![]() |
|
![]() |
#1
|
|||
|
|||
![]()
" Nghìn năm một kiếp vui hờn tủi
Cái nợ tình thơ chói nửa đời " (Tamthinhatmenh ) Có ai hiểu ý tác giả nói gì qua hai câu này thì vui lòng giải thích giúp.Xin cám ơn. Lần sửa cuối bởi tranthehai04; 07-05-11 lúc 09:49 PM Lý do: chói |
The Following 9 Users Say Thank You to tranthehai04 For This Useful Post: | ||
Cá chuồn (13-05-11),
hoatigon208410 (16-05-11),
kehotro (17-05-11),
Phượng Yêu (12-05-11),
phale (12-05-11),
pumanew (22-05-11),
Sa Thạch (08-05-11),
Tường Thụy (12-05-11),
úm_bala (08-05-11)
|
#2
|
|||
|
|||
![]()
PY có xem qua một vài trao đổi về sự hợp lý đối với hai câu thơ trên bên VHT . Thật ra, nếu muốn hiểu đúng thì phải chính tác giả giải thích . Tuy nhiên, câu chữ trong thơ, có đôi lúc được dùng theo nhiều nghĩa.
Tuy " nghìn năm " không xứng hợp với " trăm năm " - được xem là một kiếp . Nhưng đọc qua " Nghìn năm một kiếp vui hờn tủi ", người ta có thể hiểu rằng : Dẫu có là ngàn năm, thì đó cũng chỉ ( gói gọn, không qua ) một kiếp vui hờn tủi . Riêng đối với câu thơ " Cái nợ tình thơ chói nửa đời ", thì PY không rõ ý là tác giả đã viết sai chính tả - tức, thay vì " trói ", lại viết là " chói " , hay thực sự tác giả muốn dùng chữ " chói ". Tuy vậy - khi đọc vào chữ "chói ", ta vẫn không thấy có gì là sai cả . " Chói " được định nghĩa là " lóa sáng " - vừa có tính tích cực, nhưng cũng vừa mang tính tiêu cực nhiều hơn . " Cái nợ " kết hợp với " một kiếp vui hờn tủi ", đã cho thấy chữ " chói " ở đựoc hiểu là " lấn, che " hết nửa đời người . Trên chỉ là thiển ý của PY . Có hiểu sai hay không, thì điều này còn chờ các bạn góp ý . |
The Following 9 Users Say Thank You to Phượng Yêu For This Useful Post: | ||
Cá chuồn (13-05-11),
hoatigon208410 (16-05-11),
kehotro (17-05-11),
Nhím con (12-05-11),
ntd (18-05-11),
phale (12-05-11),
tra sua (12-05-11),
tranthehai04 (15-05-11),
úm_bala (12-05-11)
|
#3
|
|||
|
|||
![]() Quote:
Thơ không phải như toán học để chúng ta áp dụng phép logic khi phân tích... PL đọc trong triết lý đạo phật, người ta thường bảo "tu nghìn năm mới có được một kiếp nhân duyên ở cõi trần", nên PL nghĩ, tác giả viết "Nghìn năm một kiếp vui hờn tủi", có thể là: Một nghìn năm (tu) giờ đây là 1 kiếp (lẫn lộn) vui, hờn tủi. Và: "Cái nợ tình thơ chói nửa đời" Nếu là PL, PL sẽ dùng là "Cái nợ tình thơ trói nửa đời"... Song, tác giả nếu không sai chính tả thì chữ "chói" hẳn là có ý đồ riêng của tác giả. Có thể tác giả đang ở độ tuổi "nửa đời" và mang một gánh nợ tình thơ "lấn át" đã nửa đời... Đôi dòng thiển nghĩ của PL. |
The Following 10 Users Say Thank You to phale For This Useful Post: | ||
Cá chuồn (13-05-11),
hoatigon208410 (16-05-11),
kehotro (17-05-11),
Nhím con (12-05-11),
ntd (18-05-11),
Phượng Yêu (13-05-11),
Sa Thạch (12-05-11),
Sao Hôm (12-05-11),
tra sua (12-05-11),
úm_bala (12-05-11)
|
#4
|
|||
|
|||
![]()
Cả hai ý kiến đóng góp đều hay !Tôi muốn đông người xúm lại đóng góp ý kiến sẽ làm cho sự hiểu biết trở nên có cơ sở hơn,Xin cảm ơn !
|
The Following 7 Users Say Thank You to tranthehai04 For This Useful Post: | ||
Cá chuồn (16-05-11),
hoatigon208410 (16-05-11),
kehotro (17-05-11),
ntd (18-05-11),
Phượng Yêu (18-05-11),
phale (16-05-11),
Sa Thạch (16-05-11)
|
#5
|
||||
|
||||
![]()
Theo một số từ điển thì từ "chói" còn có nghĩa là buốt nhói - một dạng của đau. Phải chăng tác giả muốn dùng nghĩa này? Ở câu đầu mình hoàn toàn đồng ý với cách phân tích của PL, còn câu thứ 2 - nếu dùng từ "chói" theo nghĩa là sáng rực thì e rằng không phù hợp với câu đầu, nếu theo nghĩa là đau buốt thì hợp với câu đầu hơn, chỉ có điều tại sao tác giả lại ví cái nợ tình thơ như 1 nỗi đau? Liệu có phải cái duyên nợ với thơ cứ canh cánh trong lòng nên đôi khi làm nhói đau? Cũng có thể chứ. Mình thiên về nghĩa này của từ "chói"
Rất mong được nghe thêm ý kiến của mọi người. |
The Following 8 Users Say Thank You to Cá chuồn For This Useful Post: | ||
Đông Dung (19-05-11),
hoatigon208410 (16-05-11),
kehotro (17-05-11),
ntd (18-05-11),
Phượng Yêu (18-05-11),
phale (16-05-11),
Sa Thạch (16-05-11),
tranthehai04 (16-05-11)
|
#6
|
|||
|
|||
![]() Quote:
Vì theo PL biết thì Tamthinhatmenh là tên nick của 3 người bạn không may mắn về hình thể trú mình trong thơ... |
The Following 8 Users Say Thank You to phale For This Useful Post: | ||
Đông Dung (19-05-11),
Cá chuồn (16-05-11),
hoatigon208410 (16-05-11),
kehotro (17-05-11),
ntd (18-05-11),
Phượng Yêu (18-05-11),
Sa Thạch (16-05-11),
tranthehai04 (16-05-11)
|
#7
|
|||
|
|||
![]()
Thơ không nhất thiết phải cần đến sự chính xác. Đôi khi, người ta vẫn phóng đại nó lên. Mặc dù đời người thường gói gọn trong trăm năm nhưng dùng ngàn năm vẫn chẳng sao. Hình như có bài hát: Ngàn năm vẫn đợi. Và còn có bài: Thương hoài ngàn năm. Hai bài ấy vẫn tồn tại từ xưa đến nay mà chẳng ai thắc mắc. Nhưng ngàn năm của bài hát thật sự khác với ngàn năm trong :
Nghìn năm một kiếp vui hờn tủi Theo Phật giáo, thì con người trải qua rất nhiều kiếp mới có được một kiếp làm người như ý mà PL đã nêu. Nhưng cũng có thể nghĩ chỉ một kiếp thôi mà cũng như đã trải qua cả nghìn năm khi người ta còn có câu: Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại. Như vậy, câu đầu có lẽ cũng không làm chúng ta bận lòng. Nhưng tiếc rằng vừa mới đây xem lại thì Tam thi nhất mệnh đã chữa lại thành : Trăm năm một kiếp vui hờn tủi. Câu thứ hai: Cái nợ tình thơ chói nửa đời. Phải chi biết được tuổi tác của nhóm này thì hay hơn. Nhưng đọc thử thơ của họ thì ít mang âm hưởng của các từ ngày xưa, nên KHT cho rằng họ cũng không thuộc tuýp người xưa để dùng từ chói theo nghĩa mà anh Cá đã nêu. Nếu cả ba người đều thuộc loại có hoàn cảnh đặc biệt thì theo thiển ý của KHT, họ dùng từ chói mang nghĩa của lóe lên, không có vẻ gì là sai chính tả khi KHT đã đọc qua các bài thơ họ viết. Vậy chói ở đây, tức là nhờ thơ mà quãng đời còn lại của họ cảm thấy sống có ý nghĩa hơn. Chữ nợ ở đây chỉ mang tính nói lẫy. Vì câu đầu vẫn có: vui hờn tủi chứ không dút khoát chỉ có đau buồn. Đây là thiển ý của KHT, mong các bạn khác cùng góp ý với bạn Trần Thế Hải để vấn đề được rõ ràng hơn. |
The Following 8 Users Say Thank You to kehotro For This Useful Post: | ||
Đông Dung (19-05-11),
Cá chuồn (18-05-11),
Nhím con (18-05-11),
ntd (18-05-11),
Phượng Yêu (18-05-11),
phale (20-05-11),
Sa Thạch (18-05-11),
tranthehai04 (18-05-11)
|
#8
|
|||
|
|||
![]()
Nếu ngân nga câu hát " Ngàn năm thương hoài một bóng người thôi ", thì chúng ta thấy gì ở đó ?
Trăm năm được xem là một kiếp, mà ai cũng biết . Vậy thì ngàn năm ở đây chủ ý gì ? Điều này rõ ràng là một sự biểu cảm nhiều hơn ( phép thậm xưng ) . Tôi thương hoài một bóng - không chỉ ở một kiếp, mà đến mười kiếp lận ! Thật ra, ngàn năm chỉ là con số chung chung để chỉ sự tồn tại ( luôn, và mãi mãi ) của một hình bóng trong tim một người . Bởi người ta vẫn có thể nói " Triệu năm, hoặc trăm triệu thương hoài, v.v.. ", để chỉ về điều đó . ) Vì vậy, khi đọc vào câu thơ " Ngàn năm một kiếp vui hơn tủi ", chúng ta cũng có thể tự hình thành trong đầu con số nhân lên . Có nghĩa là khi đọc vào - căn cứ trên sự kiện trăm năm một kiếp, thì chúng ta có thể ngầm hiểu " ngàn năm " là ý gì . Nói khác đi, là khi nghe hay khi đọc vào một câu, có đôi lúc, chúng ta cũng cần phân biệt - đâu là điểm chính, và đâu nào là điểm phụ, để tập trung sự cảm nhận . Câu thơ trên nặng về cảm xúc - có thể phân ra hai mệnh đề ( xin tạm như thế ) . Mệnh đề chính, là " Môt kiếp vui hờn tủi " ; và mệnh đề phụ, là " Ngàn năm một kiếp " . Và như thế, sự tác động đến người đọc, người nghe sẽ nằm ở " Một kiếp vui hờn tủi " ( mệnh đề chính ) . Có thể, nhóm tác giả tamthinhatmenh không chủ đích thậm xưng ( do biết câu thơ đã được sửa lại " trăm năm " theo bài viết trên của bạn kehoctro ) . Nhưng cá nhân người đọc,, PY thích câu " Ngàn năm một kiếp vui hờn tủi " hơn . So sánh hai nhóm câu thơ : (1) - Theo tính hợp lý bàn luận, thì sẽ là : Trăm năm một kiếp vui hờn tủi Cái nợ tình thơ trói nửa đời (2) - Theo nguyên gốc : Ngàn năm một kiếp vui hờn tủi Cái nợ tình thơ chói nửa đời . Ở nhóm thơ thứ nhất, người ta sẽ thấy một sự bàng quan, một sự nói về, kể về nhiều hơn là biều cảm, khi đem so với nhóm thứ hai . Nhất là khi nếu cụm từ " vui hờn tủi " chỉ là buồn vui lẫn lộn trong một kiếp . Bởi buồn vui lẫn lộn trong một kiếp là điều hiển nhiên . Vì thế, riêng theo cảm nhận cá nhân về ba chữ " vui hờn tủi ", thì PY sẽ nghiêng về nghĩa - vui, làm vui với hờn tủi ở số kiếp ấy . Và nếu khi một kiếp - hầu như chỉ có vui với hờn tủi, thì sự gởi gắm ( lệ thuộc ) vào thơ này đã chiếm, đã lấn ( chói ) hết nửa đời người . Hai câu " Trăm năm một kiếp vui hờn tủi ... " có nét hoàn hảo thông điệp của người yêu thơ ( bị trói, bị vương vào cái nợ dễ thương ) . Một cái nợ mang tính tích cực . Trong khi đó - cái " nợ " / duyên của " Ngàn năm một kiếp vui hờn tủi ... " lại mang tính tiêu cực nhiều hơn bởi sự oằn lưng, do gánh nặng phần số gởi gắm . Nhóm câu nào cũng mang một sự biểu đạt mà tùy theo khuynh hướng hoặc tùy theo nguyên bài thơ, mà người đọc chọn cho mình sự thưởng thức . Nếu câu hoặc ý khó trong thơ, nhưng vẫn truyền đạt đúng đến người đọc, thì đó là sự tài tình của tác giả . Còn nếu không thì chúng ta cố gắng hiểu sát qua sự phân tích được dựa trên nhiều sự kiện, mà trong đó có hoàn cảnh của đương sự . Còn nếu không nữa, thì sự đi nhiều nghĩa - biết đâu, chẳng là dụng ý của người viết, mà người đọc cũng cảm thấy thú vị không kém bởi sự lửng lơ . Câu hỏi đặt ra của bạn tranthehai04 chỉ nhằm hiểu chữ dùng cách đúng, mà theo cái nhìn của PY, là câu thơ không có vấn đề . Thật ra là cũng có chút chút ở chữ " chói " . Thế nhưng, nếu chữ " chói " được thay đi bằng " trói ", thì sự hợp nhất lại không lắm khi song hành với " ngàn năm " cũng như với nghĩa " vui với hờn tủi " mà PY hướng đến . Vì vậy, PY vẫn chọn câu nguyên gốc để càm nhận . Lần sửa cuối bởi Phượng Yêu; 19-05-11 lúc 06:37 AM |
#9
|
|||
|
|||
![]()
KHT hoàn toàn ủng hộ việc giữ nguyên tác như PY đã nêu. Để như vậy, đọc cảm thấy hay hơn, bay bổng hơn. Có những bài thơ mà thật sự chỉ cõi mơ mới có.
|
The Following 6 Users Say Thank You to kehotro For This Useful Post: | ||
Đông Dung (19-05-11),
ntd (18-05-11),
Phượng Yêu (19-05-11),
phale (20-05-11),
Sa Thạch (18-05-11),
tranthehai04 (18-05-11)
|
#10
|
|||
|
|||
![]()
Trăm năm một kiếp con người !
----------------------------------- Trăm năm một kiếp con người Nào ai hiểu hết khóc cười thế nhân “Đã mang lấy nghiệp vào thân” Làm người phải biết phong trần lắm nghe Một năm, bú, ngủ, quo que Hai năm, bò, đứng, khóc nhè quá tay Ba năm, nũng nịu suốt ngày Bốn năm, quậy, phá, mặt này nhớp nhơ Năm năm, bập bẹ i tờ Sáu năm, tập đọc u ơ vỡ lòng Bảy năm, chạy, giỡn, chơi rong Tám năm, bắt bướm, nhảy vòng, đu dây Chín năm, bè bạn vui vầy Mười năm học hỏi, nay nầy, mai kia Mười một, hơi lớn rồi kìa Mười hai, tập bước lên rìa cấp hai Mười ba, rón rén tương lai Mười bốn, nhổ gót, tóc mai ước thề Mười lăm, dệt mộng trong mê Mười sáu, trăng tỏa đi về mến thương Mười bảy, ngắm ảnh, soi gương Mười tám, từ giã mái trường cấp ba Mười chín, cất bước lân la Hai mươi, thổi mộng trên đà thần tiên Hăm mốt, hơi biết truân chuyên Hăm hai, hơi nếm những miền sơn khê Hăm ba, rẽ lối đường về Hăm bốn, sóng nước con đê bến đò Hăm lăm, từng bước âu lo Hăm sáu, phải sống sao cho đàng hoàng Hăm bảy, lần lửa tân toan Hăm tám, bớt tiếng cười giòn ngày xưa Hăm chín, giảm bớt dây dưa Ba mươi, nhi lập, có chưa với đời Ba mốt, hơi lắm đầy vơi Ba hai, thuyền đã buông lơi mái chèo Ba ba, mặt nước eo sèo Ba bốn, càng thấm cánh bèo hợp tan Ba lăm, tiếng hát còn vang Ba sáu, khẽ gảy cung đàn hòa ca Ba bảy, giảm thói kiêu sa Ba tám, nên học mặn mà, trầm tư Ba chín, thuyền đã lắt lư Bốn mươi, đứng tuổi, hơi dư nửa đời ? Bốn mốt, giảm bớt ăn chơi Bốn hai, càng biết giữ lời giữ thân Bốn ba, đã mấy phong trần Bốn bốn, vân cẩu phù vân đã nhiều Bốn lăm, trân quí, tin yêu Bốn sáu, gìn giữ những điều giá gương Bốn bảy, mấy bước đường trường Bốn tám, đã phủ phong sương mấy lần Bốn chín, bảo trọng, ân cần Năm mươi, tuổi đã nhọc thân sức tàn Năm mốt, xuống dốc đèo ngang Năm hai, lối ngược, không can đảm nhiều Năm ba, đồi núi nguyên siêu Năm bốn, hố thẳm, tiêu điều giá băng Năm lăm, leo đỉnh diễm hằng Năm sáu, xuống biển, buồm căng cánh buồm Năm bảy, gát mái chiều hôm Năm tám, lối ngõ đầu thôn, đi về Năm chín, tàn những cơn mê Sáu mươi, tuổi đã ê chề trần gian Sáu mốt, ngán ngẫm dọc ngang Sáu hai, gát lại bên đàng ngày mai Sáu ba, nhỏ giọt một hai Sáu bốn, qua những đêm dài ngấn sương Sáu lăm, giã biệt muôn phương Sáu sáu, tìm lại quê hương của mình Sáu bảy, dõi bóng theo hình Sáu tám, trên nẻo về dinh đã gần Sáu chín, dừng lại bước chân Bảy mươi tuổi đã, thế trần cổ lai Bảy mốt, đã bước lên ngai Bảy hai, không lão, thì ai bây giờ Bảy ba, mắt yếu tai lờ Bảy bốn, thân thể xác xơ, điêu tàn Bảy lăm, hết những cưu mang Bảy sáu, giảm thiểu, không màng những chi Bảy bảy, đô cổ kinh kỳ Bảy tám, nào muốn những gì nữa đâu Bảy chín, nhìn nước qua cầu Tám mươi tuổi hạc, da mồi, tóc sương Tám mốt, hết tỏ, hết tường Tám hai, lú lẫn, dọc đường bỏ quên Tám ba, lẩn thẩn hom hem Tám bốn, còn biết kèm nhèm là may Tám lăm, Ông ở nơi đây ? Tám sáu, Bà ở chỗ nầy, phải không ? Tám bảy, rã rợi thân còng Tám tám, lẩy bẩy còn mong chi nào Tám chín, tay thấp, chân cao Chín mươi, đại thọ, dễ nào mấy ai ? Chín mốt, may được lai rai Chín hai, phong tước trên đài lão nhân Chín ba, như áng phù vân Chín bốn, nhẹ hững như chân không còn Chín lăm, vuông sắp thành tròn Chín sáu, gỗ đá vẫn còn trơ trơ Chín bảy, thôi một giấc mơ Chín tám, xoáy nước cuốn cờ buông trôi Chín chín, quá một cuộc đời Trăm năm, thế kỷ, hết lời thế nhân Trả đời lại gánh phong trần rả đời lại cuộc hồng trần phù sinh Buông tay, nhắm mắt, riêng mình Trăm năm cuộc thế, bóng hình trăm năm ! (Sưu tầm-khuyết danh) Kính mời quí vị và các bạn đọc tham khảo chơi cho vui ! Lần sửa cuối bởi tranthehai04; 19-05-11 lúc 10:36 PM Lý do: xuống hàng |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
![]() |
![]() |