Số phận của thơ
Tôi không nói mình là người làm thơ lâu năm, mình có nhiều thơ và đọc không biết bao nhiêu bài của các tác giả mọi thời đại mà có thể cảm nhận được một bài thơ trọn vẹn và hiểu được hết từng con chữ, từng câu thơ.
Một bài thơ hay là một bài thơ đầy cảm xúc và cô đọng được mọi ý mà người viết thể hiện. Nhưng chính người viết cũng không thể hiểu hết bài thơ của mình. Tôi đã thấy một nhà thơ khi gặp một người bình thơ mình mà phải thốt lên câu"tuyệt vời". Bởi người đó khai phá từ trong thơ mình rất nhiều ý hay và hợp lý mà chính mình cũng không hề biết. Dù là tác giả viết, đọc, thậm chí suy nghĩ và thuộc lòng thơ mình mà khi nghe thấy lời bình cũng phải khâm phục người bình.
Thơ được tạo ra nhờ những cảm xúc bất chợt, hay hình tượng đã ấp ủ trong mình, đến khi đầy đặn và chín muồi, nó bỗng phun trào ra. Tác giả chỉ việc sắp xếp nó theo một trật tự thích hợp và logic để không đánh mất cái vốn có, nguyên sơ khi nó được tạo ra. Bài thơ hay là bài thơ được viết một cách nhanh nhảu như có sẵn trong đầu tác giả. Vậy khi viết như thế đến tác giả cũng không thể kiểm soát được thơ, mà thơ sinh ra nhờ tác giả nhưng không phải tác giả quyết định số phận hay dở của thơ.
Nhiều khi tác giả viết thơ mình ra mà cứ ngỡ bài thơ này vài câu không hay và không ý nghĩa, nhưng sau khi một người yêu thơ đọc được và bình luận, tác giả nhìn vào mới thấy trong thơ mình nhiều ý nghĩa mà chính tác giả lại khai phá được thêm thơ những ý hay trong bài thơ ngắn ấy của mình. Chính vì vậy những tác giả khi mới viết một bài thơ ra đã nhận định bài thơ ấy của mình sau sẽ nổi tiếng. Như Hữu Loan sau khi viết bài"Màu hoa sim tím", ông cũng không nghĩ bài thơ này sau sẽ gây chấn động và đưa ông thành một nhà thơ nổi tiếng mà chỉ ngỡ bài thơ mình viết ra như bao bài thơ bình thường khác.
Xuân Diệu đã từng bị rất nhiều cú đau khi mình viết thơ theo một lối mới không phù hợp với chính trị thời đó. Nhưng rồi sau này họ vẫn chứng minh thơ Xuân Diệu hợp với thời đó, và còn đưa ông lên một trong những người đóng góp rất nhiều trong nền thơ mới nói riêng và nền thơ dân tộc nói chung.
Vì vậy ta khẳng định được rằng thơ của tác giả nhưng tác giả tạo ra thơ bằng cách viết nó ra , còn thơ sinh sôi và phát triển trong đầu tác giả .
|