![]() |
|
![]() |
|
#5
|
||||
|
||||
![]()
4. Chuyện người đàn bà nói nhiều, người đàn ông hút thuốc và nhà sư
(Truyện đăng trên tạp chí Văn Nghệ Quân Đội số 743, truyện này khi đăng ban biên tập đổi tên thành "Tha thứ") Có một người đàn bà mắc phải tật nói nhiều, mỗi khi có cơ hội để nói là bà ta nói luôn hồi không thôi. Tuy không có tâm địa gì xấu xa, nhưng do nói dài, nói dai mà những lời nói của bà ta thường trở thành nói dại dù không cố ý. Những người không hiểu đều cho bà ta là người độc địa. Chồng bà ta thì lại nghiện thuốc nặng, lúc vui hay lúc buồn ông đều hút thuốc, không vui không buồn, ông cũng hút thuốc. Vừa hút ông ta vừa nhả khói tùm lum, mặc kệ sự khó chịu của mọi người. Bà vợ thường xuyên than thở về ông chồng chuyên nhả khói thuốc. Còn ông chồng cũng rất bực mình vì bà vợ hay nói nhiều của mình. Mỗi khi vợ bắt đầu nói nhiều về bất cứ chuyện gì, ông ta lại lấy điếu ra ngồi ở giữa nhà, châm lửa hút thuốc, nhả khói mù mịt. Hai vợ chồng vì vậy mà cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt. Một hôm hai vợ chồng lại cãi nhau, ông chồng đang ở tâm trạng không vui liền cầm ống điếu rượt đánh vợ. Bà vợ hoảng hốt chạy thẳng ra ngoài ngõ, đâm sầm vào một nhà sư khất thực vừa đi tới, bà níu ngay lấy nhà sư: - Thầy ơi, cứu con! Ông chồng đuổi tới nơi, đang định phang bà vợ thì bị nhà sư giơ tay cản lại: - Nhà anh dừng tay lại, có gì hãy bình tĩnh nói chuyện! Tuy đang cơn nóng giận, nhưng thấy nhà sư ngăn cản, ông chồng cũng nghĩ bụng: “Chuyện của hai vợ chồng vốn đã chẳng tốt đẹp gì, bây giờ lại làm ầm ĩ quá để người ta biết thì giấu mặt vào đâu? Nhất là lại ở trước một người tu đạo”. Ông bèn quẳng cái ống điếu đi, hậm hực nói: - Thưa thầy, vợ con nó quá thể lắm! - Chuyện thế nào, các vị hãy kể cho bần tăng được rõ. Bà vợ vội tranh nói trước: - Thưa thầy, chồng con suốt ngày hút thuốc, nhả khói ngập phòng, thật không sao chịu nổi, con mới nói có mấy câu, ông ấy đã đánh con rồi … Vừa nói vừa xấu hổ và tủi thân, bà ta sụt sịt khóc. Ông chồng lên tiếng: - Vợ con nó nói suốt ngày, chuyện gì cũng nói đi nói lại. Con đi làm về đã mệt nhọc, lại còn nghe nó lải nhải bên tai, thầy bảo con còn nhịn làm sao được! Nhà sư ôn tồn bảo: - Hóa ra chuyện vốn chẳng có gì, các vị hãy bình tĩnh lại, nghe bần tăng khuyên giải đôi lời. Đã nguôi cơn nóng giận nên hai vợ chồng cùng im lặng lắng nghe nhà sư nói. Nhà sư mở đầu bằng một câu hỏi: - Xin cho bần tăng được biết, anh đây đã bắt đầu hút thuốc từ thời gian nào? Tuy chẳng hiểu điều này có liên quan gì đến chuyện cãi vã của hai vợ chồng, nhưng ông chồng cũng đáp: - Dạ, từ khi thanh niên, con đã hút thuốc. Nhà sư nhẹ nhàng nói: - Tuổi thanh niên là lứa tuổi sắp trưởng thành, là lúc con trai thường tập làm người lớn. Khi ấy anh hút thuốc, chắc chỉ muốn mình có được dáng vẻ chững chạc của người đàn ông, đây vốn là ý tốt. Còn chị đây hẳn chẳng nói nhiều từ lúc mới sinh ra. Thói quen đó có lẽ vì muốn thể hiện giá trị bản thân, muốn mọi người hiểu mình mà ra vậy. Mà chứng tỏ giá trị của mình thì cũng không có gì sai. Hai vợ chồng cùng nhìn nhau suy nghĩ. Nhà sư nói tiếp: - Bắt đầu thì đều là ý tốt, nhưng hai anh, chị đều không biết tự kìm chế mình. Anh trở thành nghiện thuốc, có lẽ từ lúc nào cũng không biết. Anh để cho điếu thuốc hại mình, lại để nó hại cả người thân mình nữa. Rồi nhà sư nhìn bà vợ: - Còn chị đây thì chưa hiểu được cái đạo lý có ít thì quý, có nhiều thì phung phí. Lời nói dù phải, nhưng nói quá nhiều thì người nghe cũng không để vào tai nữa. Mặt khác, nói nhiều thì dễ nói sai, phải lựa lời mà nói. Càng nghe nhà sư nói, hai vợ chồng càng cảm thấy đúng, thái độ tiếp thu của họ thể hiện rõ ràng trên nét mặt. Thỉnh thoảng chị vợ lại dạ dạ một câu. Thấy vậy, nhà sư tiếp tục: - Có khi chúng ta nhìn vào một người, thấy hành vi của họ thật xấu, mà không ngờ trong mắt họ, hành vi của chúng ta cũng xấu. Đôi khi chúng ta không trằn trọc vì những lỗi lầm của mình, nhưng lại hằn học với lỗi lầm của người khác. Ta chỉ muốn nói với anh chị rằng: “Những hành vi xấu đôi khi bắt nguồn từ động cơ không xấu”. Khi nhìn vào điều xấu, chúng ta hãy thử nghĩ vậy, sẽ có cách giải quyết tốt đẹp hơn. Khi định làm điều gì đó tốt đẹp, chúng ta cũng phải cẩn thận, đừng để kết quả của nó thành ra xấu. Biết tha thứ cho người khác cũng tức là biết bỏ đi cái sân hận trong lòng mình, chính là đúng với câu: “giúp người là giúp mình” vậy. Nói rồi nhà sư mỉm cười quay đi. Bùi Văn Hải http://vannghequandoi.com.vn/Sang-ta...-thu-2739.html |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
![]() |
![]() |