NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Thơ Đường Luật > Thơ Đường Luật Xướng Họa
Nạp lại trang này Thơ Mời Họa

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng ký nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "Tình yêu 2020""
Lời cảm ơn và hình ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #51  
Cũ 03-11-11, 08:34 PM
Lan Hương Lan Hương đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 566
Thanks: 1.444
Thanked 3.091 Times in 566 Posts
Mặc định

Quote:
Nguyên văn bởi Hansy Xem bài viết
Có thể Hansy hơi yếu về tiếng Hán Việt, cụ thể là thơ xưa (của ta lẫn Tàu) mang âm Hán Việt và các điển tích của Trung Hoa, nên thường là không hiểu trọn vẹn ý nghĩa bài thơ của bạn.

Nhưng Hansy thật sự thích sử dụng tiếng thuần Việt (hay đã được Việt hóa đến mức ngỡ như là tiếng Việt) hơn. Đây là ý thích xưa nay của Hansy, thành ra, Hansy thích những bài thơ loại này hơn. Nó nhẹ nhàng, thanh thoát, gần gũi... không nặng nề, xa cách, trịch thượng... khi chứa nhiều tiếng Hán Việt. Đặc biệt, Hansy không thích những bài thơ có dùng điển tích Tàu vào trong đó, nghe ngoại lai làm sao! Văn học Việt Nam thiếu gì điển tích hay ho.

Bạn Lan Hương đừng giận Hansy nha.
Tính Hansy thẳng thắn, bộc trực vậy, chứ lửa rơm không hà, cháy ào ào rồi tắt ngúm ngay.
LH hôm nay bận quá và mệt quá ko onl được chớ giận gì đâu.
Về ý kiến của HS thì LH có mấy suy nghĩ sau:

1. LH cũng chỉ mới tập làm thơ Đường như bạn biết nên muốn thử nghiệm nhiều giọng thơ khác nhau dung dị, trang trọng, đùa cợt... Nếu HS đọc topic thơ LH thì thấy LH làm 1 số bài theo nhiều giọng thơ và còn được khen là thơ dung dị dễ hiểu nữa

2. Thơ Đường trang trọng thường dùng điển cố, điển tích và hay dùng ở cặp câu luận để bày tỏ ý kiến một cách xa xôi, bóng gió chớ thường ko nói thẳng. Xin Vd ngay một câu thơ của LH (vì LH sẽ hiểu rõ ý tg hơn hết)

Bài họa thơ HS có câu

Hàn sỹ yêu thơ Tương tiến tửu
Thi nhân góp lệ Phụng hoàng đài

Câu trên nhắc đến 2 tp nổi tiếng của thi hào đời Đường và cũng có thể hiểu là: bạn (Hàn sĩ) đã rót rượu mời thì tôi (thi nhân dỏm) cũng xin góp vui trên thi đài

Riêng đối với HS và LH thì từ Phụng hoàng còn có ý nghĩa đặc biệt nữa

LH cũng có thể viết dễ hiểu:

Hàn sỹ yêu thơ đà rót rượu
Thi nhân mang bịnh cũng lên đài

Nhưng như thế thì chỉ diễn đạt được một ý (và ý đó có phần giống tình trạng bây giờ của LH)

3. Khi họa thơ người ta thường phải họa cả ý tứ của bài xướng và ý tứ thì có ý tường minh cũng có ẩn ý. Nếu bài họa không hết ý của bài xướng thì vẫn chưa đạt. Nếu bài xướng có dùng điển cố thì bài họa cũng phải dùng điển để đáp lại. Nói vậy ko có nghĩa là LH muốn làm khó các thi hữu mà chỉ là LH thích kiểu thơ như vậy nên làm chơi còn các bạn có thích không thì tùy thôi

4. Điển cố mang theo cả một nền văn hóa trong nó và giao lưu, bổ sung văn hóa là điều ko thừa. Nhiều khi để hiểu 1 câu thơ phải đọc nhiều trang sách vì thơ Đường rất cô đọng

Xin VD 1 câu thơ của LH

Thiếu Lăng một lá tìm thu muộn
Bành Trạch vài ly rũ bụi đời

Câu trên nhắc đến bài thơ của Đỗ Phủ viết về 1 buổi chiều cuối thu đầu đông: Hàn y xứ xứ thôi đao xích. Bach đế thành cao cấp mộ châm. Trong bài có câu Cô chu nhất hệ cố viên tâm nghĩa là con thuyền lẻ buộc tấm lòng nơi vườn cũ. Dùng điển đó LH muốn nói đến nỗi lòng mình với Nguyệt viên trong một ngày thu muộn nên câu sau mới là: Ghé lại vườn thơ thăm mộ cổ

Mà thôi, bạn ko thích dùng điển thì thôi, LH cũng ko muốn phân tích sâu làm gì
Còn bài thơ bạn mới họa lại có 1 số chỗ sai luật rồi, bạn coi lại nha

Lần sửa cuối bởi Lan Hương; 03-11-11 lúc 08:48 PM
Trả lời với trích dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to Lan Hương For This Useful Post:
CM4Q (04-11-11), Hansy (04-11-11), phale (04-11-11), pumanew (03-11-11)
  #52  
Cũ 04-11-11, 05:34 AM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

Quote:
Nguyên văn bởi Lan Hương Xem bài viết
LH hôm nay bận quá và mệt quá ko onl được chớ giận gì đâu.
Về ý kiến của HS thì LH có mấy suy nghĩ sau:

1. LH cũng chỉ mới tập làm thơ Đường như bạn biết nên muốn thử nghiệm nhiều giọng thơ khác nhau dung dị, trang trọng, đùa cợt... Nếu HS đọc topic thơ LH thì thấy LH làm 1 số bài theo nhiều giọng thơ và còn được khen là thơ dung dị dễ hiểu nữa

2. Thơ Đường trang trọng thường dùng điển cố, điển tích và hay dùng ở cặp câu luận để bày tỏ ý kiến một cách xa xôi, bóng gió chớ thường ko nói thẳng. Xin Vd ngay một câu thơ của LH (vì LH sẽ hiểu rõ ý tg hơn hết)

Bài họa thơ HS có câu

Hàn sỹ yêu thơ Tương tiến tửu
Thi nhân góp lệ Phụng hoàng đài

Câu trên nhắc đến 2 tp nổi tiếng của thi hào đời Đường và cũng có thể hiểu là: bạn (Hàn sĩ) đã rót rượu mời thì tôi (thi nhân dỏm) cũng xin góp vui trên thi đài

Riêng đối với HS và LH thì từ Phụng hoàng còn có ý nghĩa đặc biệt nữa

LH cũng có thể viết dễ hiểu:

Hàn sỹ yêu thơ đà rót rượu
Thi nhân mang bịnh cũng lên đài

Nhưng như thế thì chỉ diễn đạt được một ý (và ý đó có phần giống tình trạng bây giờ của LH)

3. Khi họa thơ người ta thường phải họa cả ý tứ của bài xướng và ý tứ thì có ý tường minh cũng có ẩn ý. Nếu bài họa không hết ý của bài xướng thì vẫn chưa đạt. Nếu bài xướng có dùng điển cố thì bài họa cũng phải dùng điển để đáp lại. Nói vậy ko có nghĩa là LH muốn làm khó các thi hữu mà chỉ là LH thích kiểu thơ như vậy nên làm chơi còn các bạn có thích không thì tùy thôi

4. Điển cố mang theo cả một nền văn hóa trong nó và giao lưu, bổ sung văn hóa là điều ko thừa. Nhiều khi để hiểu 1 câu thơ phải đọc nhiều trang sách vì thơ Đường rất cô đọng

Xin VD 1 câu thơ của LH

Thiếu Lăng một lá tìm thu muộn
Bành Trạch vài ly rũ bụi đời

Câu trên nhắc đến bài thơ của Đỗ Phủ viết về 1 buổi chiều cuối thu đầu đông: Hàn y xứ xứ thôi đao xích. Bach đế thành cao cấp mộ châm. Trong bài có câu Cô chu nhất hệ cố viên tâm nghĩa là con thuyền lẻ buộc tấm lòng nơi vườn cũ. Dùng điển đó LH muốn nói đến nỗi lòng mình với Nguyệt viên trong một ngày thu muộn nên câu sau mới là: Ghé lại vườn thơ thăm mộ cổ

Mà thôi, bạn ko thích dùng điển thì thôi, LH cũng ko muốn phân tích sâu làm gì
Còn bài thơ bạn mới họa lại có 1 số chỗ sai luật rồi, bạn coi lại nha
Ui chu choa
Mừng ơi là mừng.

Cứ tưởng Lan Hương hay hờn dỗi
Nào dè cô ấy bệnh thôi mà


Hahahahahaha

Có Lan Hương xuất hiện là Hansy thấy vui rồi. Không hiểu tại sao. Lạ thiệt!
Nói thật, Giả sử một ngày nào đó, vì một lý do gì đó, Lan Hương không còn xuất hiện ở NV nữa thì có lẽ Hansy sẽ buồn lắm. Mà không chừng, vì cáí buồn lớn quá đó nên Hansy cũng theo chân Lan Hương xa mãi nơi này. Lạy trời những giả định ngu ngốc của Hansy không trở thành sự thật, để mãi Hansy được đọc những vần thơ mượt như nhung của Lan Hương, được Lan Hương dìu dắt từng bước trên con đường hoàn thiện vốn liếng sáng tác thơ Đường luật và được Lan Hương họa thơ cùng…
Mơ ước nhiều và lớn quá, không biết có trở thành hiện thực nổi không?


Giờ xin được trao đổi với Sư nương (giọng của Lan Hương giờ giống giọng của một vị Sư nương lắm rồi. Hihi) vài ý.

(1) Hansy đọc hết Topic thơ ĐL của Sư nương rồi. (Ngoài làm thơ, Hansy rất thích đọc thơ, nhất là thơ của những bằng hữu mà Hansy quý mến).
Thơ Sư nương hay, nhiều cảm xúc, nhiều giọng điệu, lắm thang bậc, giàu nhạc tính…
Hansy muốn họa một bài mà Hansy thích và đồng cảm tâm sự của Sư nương, nhưng sợ làm “hư” topic thơ nên đọc xong đành ngậm ngùi tiếc rẻ mà ra về tay không. Hihi

(2) Đúng là Hansy có hạn chế về hiểu biết thơ Trung Hoa nói chung, yếu về ngữ nghĩa từ Hán Việt, mù tịt về điển tích, điển cố nên mới thấy vương vướng khi đọc những bài thơ có chêm vào loại này. Hôm nay nghe Sư nương giảng giải mới thấy mình còn dốt nhiều quá (lúc trước chưa ai giảng cho nên tưởng dốt ít thôi. Hihi).

Đọc phân tích các câu thơ của Sư nương mới thấy hết nghĩa của câu “Ý tại ngôn ngoại”. Hansy có hiểu từ Phụng hoàng nhưng rất lơ mơ và tài tử, nghe Sư nương nói, thấy tiếc là đã không hiểu sâu hơn về từ này để có thể cảm nhận được phần nào nhắn nhủ của Sư nương đã gởi gắm trong câu thơ đó.
Sorry Sư nương!

(3) Nói thật, ngay làm một bài thơ Đường luật, Hansy cũng đã trật lên sai xuống tùm lum. Nội cái vụ ĐỐI ở câu Thực và Luận cũng đã làm Hansy hao tâm tổn trí không ít, nhưng chắc còn lâu lắm mới tàm tạm ở khúc này.
Thành ra, họa càng cực khó, vì mình bị bó buộc theo vần, ý, luật của người xướng. Hansy chủ yếu thực hiện phép họa mượn vần (tá vận), bởi sức lực hiện nay (và cả trong tương lai gần) chỉ gắng đến đó cũng đã le lưỡi ra rồi. Hihi
Nói nhỏ với Sư nương, Hansy tính hơi tham, muốn vừa học sáng tác lẫn học họa trong cùng một thời điểm. Tương tự kiểu “đốt giai đoạn” vậy. Bởi ngoài sự yêu thích, công việc buộc Hansy phải thông thạo thơ Đường luật, ít nhất là về mặt lý thuyết.

(4) Đúng là trước đây Hansy nghĩ sai, có thiên kiến nên không thích điển cố của Tàu. Nhưng sau khi nghe giảng, giờ bỗng thấy thích nè, Sư nương.
Sau này nhờ Sư nương dạy giúp mặt này (hay hướng dẫn tìm đọc đâu đó trên Net) để Hansy có cơ hội làm tăng lượng kiến thức của mình.
Báo Sư nương mừng, Hansy rất ham học, siêng đọc và làm thực hành nhiều. Với lại, Hansy cũng không đến nỗi chậm tiêu cho lắm. Sư nương an tâm mà dạy dỗ nhé (dạy ít thôi, dỗ nhiều vào một tí, vì Hansy là chúa hờn mà. Hihi).
Hansy thích điển tích, điển cố rồi đó, Sư nương đừng hờn nữa nha.

Cuối cùng, có lẽ Sư nương lúc đó mệt vì đang bệnh, hoặc là hờn vì Hansy không thích mấy cái điển cố trong thơ Sư nương, mà phán bài thơ Hansy họa thơ Sư nương là sai luật.
Thật tình, Hansy đã đem bảng luật ra để trước mặt, dò lại từng chữ một, dò đi dò lại cả thảy đến 05 lần, mà vẫn ngu dốt tìm không ra chỗ sai.
Hansy chép lại bài thơ ở đây.
Xin Sư nương chỉ giáo cụ thể, Hansy biết ơn Sư nương nhiều lắm.

Chúc Sư nương sau khi đọc reply này thì bệnh lui đến 7, 8 phần, tinh thần khỏe khoắn ra, thấy không còn hờn giận gì Hansy nữa. Hihi
Mến chào
HANSY


Tình hỡi trong lòng vạn tiếng rơi
Chiều vương chút nắng cuối lưng trời
Cô liêu phủ kín thương ngày lạnh
Tâm sự đong đầy nhớ thuở lơi
Cứ ngỡ tình dài bên gối mộng
Nào hay nghĩa ngắn giữa neo đời
Người ơi về lại trong nhau nhé
Ước thỏa niềm mơ mãi chẳng vơi

HANSY

Lần sửa cuối bởi Hansy; 04-11-11 lúc 10:32 PM
Trả lời với trích dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
Cá chuồn (04-11-11), CM4Q (04-11-11), Lan Hương (04-11-11), Nhím con (07-11-11), phale (04-11-11), pumanew (04-11-11)
  #53  
Cũ 04-11-11, 10:15 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.805
Thanks: 45.833
Thanked 83.832 Times in 21.719 Posts
Mặc định

PL lấp ló bên hè nghe cao nhân ẩn sĩ trao đổi mà không khỏi thán phục thốt lên:

Hàn Sỹ rồng bay câu chữ đó
Lan Hương phượng múa nét thơ này

Pl cũng đồng ý với LH là dụng điển trong thơ tạo nên sự trang trọng và chuyển tải nhiều hơn ý tứ của mình.

Nhưng nói về dụng điển trong thơ đường luật thì như nhà thơ Quách Tấn có viết “người giàu điển, cũng như kẻ giàu tiền, khi cần chỉ có việc thò tay vào túi. Nhưng không biết dùng, không dùng cho đúng chỗ đúng lúc, hở một tí là dụng điển, dụng điển với mục đích khoe khoang sở học, thì chẳng khác anh trọc phú, ngồi đâu, đến đâu cũng khoe của...”

Vậy nên theo PL, việc dụng điển trong thơ đường luật, phải thật sự cẩn trọng, thì mới chuyển tải một cách khéo léo và ý nhị điều mình muốn gởi gắm để không những người đọc không cần phải toát mồ hôi hột mới hiểu, mà mình cũng không bị mang tiếng là khoe khoang sở học...
Trả lời với trích dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
Cá chuồn (04-11-11), CM4Q (04-11-11), Hansy (04-11-11), Lan Hương (04-11-11), pumanew (04-11-11)
  #54  
Cũ 04-11-11, 03:41 PM
Lan Hương Lan Hương đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 566
Thanks: 1.444
Thanked 3.091 Times in 566 Posts
Mặc định

Cảm ơn cô PL đã góp ý. LH cũng chỉ thỉnh thoảng mới dụng điển khi cần thiết.
Nhà thơ QT nói vậy nhưng chính ông làm thơ lại dụng điển một cách tử công phu nên tốn nhiều thời gian như ông tự nhận. VD bài thơ về con quạ có câu:

Từ Ô y hạng rủ rê sang
Bóng lẫn vào mây tiếng rộn ràng

Thực ra Ô y hạng lại ko liên quan gì đến con quạ mà liên quan đến con… én

Hai chữ Sư nương của bạn HS tặng, LH thật ko dám nhận, cả về tuổi tác và trình độ. LH muốn phân tích tiếp câu thơ hôm qua còn bỏ dở.

Bài thơ của nhà thơ ĐP viết lúc ông lưu lạc đất Thục, khi nhắc đến là ng yêu thơ Đường biết ý nói tâm sự của ng xa quê.

Xuân Diệu, một nhà thơ mới cũng dụng điển này trong Lời Kỹ nữ:
Em sợ lắm giá băng tràn mọi nẻo
Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da
Lòng giai nhân bến đợi gốc cây già
Tình du khách thuyền qua ko buộc chặt

Nguyễn Bính thì dùng rất nhiều điển, trong bài Duyên nợ ông dịch nguyên 2 câu:

Áo xanh mà ướt vì đêm ấy
Tội nghiệp đời con xấu hổ cha
Khóm cúc tuôn đôi dòng lệ cũ
Con thuyền buộc một mối tình già

Có một câu chuyện đối thơ giữa nhà thơ Ngân Giang và Vũ Hoàng Chương. Khi ấy NG vừa hồi cư về HN có gửi cho cố nhân VHC bài thơ với 2 câu:

Thuyền buộc quê xưa lòng họ Đỗ
Hoa tàn năm ngoái ý chàng Thôi

Họ Đỗ là họ của ĐP và cũng là họ của NG. Còn câu sau nhắc đến bài thơ của Thôi Hộ và lại có ý nói phải chăng NG nay là hoa tàn nhị rữa nên ý VHC muốn thôi.

VHC đã hoạ lại với câu: Mái tây hương lạnh ý nàng Thôi. Ở đây nhắc đến Tây sương kí với nàng Thôi Oanh Oanh và cũng ý nói: là NG muốn thôi chớ đâu phải VHC muốn vậy.

Vậy đấy, hoạ thơ là phải đối hết ý nên làm thơ đã khó hoạ thơ còn khó hơn. Nhưng 'nghề chơi cũng lắm công phu', càng khó thì ng ta càng thích, như chơi leo núi, càng cao và nguy hiểm ng ta càng đổ xô đến leo dù biết có thể mất mạng

Lần sửa cuối bởi Lan Hương; 04-11-11 lúc 03:49 PM
Trả lời với trích dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to Lan Hương For This Useful Post:
Cá chuồn (04-11-11), CM4Q (04-11-11), Hansy (04-11-11), phale (04-11-11), pumanew (04-11-11)
  #55  
Cũ 04-11-11, 10:01 PM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

Quote:
Nguyên văn bởi phale Xem bài viết
PL lấp ló bên hè nghe cao nhân ẩn sĩ trao đổi mà không khỏi thán phục thốt lên:

Hàn Sỹ rồng bay câu chữ đó
Lan Hương phượng múa nét thơ này

Pl cũng đồng ý với LH là dụng điển trong thơ tạo nên sự trang trọng và chuyển tải nhiều hơn ý tứ của mình.

Nhưng nói về dụng điển trong thơ đường luật thì như nhà thơ Quách Tấn có viết “người giàu điển, cũng như kẻ giàu tiền, khi cần chỉ có việc thò tay vào túi. Nhưng không biết dùng, không dùng cho đúng chỗ đúng lúc, hở một tí là dụng điển, dụng điển với mục đích khoe khoang sở học, thì chẳng khác anh trọc phú, ngồi đâu, đến đâu cũng khoe của...”

Vậy nên theo PL, việc dụng điển trong thơ đường luật, phải thật sự cẩn trọng, thì mới chuyển tải một cách khéo léo và ý nhị điều mình muốn gởi gắm để không những người đọc không cần phải toát mồ hôi hột mới hiểu, mà mình cũng không bị mang tiếng là khoe khoang sở học...
Ui trời, cái gì mà có vụ cao nhân, thấp nhân trong này, hở tỷ.
Nghe ớn lạnh quá

Cám ơn tỷ có câu thơ (Hàn Sỹ rồng bay câu chữ đó) làm Hansy thẹn 9 người trong.... 10 giây. Hihi. Đã thế còn đối Hàn Sỹ <> Lan Hương là Sư nương của Hansy nữa, nên càng... xanh mặt.

Vâng, Hansy sẽ gắng học tập thêm món "điển cố" để làm phong phú thêm ý tứ trong thơ mình.
Sợ là không có thì giờ để học tới nơi tới chốn, mà món này lại quá khó: Học đã khó, sử dụng càng khó hơn.

Hansy đồng ý với tỷ.
Bởi cái gì thái quá, dư thừa... đều không tốt.

Lần sửa cuối bởi Hansy; 04-11-11 lúc 10:11 PM
Trả lời với trích dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
Cá chuồn (04-11-11), CM4Q (04-11-11), Lan Hương (04-11-11), phale (05-11-11), pumanew (05-11-11)
  #56  
Cũ 04-11-11, 10:07 PM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

Quote:
Nguyên văn bởi Lan Hương Xem bài viết
Cảm ơn cô PL đã góp ý. LH cũng chỉ thỉnh thoảng mới dụng điển khi cần thiết.
Nhà thơ QT nói vậy nhưng chính ông làm thơ lại dụng điển một cách tử công phu nên tốn nhiều thời gian như ông tự nhận. VD bài thơ về con quạ có câu:

Từ Ô y hạng rủ rê sang
Bóng lẫn vào mây tiếng rộn ràng

Thực ra Ô y hạng lại ko liên quan gì đến con quạ mà liên quan đến con… én

Hai chữ Sư nương của bạn HS tặng, LH thật ko dám nhận, cả về tuổi tác và trình độ. LH muốn phân tích tiếp câu thơ hôm qua còn bỏ dở.

Bài thơ của nhà thơ ĐP viết lúc ông lưu lạc đất Thục, khi nhắc đến là ng yêu thơ Đường biết ý nói tâm sự của ng xa quê.

Xuân Diệu, một nhà thơ mới cũng dụng điển này trong Lời Kỹ nữ:
Em sợ lắm giá băng tràn mọi nẻo
Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da
Lòng giai nhân bến đợi gốc cây già
Tình du khách thuyền qua ko buộc chặt

Nguyễn Bính thì dùng rất nhiều điển, trong bài Duyên nợ ông dịch nguyên 2 câu:

Áo xanh mà ướt vì đêm ấy
Tội nghiệp đời con xấu hổ cha
Khóm cúc tuôn đôi dòng lệ cũ
Con thuyền buộc một mối tình già

Có một câu chuyện đối thơ giữa nhà thơ Ngân Giang và Vũ Hoàng Chương. Khi ấy NG vừa hồi cư về HN có gửi cho cố nhân VHC bài thơ với 2 câu:

Thuyền buộc quê xưa lòng họ Đỗ
Hoa tàn năm ngoái ý chàng Thôi

Họ Đỗ là họ của ĐP và cũng là họ của NG. Còn câu sau nhắc đến bài thơ của Thôi Hộ và lại có ý nói phải chăng NG nay là hoa tàn nhị rữa nên ý VHC muốn thôi.

VHC đã hoạ lại với câu: Mái tây hương lạnh ý nàng Thôi. Ở đây nhắc đến Tây sương kí với nàng Thôi Oanh Oanh và cũng ý nói: là NG muốn thôi chớ đâu phải VHC muốn vậy.

Vậy đấy, hoạ thơ là phải đối hết ý nên làm thơ đã khó hoạ thơ còn khó hơn. Nhưng 'nghề chơi cũng lắm công phu', càng khó thì ng ta càng thích, như chơi leo núi, càng cao và nguy hiểm ng ta càng đổ xô đến leo dù biết có thể mất mạng
Sư nương phân tích tuyệt lắm.
Ah, Hansy tôn Lan Hương làm Sư nương là hoàn toàn thuộc ý thích cá nhân của Hansy, không liên quan gì đến ai hết.
Lan Hương là Sư nương của Hansy vì Hansy thấy đúng như thế. Vậy thôi.
Thành ra, Lan Hương cứ nhận danh hiệu này cho Hansy khỏi... hờn. Hihi

Hansy có chính sửa lại chút xíu bài thơ Hansy họa theo gợi ý của Sư nương.
Nếu thấy ổn rồi thì Sư nương họa lại nhé.
(Nhưng nếu còn mệt người thì hưỡn hưỡn cũng không sao. Hihi)


Tình hỡi trong lòng vạn tiếng rơi
Chiều vương chút nắng cuối lưng trời
Cô liêu phủ kín thương ngày lạnh
Tâm sự đong đầy nhớ thuở lơi
Cứ ngỡ tình dài bên gối mộng
Nào hay nghĩa ngắn giữa neo đời
Người ơi về lại trong nhau nhé
Ước thỏa niềm mơ mãi chẳng vơi

HANSY

Lần sửa cuối bởi Hansy; 05-11-11 lúc 07:49 AM
Trả lời với trích dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
CM4Q (04-11-11), Lan Hương (04-11-11), Nhím con (07-11-11), pumanew (05-11-11)
  #57  
Cũ 05-11-11, 04:17 AM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

Quote:
Nguyên văn bởi Lan Hương Xem bài viết
Cảm ơn Hansy đã đồng cảm với LH.
Hoạ với Hansy một bài nữa để đáp tấm chân tình của bạn

Giọt lệ đài trang lặng lẽ rơi
Thương mình mà lại trách ông trời
Má đào chưa nở còn phong kín
Mày liễu vừa tô đã bỏ lơi
Mắt trắng người đi đi mãi mãi
Lòng son em giữ giữ đời đời
Trăm năm cô phụ Hàn công tử
Xương trắng thành tro hận chẳng vơi


Thì thôi người nhé chớ sầu rơi
Duyên phận nên hư định bởi trời
Tô lại vành môi chờ hạ đến
Viền thêm khóe mắt đón xuân lơi
Góc lòng mãi ước vui cùng nguyệt
Cuối nẻo còn mơ tếu với đời
Nhớ giữ tim hồng luôn sóng sánh
Gió tình đượm ngát khó mà vơi

HANSY

Lần sửa cuối bởi Hansy; 05-11-11 lúc 08:04 AM
Trả lời với trích dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
Lan Hương (05-11-11), Nhím con (07-11-11), pumanew (05-11-11)
  #58  
Cũ 05-11-11, 05:10 AM
Lan Hương Lan Hương đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 566
Thanks: 1.444
Thanked 3.091 Times in 566 Posts
Mặc định

Quote:
Nguyên văn bởi Hansy Xem bài viết

Thì thôi người nhé chớ sầu rơi
Duyên phận nên hư định bởi trời
Tô lại vành môi chờ xuân đến
Viền thêm khóe mắt đón hạ lơi
Góc lòng mãi ước vui cùng nguyệt
Cuối nẻo còn mơ tếu với đời
Nhớ giữ tim hồng luôn sóng sánh
Thì tình đượm ngọt khó mà vơi

HANSY
Bảng luật hôm nay lại bị rơi
Thi nhân ngửa mặt muốn kêu trời
Bằng bằng trắc trắc niêm niêm lỏng
Trắc trắc bằng bằng đối đối lơi
Nguyệt nguyệt hoa hoa qua kiếp kiếp
Hoa hoa nguyệt nguyệt hết đờì đời
Tim hồng cháy mãi thành than đỏ
Tro lạnh ngày mai một nắm vơi

HS hôm nay lại sai luật bằng trắc rồi, xem lại nha

Lần sửa cuối bởi Lan Hương; 05-11-11 lúc 10:11 AM
Trả lời với trích dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to Lan Hương For This Useful Post:
Hansy (05-11-11), Nhím con (07-11-11), pumanew (05-11-11)
  #59  
Cũ 05-11-11, 05:56 AM
Lan Hương Lan Hương đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 566
Thanks: 1.444
Thanked 3.091 Times in 566 Posts
Mặc định

Quote:
Nguyên văn bởi Hansy Xem bài viết
Sư nương phân tích tuyệt lắm.
Ah, Hansy tôn Lan Hương làm Sư nương là hoàn toàn thuộc ý thích cá nhân của Hansy, không liên quan gì đến ai hết.
Lan hương là Sư nương của Hansy vì Hansy thấy đúng như thế. Vậy thôi.
Thành ra, Lan Hương cứ nhận danh hiệu này cho Hansy khỏi... hờn. Hihi

Hansy có chính sửa lại chút xíu bài thơ Hansy họa theo gợi ý của Sư nương.
Nếu thấy ổn rồi thì Sư nương họa lại nhé.
(Nhưng nếu còn mệt người thì hưỡn hưỡn cũng không sao. Hihi)


Tình hỡi trong lòng vạn tiếng rơi
Chiều vương chút nắng cuối lưng trời
Cô liêu phủ kín thương ngày lạnh
Tâm sự đong đầy nhớ thuở lơi
Cứ ngỡ tình dài bên gối mộng
Nào hay nghĩa ngắn giữa neo đời
Người ơi về lại trong nhau nhé
Ước thỏa niềm mơ mãi chẳng vơi

HANSY
Chiếc lá thu vàng đã rụng rơi
Mang chi cơn gió thổi lên trời
Hoá thân còn đợi hoàn tro nguội
Hoàn vũ đang chờ hoá khói lơi
Trứng luộc bóc ra chia với cháu
Chuối xanh buôn lại bán cho đời
Mải xem show diễn gà nude sex
Một bát cơm lồng mãi chẳng vơi

Sorry các thi hữu vì lại làm thơ đùa cợt với những vấn đề chẳng nên đùa cợt

Lần sửa cuối bởi Lan Hương; 05-11-11 lúc 10:12 AM
Trả lời với trích dẫn
The Following 4 Users Say Thank You to Lan Hương For This Useful Post:
Hansy (05-11-11), Nhím con (07-11-11), phale (05-11-11), pumanew (05-11-11)
  #60  
Cũ 05-11-11, 06:08 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.805
Thanks: 45.833
Thanked 83.832 Times in 21.719 Posts
Mặc định

Quote:
Nguyên văn bởi Lan Hương Xem bài viết
Cảm ơn cô PL đã góp ý. LH cũng chỉ thỉnh thoảng mới dụng điển khi cần thiết.
Nhà thơ QT nói vậy nhưng chính ông làm thơ lại dụng điển một cách tử công phu nên tốn nhiều thời gian như ông tự nhận. VD bài thơ về con quạ có câu:

Từ Ô y hạng rủ rê sang
Bóng lẫn vào mây tiếng rộn ràng

Thực ra Ô y hạng lại ko liên quan gì đến con quạ mà liên quan đến con… én

.....
PL gởi LH trọn bài "Đêm thu nghe quạ kêu" của Quách Tấn nhé:

Đêm thu nghe quạ kêu

Từ Ô y hạng rủ rê sang
Bóng lẫn đêm thâu tiếng rộn ràng
Trời bến Phong Kiều sương thấp thoáng
Thu sông Xích Bích nguyệt mơ màng
Bồn chồn thương kẻ nương song bạc
Lạnh lẽo sầu ai rụng giếng vàng
Tiếng dội lưng mây đồng vọng mãi
Tình hoang mang gợi tứ hoang mang.

-- Quách Tấn


Như Quách Tấn đã tự giải thích. Chữ Ô Y Hạng QT mượn từ bài thơ của Lưu Vũ Tích, mượn việc này nói việc khác nên đây là phép "tá dụng điển".
Trả lời với trích dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
Hansy (05-11-11), Lan Hương (05-11-11), pumanew (05-11-11)
Trả lời


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của mình

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:57 PM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.

Loading...