đủ chi tiết, khi trở về kinh tâu tŕnh lại với vua rằng Nguyễn Công Nhàn đă phạm tội vu cáo; Nhàn bị trị tội nặng và Nguyễn Công Trứ lại được bổ nhiệm chức Chủ Sự ở Bộ H́nh rồi lại Án Sát Quảng Ngăi, kế đến Thự Phủ Thừa Thiên. 23. BẤT ĐẮC DĨ DỤNG QUƯ ÔNG Hà Tôn Quyền (1790-1848) quê ở Thanh Oai, Hà Đông, đỗ Tiến sĩ năm 1822, là người nổi tiếng thời bấy giờ về văn tài và học lực, được ba triều vua là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trọng vọng, tác giả của các tập sách Tôn phủ Thi văn tập và Mộng dương thi tập được đương thời lưu hành rộng răi. Tuy hơn Hà Tôn Quyền gần hai chục tuổi, nhưng Nguyễn Công Trứ măi ngoài 40 tuổi mới đậu Giải nguyên, c̣n Hà Tôn Quyền th́ 25 tuổi đă đỗ Tiến sĩ, v́ vậy hai ng*&#ười trở thành bạn đồng liêu, và cũng là bạn văn thơ với nhau. Người ta nói, b́nh thường, hai người vẫn giao du xướng họa cùng nhau, đều có mặt trong Hương B́nh Thi Xă, vẫn vừa phục văn tài, học lực của nhau, nhưng vẫn vừa ngầm đua tài với nhau. Hơn nữa, Nguyễn Công Trứ không ư*&#a Hà Tôn Quyền về chỗ miệng l*&#ưỡi khéo léo, nịnh hót lấy ḷng nhà vua của ông ta. Nhân một bữa, sau lúc băi triều Hà Tôn Quyền vừa gặp Nguyễn Công Trứ, liền đọc một vế đối hóc hiểm: Quân tử ố ḱ văn chi Cụ lớn. Nguyên đây là một câu cổ văn trong sách Trung Dung “Quân tử ố ḱ văn chi trứ”, nghĩa là “Người quân tử ghét lối vănchương loè loẹt bề ngoài” (Trứ tiếng Hán nghĩa là nổi trội, loè loẹt), nhưng ông Quyền lại thay tên “Trứ” thành “Cụ lớn”, vừa tỏ vẻ kính trọng, vừa hóm hỉnh thách đối, nhưng ḱ thực thâm ư của ông ta muốn nói: nhà vua ghét văn chương phù hoa của cụ lớn/Trứ. Nhưng thật bất ngờ đối với Hà Tôn Quyền, không cần phải nghĩ ngợi lâu, Nguyễn Công Trứ đọc liền một câu đối lại: Thánh nhân bất đắc dĩ dụng Quư ông. Đây cũng là một câu cổ văn Thánh nhân bất đắc dĩ dụng quyền, nghĩa là “Đức Thánh nhân bắt đắc dĩ phải dùng quyền biến”. Nguyễn Công Trứ cũng thật tài t́nh thay tên “Quyền” thành “Quư ông”, cũng vừa lịch sự và vô cùng thâm thuư: nhà vua bất đắc dĩ mới phải dùng ông đấy thôi! Người đời c̣n tán rằng vế đối của cụ Trứ không chỉ là đ̣n nhằm vào Hà Tôn Quyền, mà c̣n ngụ cả ư chê nhà vua nữa. “Ư tại ngôn ngoại” của câu này là phê phán nhà vua dùng người không đúng, bởi v́ lúc thường th́ nên dùng “kinh”, lúc biến mới phải dùng “quyền”; nay đang thời b́nh trị mà nhà vua dùng “quyền” th́ không phải là đấng minh quân! 24. VỊNH CÂY VÔNG Nhân đà đối đáp, Nguyễn Công Trứ lại đọc thêm một câu cổ văn nữa: - Cùng, thông, đắc, táng, bỉ thương mặc phó ḱ quyền. Nghĩa là: Cùng,thông, thua, được, trời xanh giao phó quyền hành. Câu này cũng có chữ “quyền” ở sau cùng, và cũng để thách thức Hà Tôn Quyền đối lại, nhưng Nguyễn Công Trứ c̣n có thâm ư nói rằng Hà Tôn Quyền khéo nịnh nên mới được nhà vua giao phó cho quyền hành. Không t́m được câu cổ văn nào có chữ “trứ” sau cùng để đối lại, Hà Tôn Quyền đành ấm ức chịu một phen “lấm lưng trắng bụng”, chờ dịp phục thù. Nhân có con vừa thi đậu Cử nhân, Hà Tôn Quyền mở tiệc ăn mừng, có mời cả Nguyễn Công Trứ cùng dự. Giữa bữa tiệc, mượn hơi rượu, Hà Tôn Quyền chỉ ra cây vông đang nở hoa ngoài sân, ra một đề thơ “Vịnh cây vông” yêu cầu các quan khách cùng vịnh chơi, tất nhiên người mà ông chủ nhắm vào đầu tiên là Cụ Trứ. Để bắt bí, ông ta lại hạn bài thơ phải lấy vần “ông/bông”. Trong số quan khách không thiếu những người hay chữ, nhiều người đă tham gia cuộc chơi, nhưng rốt cuộc bài của Nguyễn Công Trứ được mọi người công nhận là hay nhất. VỊNH CÂY VÔNG Biền, nam, khởi tử chẳng vun trồng Cao lớn làm chi những thứ vông. Tuổi tác càng già, già xốp xáp Ruột gan không có, có gai chông. Ra tài lương đống không nên mặt Dựa chốn phiên li chút đỡ ḷng. Đă biết ṇi nào th́ giống nấy Khen cho rứa cũng trổ ra bông! Bài thơ đúng là một cái tát vào mặt chủ nhân! Nguyễn Công Trứ vịnh cây vông, nhưng cả tám câu thơ đều nhằm vào công kích ông Quyền. Hai câu luận 5 và câu 6 chỉ rơ Hà Tôn Quyền không phải là lương đống quốc gia mà chỉ là hạng người nương tựa uy thế nhà vua mà thôi. Nhưng đặc biệt nặng đ̣n và hợp cảnh là hai câu kết “Đă biết ṇi nào th́ giống nấy / Khen cho rứa cũng trổ ra bông!” |
|
|
![]() |
![]() |