NguyetVien


Trở lại   Nguyệt Viên > Vườn Thơ > Thơ Quán
Nạp lại trang này Giai thoại thơ đường - Cao Tự Thanh

Thông Báo
Hướng dẫn cách đăng kư nick tham gia Nguyệt Viên
Cuộc thi thơ Đường Luật "T́nh yêu 2020""
Lời cảm ơn và h́nh ảnh của chuyến đi "Thương về Miền Trung 2010"

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 09-12-10, 01:27 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.797
Thanks: 45.828
Thanked 83.810 Times in 21.712 Posts
Mặc định Giai thoại thơ đường - Cao Tự Thanh

Thơ Đường và giai thoại thơ Đường

I.
Là một trong những thành tựu rực rỡ nhất của văn học cổ Trung Hoa, thơ Đường với thi pháp và thể loại của nó cũng chiếm một địa vị quan trọng trong văn học nghệ thuật của bốn quốc gia dùng chữ Hán trước đây là Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Chẳng hạn, nếu gạt bỏ toàn bộ các yếu tố thi pháp Đường thi và tất cả các tác phẩm thơ Đường luật, chắc chắn kho tàng văn học viết Việt Nam trước thế kỷ XX sẽ trở nên trống vắng và vô hồn. Việc t́m hiểu thơ Đường ở Việt Nam hiện nay do đó không chỉ đơn thuần là t́m hiểu một giá trị văn hóa tinh thần, một thành tựu văn học nghệ thuật của nhân loại mà c̣n là t́m kiếm những phương tiện và cách thức để khai thác và kế thừa di sản văn hóa của cha ông.

Tuy nhiên, trong bốn quốc gia dùng chữ Hán trước đây, hiện chỉ có Việt Nam đang dùng một loại chữ viết chính thức khác. Sau hơn một trăm năm sử dụng chữ quốc ngữ la tinh, phần đông người Việt Nam hiện tại không có khả năng tiếp xúc trực tiếp với các văn bản Hán Nôm, c̣n những người may mắn biết chữ Hán Nôm cũng không phải đều có thể hiểu đúng tất cả các tác phẩm văn chương Hán Nôm của người Việt Nam các thế kỷ trước. Ở đây xuất hiện một khoảng cách không chỉ về ngôn ngữ - văn tự mà cả về tư duy - văn hóa. Trong phạm vi thơ Đường, khoảng cách ấy trước hết và chủ yếu là thi pháp. Tổng thể các yếu tố quan niệm triết học và mỹ học, các phương thức và chuẩn mực tiếp cận và đồng hóa thẩm mỹ hiện thực, các thủ pháp sáng tạo nghệ thuật... của thơ Đường là sản phẩm của một không gian văn hóa khác, một không gian đă lùi hẳn vào quá khứ đồng thời cũng ít nhiều trở nên xa lạ đối với nhiều người. Không phải ngẫu nhiên mà số người làm thơ Đường hiện nay không có nhiều, số người nắm vững thi pháp thơ Đường c̣n ít hơn, thậm chí ngay cả các nhà nghiên cứu nhiều khi cũng đưa ra những bản dịch thơ Đường (cả bản dịch nghĩa lẫn dịch thơ) trái hẳn thể cách của nguyên bản, và thơ Đường trong các tác phẩm và dịch phẩm ấy dường như chỉ c̣n là thơ Đường luật với những niêm luật, đăng đối... h́nh thức. Rơ ràng, nếu thừa nhận rằng t́m hiểu thơ Đường là một việc làm cần thiết và có ích, th́ phải rút ngắn khoảng cách văn hóa nói trên. Nhưng nh́n từ định hướng ấy th́ giới nghiên cứu và giảng dạy thơ Đường vẫn c̣n đứng trước nhiều khó khăn đáng kể trong đó nổi bật là t́nh trạng không phù hợp giữa phương tiện và mục đích, giữa cách thức và mục tiêu.

Mặc dù chắc chắn sẽ c̣n có nhiều nhà Hán học phiên dịch và giới thiệu, nhiều nhà nghiên cứu t́m hiểu và phổ biến, các công tŕnh nghiên cứu và giáo tŕnh giảng dạy về thơ Đường theo kiểu “truyền thống” lâu nay cũng chỉ có thể đạt tới nhiều kết quả học thuật quan trọng hơn chứ khó có thể thu được một hiệu quả xă hội cần thiết. Bởi v́ các công tŕnh và giáo tŕnh ấy chỉ có thể phục vụ cho một đối tượng hẹp gồm một số ít người đă được trang bị những tri thức cần thiết mà trước hết là lư luận văn học và chữ Hán. Ở đây thao tác bị giới hạn bởi định hướng, nên rơ ràng qua các công tŕnh và giáo tŕnh ấy thơ Đường vẫn chỉ hiện ra như một không gian chữ nghĩa, một không gian đóng kín thách đố tri thức thi học và năng lực cảm thụ của người đọc đồng thời là một không gian “được tạo ra trong pḥng thí nghiệm”, biệt lập với hiện thực đương đại và tách rời khỏi thực tiễn xă hội. Trong khi đó, mục đích tối hậu của công việc lại là phải giúp đông đảo người đọc b́nh thường hiểu rơ để tiến tới chỗ đồng cảm được với cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm thơ Đường, đồng hóa được chúng thành tài sản tinh thần và tri thức của bản thân, biến được chúng thành phương tiện có hiệu quả của mỗi cá nhân trong thực tiễn văn hóa - xă hội. Nói đơn giản hơn, nếu chỉ đưa chữ nghĩa thơ Đường tới người đọc th́ phải chuẩn bị cho họ cả học vấn lẫn định hướng để tiếp cận với không gian văn hóa của nó, c̣n nếu đưa thơ Đường cùng với không gian văn hóa của nó trước hết từ những khía cạnh tương đồng tới đời sống xă hội Việt Nam hiện tại th́ chỉ cần tin tưởng vào kiến thức và kinh nghiệm sống của người đọc. Quyển Giai thoại thơ Đường này vừa là sự thể nghiệm vừa là sự phấn đấu làm theo cách thứ hai.
Trả lời với trích dẫn
  #2  
Cũ 09-12-10, 01:28 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.797
Thanks: 45.828
Thanked 83.810 Times in 21.712 Posts
Mặc định

II.
Không thể định nghĩa từ “thơ Đường” bằng một mệnh đề, v́ trong thực tế từ này mang trong nó ba nội dung khác hẳn nhau. Trên phương diện văn học sử, nó chỉ bộ phận thơ ca trong văn học viết thời Đường (1). Trên phương diện lư luận văn học, nó chỉ các h́nh thức thể loại thơ ca định h́nh từ thời Đường, c̣n gọi là thơ Đường luật, chủ yếu là hai loại thất ngôn, ngũ ngôn với các thể tứ tuyệt, bát cú và trường thiên (2). Trên phương diện thi pháp học, nó chỉ phương pháp sáng tác - phong cách sáng tạo với tổng thể các quan niệm thẩm mỹ và thủ pháp nghệ thuật đă định h́nh đồng thời trở thành chủ đạo trong thơ ca Trung Quốc thời Đường, thi pháp này được kế thừa và phát triển trong văn học viết của cả bốn quốc gia dùng chữ Hán là Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản sau đó. Quyển Giai thoại thơ Đường này là sưu tập một số giai thoại trong thơ ca thời Đường ở Trung Quốc, nghĩa là sử dụng ư nghĩa văn học sử, nhưng ư nghĩa này tự thân nó cũng ít nhiều bao hàm cả hai ư nghĩa thể loại và thi pháp. Cho nên ở đây cần nh́n lại thi pháp thơ Đường, một thi pháp mang nguyên lư sáng tạo có thể nói là khai phóng và nhân bản bậc nhất trong quan niệm nghệ thuật của các xă hội tiền tư bản.


Sau bộ Toàn Đường thi (c̣n có tên là Ngự định Toàn Đường thi) do nhóm Bành Định Cầu biên soạn theo lệnh của vua Khang Hy nhà Thanh (hoàn thành năm 1706) thu thập hơn 48.900 bài thơ của hơn 2.200 thi nhân thời Đường và Ngũ đại, các hợp tập thơ Đường được nhiều người biết tới nhất có lẽ là Đường thi tam bách thủ của Tôn Thu (1711 - 1778) tuyển 310 tác phẩm của 77 nhà thơ và Đường thi tam bách thủ tục tuyển của Vu Khánh Nguyên (1812 - 1860) tuyển 320 thi phẩm của 53 tác giả. Đáng chú ư là hai hợp tập trên đều không tuyển đúng 300 bài thơ, nên cái nhan đề “tam bách thủ” kia có một ư nghĩa khác - Tôn Thu và Vu Khánh Nguyên đă ví thơ Đường với Kinh Thi, vốn gồm 305 thiên (bài) nhưng vẫn được gọi chung là “Thi tam bách”. Việc đánh giá thơ Đường ngang với Kinh Thi trong hoàn cảnh Kinh Thi đang được coi là một trong năm tác phẩm kinh điển (Ngũ kinh) của toàn thể các môn đệ Nho gia như vậy cho thấy mức độ thành tựu lớn lao của nó, và trong thực tế th́ có thể nói thơ ca cổ điển Trung Hoa có hai thành tựu lớn là thi pháp Kinh Thi và thi pháp thơ Đường.


Để giới thiệu đầy đủ và lư giải chi tiết các đặc điểm của thi pháp thơ Đường th́ c̣n phải tiến hành nhiều công tŕnh nghiên cứu lớn, song có thể nói ngay rằng khác hẳn Kinh Thi phản ảnh hiện thực như nó có - miêu tả để nhận thức, thơ Đường phản ảnh hiện thực như con người muốn - tái tạo để nhận thức. Với đặc điểm cơ bản trong nội dung và định hướng nghệ thuật này, thơ Đường cũng mau chóng hướng về một hệ thống thủ pháp sáng tạo đặc biệt dựa trên nguyên tắc nghệ thuật chủ đạo là tiếp cận và đồng hóa hiện thực khách quan bằng toàn bộ không gian tinh thần - thế giới t́nh cảm của người sáng tác. Những chi tiết khác biệt của đời sống đều được nhất hóa trong thế giới ấy, các mối liên hệ phổ biến của hiện thực đều được cải biến tại không gian ấy. Cho nên Lư Bạch nh́n thấy ḍng sông chảy bên trời (Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu), Thôi Hiệu bị khói sóng nơi lầu Hoàng Hạc làm cho buồn bă (Yên ba giang thượng sử nhân sầu), ngọn nến trong thơ Đỗ Mục đau ḷng trước cảnh chia ly nên nhỏ lệ thay người đến sáng (Lạp chúc hữu tâm hoàn tích biệt, Thế nhân thùy lệ đáo thiên minh), đóa mẫu đơn trong thơ Lưu Vũ Tích chê người già nua chứ không phải thi nhân tự thấy ḿnh già (Đăn sầu hoa hữu ngữ, Bất vị lăo nhân khai)... Lấy cái Tôi làm cái trục đồng quy, cái nền liên kết, thi pháp thơ Đường cũng giải phóng trí tưởng tượng và kích thích sự sáng tạo tới mức tối đa, và phá vỡ những khuôn khổ thông thường, vượt qua những ranh giới hiện hữu của thực tại đời sống, nó cũng tiến tới xây dựng một không gian nghệ thuật có chuẩn mực và phong cách riêng. Chẳng hạn vầng trăng thời Tần, cửa ải thời Hán có thể đồng hiện trong thơ Vương Xương Linh (Tần thời minh nguyệt Hán thời quan), lá thu rụng giữa thành Trường An là bởi ngọn gió thu trên sông Vị trong thơ Giả Đảo (Thu phong xuy Vị thủy, Lạc diệp măn Trường An), đối với Trịnh Cốc th́ mấy tiếng sáo buông trong lúc chia tay làm cho ly đ́nh xế nắng (Sổ thanh phong địch ly đ́nh văn), c̣n trong nỗi nhớ tiếc giai nhân của Thôi Hộ th́ cánh hoa đào vẫn cười giữa gió xuân như năm xưa (Đào hoa y cựu tiếu đông phong)... Cũng không phải ngẫu nhiên mà nhóm hư từ “chi hồ giả dă hỉ yên tai” đầy vẻ suy lư phổ biến trong văn ngôn chữ Hán hầu như lại hoàn toàn vắng mặt trong thơ Đường: thao tác của thi pháp này là nhận định chứ không chứng minh, thể hiện chứ không miêu tả. Đối với nó thực tế là chất liệu để thi nhân tái tạo hiện thực và qua đó sáng tạo nghệ thuật, là phương tiện để họ chiếm lĩnh thế giới rồi từ đó nhận thức đời sống, nên toàn bộ các hiện tượng, lănh vực và quá tŕnh của hiện thực khách quan được đề cập tới đều được khuôn nắn lại theo một logic hoàn toàn chủ quan mang tính chất tiên nghiệm của người sáng tác, một logic nghệ thuật cho phép họ toàn quyền phản ảnh hiện thực theo mọi trạng thái ư thức và t́nh cảm, tự do phát hiện thế giới từ mọi góc độ nguyện vọng và suy tư. Cái gọi là khẩu khí trong các giai thoại về việc đoán biết được tâm tính, tương lai... của một người qua thơ của họ trước đây chính là hệ quả của đặc điểm này trong thi pháp thơ Đường, v́ logic nghệ thuật của nó khiến người sáng tác vô h́nh trung c̣n bộc lộ cả ư thức lẫn tiềm thức, trí tuệ và thiên hướng của ḿnh trong quá tŕnh tiếp cận và đồng hóa thẩm mỹ hiện thực.

Dĩ nhiên, với các đặc điểm chủ yếu trong nội dung và định hướng nghệ thuật, trong nguyên lư thẩm mỹ và thủ pháp sáng tạo nói trên, thi pháp thơ Đường cũng có những mâu thuẫn nội tại và hạn chế tự thân mà nói cho cùng cũng là sản phẩm của không gian lịch sử - văn hóa trong đó nó h́nh thành và phát triển. Chẳng hạn, yêu cầu khái quát hóa cao độ trong khuôn khổ triết học - mỹ học phương Đông cổ điển đ̣i hỏi nó phải dùng nhiều các phương tiện và biện pháp tượng trưng, ước lệ, sự lạm dụng các yếu tố này tất yếu dẫn tới tính kinh viện mà nổi bật là loại ngôn ngữ điển cố như một loại “tiếng lóng” giữa những người có học với nhau. Hay yêu cầu tái tạo hiện thực một cách độc đáo đ̣i hỏi người sáng tác thơ Đường phải luôn luôn t́m kiếm các h́nh thức diễn đạt mới, đây chính là mảnh đất dọn sẵn cho chủ nghĩa h́nh thức nhiều khi giống như các khuynh hướng nghệ thuật duy mỹ nảy sinh. Ngoài ra, c̣n có nhiều yếu tố bên ngoài hạn chế sự phát triển của thi pháp thơ Đường trong lịch sử. Nói theo ngôn ngữ xă hội học th́ nó là một hệ thống chuẩn mực xă hội trung tính, nhưng trong quá tŕnh phát triển đă ít nhiều đan xen với các chuẩn mực xă hội khác về tư tưởng, đạo đức, chính trị nên cũng bị phân hóa về tính lợi ích. Bởi v́ trên lư thuyết th́ thi pháp này mang tính khai phóng, tự do song trong thực tế th́ nó luôn được sử dụng và do đó cũng bị giới hạn bởi các thi nhân, vốn là những con người với học vấn, trí tuệ, t́nh cảm, thái độ chính trị... cụ thể. Thứ nữa, qua thực tế khoa cử hàng ngàn năm ở các quốc gia Nho giáo, các thể loại thơ Đường với sự chuẩn hóa của chúng lại ít nhiều bị “chính thống hóa”, và do không có được những cách tân cần thiết về h́nh thức, thi pháp thơ Đường cũng thiếu đi những phương tiện để tự hoàn chỉnh ḿnh và theo kịp lịch sử, nên đă dần dần trở thành một thi pháp thách đố thi hứng và tài năng...

Nhưng thi pháp cũng chỉ là một trong ba chiều làm nên không gian thơ Đường. Đời sống của thi nhân và quá tŕnh sáng tác, phổ biến, thưởng thức tác phẩm của họ là hai chiều c̣n lại. Hai yếu tố này mang trong chúng những dấu ấn của không gian văn hóa mà người muốn t́m hiểu thơ Đường bắt buộc phải tiếp cận. Với những h́nh thức cụ thể của thực tiễn, những chi tiết sinh động của đời sống, mối liên hệ giữa hai yếu tố này vừa soi rọi cho nội dung thi pháp vừa xác định về kích thước văn hóa của thơ Đường trong lịch sử. Chính mối liên hệ ấy làm nảy sinh các giai thoại thơ Đường.
Trả lời với trích dẫn
  #3  
Cũ 09-12-10, 01:28 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.797
Thanks: 45.828
Thanked 83.810 Times in 21.712 Posts
Mặc định

III.
Dường như cho đến nay th́ ngay cả ở Trung Quốc và Đài Loan cũng chưa có công tŕnh nào sưu tập và nghiên cứu về giai thoại thơ Đường được công bố, và rơ ràng việc t́m hiểu vấn đề này một cách toàn diện và thấu đáo hiện c̣n đứng trước những trở ngại về tư liệu - văn bản chưa thể vượt qua. Nhưng ít nhất th́ đến nay người ta cũng đă biết tới hàng vạn giai thoại thơ Đường được chép trong các sách sử truyện, tiểu thuyết, thi thoại, văn uyển... không những dưới thời Đường mà c̣n cả dưới các thời Tống Nguyên Minh Thanh về sau. Hệ thống giai thoại - truyện kể này mang trong nó nhiều đặc điểm của văn học truyền miệng như hiện tượng có nhiều dị bản, có các chi tiết không chính xác hay ăn khớp với sự thật lịch sử..., nhưng với nội dung văn hóa phức hợp cũng như ảnh hưởng xă hội phổ biến, chúng đă thực sự trở thành một ḍng phái sinh trong thực tiễn văn học, làm nên phần thông tin ngoài văn bản tác phẩm đồng thời cũng là một kho lưu trữ những kinh nghiệm nghệ thuật của thơ Đường.

Mặc dù tạm thời chưa thể đề cập tới khía cạnh văn bản học của vấn đề (chẳng hạn đối với các giai thoại được người sau thời Đường đặt ra hay thêm bớt, sửa chữa trên cơ sở cốt truyện đă có), vẫn có thể chia các giai thoại thơ Đường theo ba nội dung chính: giai thoại về cuộc đời của các thi nhân thời Đường, giai thoại về hoạt động văn học mà chủ yếu là hoạt động sáng tác của họ và giai thoại về tác phẩm của họ (tạm gọi là giai thoại về tiểu sử, giai thoại về hoạt động sáng tác và giai thoại về tác phẩm). Dĩ nhiên, trong thực tế th́ các giai thoại không h́nh thành và tồn tại theo ba khu vực rơ ràng như vậy, chẳng hạn loại thứ nhất thường được kết hợp với hai loại sau chứ không mấy khi tồn tại riêng rẽ (ví dụ chuyện Toái cầm của Trần Tử Ngang ít khi thấy xếp riêng với các truyện kể quanh hoạt động sáng tác của ông, chuyện Quư Phi phụng nghiên, Lực Sĩ thoát hài trong cuộc đời Lư Bạch thường được ghép chung vào truyện ông sáng tác ba bài Thanh b́nh điệu), hay nh́n chung ngoài một số truyện thật đặc sắc (ví dụ truyện Kỳ đ́nh hoạch bích về bài Lương Châu từ của Vương Chi Hoán), loại thứ ba cũng ít khi h́nh thành độc lập với hai loại trước. Tóm lại chỉ có loại giai thoại về hoạt động sáng tác chiếm số lượng nhiều nhất đồng thời có ư nghĩa quan trọng đối với việc t́m hiểu thơ Đường hơn cả, và điều này không phải là ngẫu nhiên.

Đọc các giai thoại thơ Đường về hoạt động sáng tác, ngoài phần văn bản của các tác phẩm cụ thể, bao giờ người ta cũng được giới thiệu thêm các dữ kiện về cuộc đời, tâm t́nh, tài năng, nhân cách... của tác giả hay những chi tiết về thời điểm sáng tác, hoàn cảnh ra đời... của tác phẩm, tóm lại là các thông tin ít nhiều có liên hệ (hay được coi là có liên hệ) với tác phẩm. Các thông tin ấy có khi là cả một câu chuyện được sắp xếp, bố cục một cách mạch lạc, có khi chỉ là vài chi tiết nhỏ nhặt, rời rạc giống như được ghi chép một cách ngẫu nhiên, có khi được nêu xuất xứ rơ ràng, có khi không có một ḍng địa chỉ ..., song những vấn đề loại này là nội dung và đề tài của nhiều công tŕnh nghiên cứu khác. Điều cần nhấn mạnh ở đây là mặc dù khác nhau về lượng thông báo, lối tŕnh bày và độ xác thực, các thông tin ấy cũng đều được đưa vào giai thoại với tính mục đích rất rơ ràng, đều nhằm lưu ư, giải thích, định hướng cho người đọc về nội dung, ư nghĩa, giá trị... của tác phẩm, thậm chí có khi chỉ của một từ, một câu. Tính mục đích ấy khiến cho trong trường hợp thông tin được đưa ra là xác thực, các giai thoại thơ Đường về hoạt động sáng tác trở thành một loại tư liệu văn học sử không ǵ thay thế được, v́ nó c̣n giúp người ta hiểu rộng ra thêm về các tác phẩm và vấn đề khác có liên quan. Chẳng hạn, giai thoại “Ba hàng ca kỹ ngoảnh xem ai” c̣n góp phần làm sáng tỏ thêm nội dung bài Khiển hoài đầy vẻ phóng đăng bê tha của Đỗ Mục, hay câu chuyện “Sứ quân họ Bạch là tài tử” của Bà Tri Nhất đă giải thích v́ sao Bạch Cư Dị suốt đời không viết bài thơ nào về núi Vu Sơn...

Trong nhiều trường hợp khác hơn, khi “phần thông tin ngoài văn bản tác phẩm” không chân thực, chưa chính xác, thiếu cụ thể hay thậm chí c̣n mâu thuẫn, th́ giá trị của các giai thoại về hoạt động sáng tác lại nằm ở những b́nh diện khác, mang những nội dung khác. Như đă nói ở trên, thi pháp thơ Đường chấp nhận việc nh́n nhận hiện thực theo suy nghĩ chủ quan của người sáng tác, t́nh h́nh này tất yếu dẫn tới hệ quả là người đọc cũng bắt buộc phải và nhất định sẽ tiếp nhận tác phẩm như một hiện thực nghệ thuật theo suy nghĩ chủ quan của ḿnh. Chính từ thực tế này mà các giai thoại thơ Đường về hoạt động sáng tác mang “phần thông tin ngoài văn bản tác phẩm” không xác thực hay thiếu cụ thể nảy sinh, chúng thể hiện cách hiểu về tác phẩm của người sáng tác hay phổ biến giai thoại. Dĩ nhiên, cũng có thể nói rằng trên phương diện văn học sử th́ đây chính là ánh phản nhiều màu về ảnh hưởng xă hội - đời sống thứ hai của tác phẩm, loại sản phẩm của quá tŕnh “tái sản xuất mở rộng giá trị các tác phẩm thơ Đường” này là một trong những bằng chứng về sự tiếp nhận thơ Đường của công chúng. Nhưng giá trị ấy không phải là chủ yếu, v́ nếu quan sát cơ chế không xác thực hay thiếu cụ thể nói trên từ tính mục đích của các thông tin được đưa vào, có thể thấy ngay rằng các giai thoại “hư cấu” này không nhằm giải thích, chứng minh nội dung, ư nghĩa văn học sử mà là lư giải, giới thiệu đặc điểm, giá trị thi pháp học của tác phẩm. Tất cả các giai thoại mang “phần thông tin ngoài văn bản tác phẩm” không xác thực và thiếu cụ thể đều chứa đựng ư nghĩa khẳng định các đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của thi pháp thơ Đường, mà tiêu biểu là các giai thoại về thơ khẩu khí, thơ điềm báo. “Những bài thơ tuyệt mệnh” của Nguyên Chẩn, Lă Quần... là ví dụ. Nh́n chung, có thể coi các giai thoại này là một loại sản phẩm “thi pháp học ứng dụng” h́nh thành từ thực tiễn tổng kết, t́m hiểu và lư giải nghệ thuật thơ Đường trong lịch sử. Có lẽ cũng cần nói thêm rằng nhiều trong những giai thoại loại này thực sự mang giá trị của các “giáo tŕnh - bài giảng” về thi pháp, và lối nghiên cứu lư luận bằng h́nh thức hoạt động văn chương như vậy dường như chính là một nét độc đáo trong tư duy và tâm thức, khoa học và văn hóa Trung Hoa.

Hiện diện trong hơn ba trăm năm với mấy ngàn nhà thơ, mấy vạn tác phẩm, thơ Đường cũng đóng một vai tṛ quan trọng trong sinh hoạt văn hóa và thực tiễn xă hội Trung Hoa buổi ấy. Giai thoại thơ Đường cũng thể hiện và phản ảnh t́nh h́nh nói trên. Có thể t́m thấy nơi các giai thoại này tư liệu về cuộc đời và tác phẩm của nhiều nhà thơ thuộc nhiều nhóm xă hội khác nhau, từ phụ nữ thiếu niên tới thiền tăng đạo sĩ, từ ẩn sĩ dật nhân tới nô tỳ đầy tớ, từ vơ tướng tới kỹ nữ, từ hoàng đế tới ăn mày... với đủ các số phận giàu nghèo may rủi sang hèn, đủ các tâm trạng vui buồn mừng giận thương ghét, đủ các quan hệ trên dưới bạn thù quen lạ, đủ các cảnh ngộ khó dễ sướng khổ nhục vinh... Đây thực sự là một bộ tranh liên hoàn về hiện thực xă hội Trung Quốc thời Đường, một bộ tranh mang những đường nét và sắc màu văn học. Đó dĩ nhiên là một đối tượng khoa học nhưng cũng là một thực thể đời sống mà bất cứ con người b́nh thường nào cũng có thể tiếp cận được, nên đi vào không gian văn hóa của thơ Đường qua các giai thoại thơ Đường là một cách thức hợp lư nếu không nói là tối ưu. Cho nên t́m hiểu thơ Đường th́ không thể không quan tâm tới các giai thoại thơ Đường, những giai thoại mang trong chúng cả một thế giới của con người chứ không phải chỉ một không gian về chữ nghĩa. Điều này càng đặc biệt cần thiết đối với những người đọc Việt Nam hiện tại, những người sống trong một xă hội cách xa không gian văn hóa của thơ Đường đă mười thế kỷ đồng thời bước ra khỏi thế giới thư tịch chữ Hán hơn một trăm năm.
Trả lời với trích dẫn
  #4  
Cũ 09-12-10, 01:30 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.797
Thanks: 45.828
Thanked 83.810 Times in 21.712 Posts
Mặc định

IV.
Hiểu theo nghĩa thông thường, “giai thoại” là truyện hay, truyện vui. Nhưng quyển Giai thoại thơ Đường này có những truyện không hay, không vui, thậm chí có những truyện không có chuyện. Bởi v́ giai thoại thơ Đường thực sự mang trong nó cả một thế giới của con người với không ít những điều xấu xa và tàn nhẫn, những điều mà người ta chỉ có quyền chọn lựa chứ không có quyền từ chối, chỉ có thể không trao chứ không thể không nhận trong cuộc đời. Mặt khác, ngoài sự khiếm khuyết về học vấn của người biên soạn, ở đây c̣n có vấn đề tư liệu. Có nhiều sách vở chữ Hán Trung Quốc ghi chép về giai thoại thơ Đường, nhưng quyển Giai thoại thơ Đường này chủ yếu dựa vào tư liệu trong Đường thi kỷ sự.

“Đường thi kỷ sự: Thư danh, phàm bát thập nhất quyển, Tống Kê Hữu Công soạn, lục Đường nhất đại thi nhất thiên nhất bách ngũ thập gia, hoặc lục danh thiên, hoặc trứ bản sự, hoặc kư phẩm b́nh chi ngữ, kiêm tải kỳ thế hệ tước lư. Đường nhân thi tập bất truyền ư thế giả đa lại thử thư dĩ tồn” (Đường thi kỷ sự: Tên sách, gồm 81 quyển, Kê Hữu Công thời Tống soạn, chép thơ của 1.150 nhà thơ thời Đường, có khi chép các bài thơ hay, có khi ghi về sự tích tác giả, có khi ghi lại các lời phẩm b́nh, kèm thêm cả thế thứ, quan tước, quê quán. Thi tập của các tác giả thời Đường không được lưu truyền ở đời phần lớn đều nhờ vào sách này mà c̣n lại đến nay).

Trên đây là định nghĩa vắn tắt về Đường thi kỷ sự trong Từ hải (hợp đính bản), Trung Hoa thư cục ấn hành, Thượng Hải, 1948. Về tác giả Đường thi kỷ sự th́ theo Đường thi đại từ điển, Giang Tô cổ tịch xuất bản xă, Thượng Hải, 1990 Kê Hữu Công tự là Mẫn Phu, thi đậu Tiến sĩ năm Tuyên Ḥa thứ 3 đời Tống Huy tông (1121), trải làm quan dưới các triều Huy tông, Khâm tông, chết khoảng đầu đời Hiếu tông (1163). Bản in mộc bản đầu tiên của Đường thi kỷ sự là do Vương Hy hiệu khắc, in năm Giáp thân niên hiệu Gia Định (1224). Bản chúng tôi dùng là bản in hoạt tự của Đỉnh Văn thư cục, Đài Bắc, 1971, in lại theo bản in mộc bản thứ hai của Đường thi kỷ sự, tức bản Trùng khắc Đường thi kỷ sự của Hồng Biền phiên khắc lại bản in của Vương Hy, in trong niên hiệu Gia Tĩnh thời Minh (1522 - 1566).

Để biên soạn về giai thoại thơ Đường th́ phải sử dụng các thư tịch cổ Trung Quốc có liên quan, loại thư tịch này tuy hiện ở Việt Nam không có nhiều và cũng không dễ t́m, nhưng người ta cũng có điều kiện để chọn lựa. Chúng tôi chọn Đường thi kỷ sự v́ hai lư do. Thứ nhất, nó mang một lượng thông tin lớn về cả thơ Đường lẫn giai thoại thơ Đường, trong đó có những thông tin ít được phổ biến và chắc chắn chưa được nhiều người Việt Nam hiện nay biết tới, như định nghĩa của Từ hải nêu trên đă ít nhiều cho thấy. Thứ hai, nó được biên soạn vào thời Tống, sử dụng được nhiều tư liệu sử sách, bi kư, gia phả, truyền thuyết... của thời Đường hơn cả, trên cả hai phương diện văn bản và tư liệu đều có nhiều cơ sở để tin cậy.

Về việc tuyển chọn và biên soạn các giai thoại, th́ hơn 80 truyện kể trong quyển Giai thoại thơ Đường này không hoàn toàn theo đúng nguyên văn và bố cục trong Đường thi kỷ sự: có những truyện cần rút ngắn hay bổ sung, được tŕnh bày lại hay giải thích rơ hơn... Chúng tôi cũng có ư thức giới thiệu các tác giả, tác phẩm mà ít người nghiên cứu thơ Đường ở Việt Nam đề cập tới, nên giai thoại về các nhà thơ nổi tiếng như Lư Bạch, Đỗ Phủ, Nguyên Chẩn, Bạch Cư Dị, Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên, Vương Bột, Dương Quưnh... chỉ được nêu phần nào hay không nêu v́ có thể nhiều người đọc đă biết. Mặc khác, quan niệm giai thoại thơ Đường phản ảnh hiện thực văn hóa - xă hội Trung Quốc thời Đường, chúng tôi rất lưu ư tới việc giới thiệu về các tác giả không phải là “trí thức” - nho sĩ thông thường, để người đọc có ư niệm rơ hơn về không gian văn hóa và bối cảnh xă hội của thơ Đường. Có lẽ cũng cần nói ngay rằng do sự cảm nhận của mỗi người về nghệ thuật nói chung và về thơ Đường nói riêng rất khác nhau, nên không thể loại trừ khả năng một số người đọc sẽ t́m thấy trong quyển sách này những câu chuyện rất tầm thường nhưng lại là các giai thoại có nhiều ư nghĩa đối với cá nhân người biên soạn, những ư nghĩa nhân sinh và mỹ học mà đáng tiếc là sự hạn hẹp trong đời sống tinh thần và sự nghèo nàn về năng lực cảm thụ lại khiến chúng tôi đánh giá cao. Các giai thoại trong quyển sách chủ yếu được sắp xếp theo thứ tự thời gian.

Bên cạnh đó, hầu hết các giai thoại thơ Đường đều có những bài thơ chữ Hán đ̣i hỏi được phiên dịch một cách nghiêm túc và chính xác. Nhưng Giai thoại thơ Đường là một quyển sách biên dịch - giới thiệu truyện kể thơ Đường phục vụ đông đảo người đọc chứ không phải là một công tŕnh phiên dịch - nghiên cứu thơ Đường dành riêng cho một vài đối tượng, nên đối với số thơ nói trên chúng tôi áp dụng một số nguyên tắc biên soạn phù hợp, cụ thể như sau:

1. Về công tác văn bản. Với yếu tố “độc bản” của nó như định nghĩa của Từ hải cho thấy, Đường thi kỷ sự có những bài thơ không thể kiểm chứng về mặt văn bản, nhưng ngoài các sai lầm hoàn toàn có thể xảy ra ở khâu biên soạn - của tác phẩm, ở đây c̣n có những sai sót nảy sinh trong quá tŕnh in ấn – của ấn bản. Nh́n chung chỉ trong những trường hợp có thể khẳng định là sai chúng tôi mới đính chính, ví dụ bài thơ của Chu Nguyên trong truyện “Thảy cháu năm xưa ngựa trúc đây”, bản in Đài Bắc năm 1971 in hai câu cuối là “Kim triêu hành mă chư đồng tử, Tận thị đương thời trúc mă tôn”, chữ hành (đi) nói trên rơ ràng là chữ trúc (tre) bị in lầm v́ sự gần gũi về tự dạng giữa hai chữ. Nhưng những chỗ bắt buộc phải và hoàn toàn có thể đính chính như vậy không nhiều, nên chúng tôi thấy không thực sự cần thiết chú thích theo cách làm thông thường để khỏi làm phiền người đọc.

Ở những bài thơ có thể đối chiếu về văn bản cũng có các trường hợp Đường thi kỷ sự chép khác với các tư liệu khác nhưng chưa có cơ sở để khẳng định là sai th́ chúng tôi coi là dị bản, và nói chung phần lớn trường hợp chúng tôi vẫn dùng văn bản trong Đường thi kỷ sự, dù rằng có khi sự khác biệt về văn bản làm thay đổi hẳn ư nghĩa câu thơ. Chẳng hạn bài Kim Lăng hoài cổ của Lưu Vũ Tích trong truyện “C̣n vảy móng thừa dùng để làm ǵ?”, nhiều tài liệu vẫn chép câu đầu là “Vương Tuấn lâu thuyền hạ Ích Châu”, song Đường thi kỷ sự chép là “Vương Tuấn lâu hang...” với chữ hang là chu + công, cũng có nghĩa là “thuyền” th́ ư nghĩa câu thơ không có ǵ thay đổi, nhưng bài Xuất tái (Lương Châu từ) của Vương Chi Hoán th́ Đường thi kỷ sự chép câu đầu là “Hoàng sa trực thượng bạch vân gian” trong khi rất nhiều tài liệu chép là “Hoàng Hà...” - giữa “Sông Hoàng Hà” và “Cát vàng” là một khoảng cách quá lớn bắt buộc người ta phải chọn lựa. Nhưng nếu đọc lại câu cuối th́ mấy chữ “Ngọc Môn quan” cho thấy không gian được miêu tả trong bài thơ là vùng biên giới phía Bắc Trung Quốc - phía trên Cam Túc, cạnh sa mạc Tân Cương, và t́nh cảm của người lính thú ở đây là buồn bă trước cảnh Cát vàng kéo dài tới tận chân trời chứ không phải là hoài vọng về sông Hoàng Hà ở phía nam. Chúng tôi chọn chữ “sa” là theo cách hiểu như vậy và trên cơ sở văn bản trong tay, c̣n việc biện luận văn bản, hiệu chỉnh đúng sai ở đây th́ không phải chỗ. Cho nên chúng tôi không chú thích về các dị bản v́ lư do như đối với các lỗi in ấn đă nêu trên kia mặc dù cũng có ư thức về công tác văn bản.

2. Về việc phiên âm. Cần nói ngay rằng ở Việt Nam trước nay đă có những công tŕnh phiên dịch thơ Đường, thậm chí phiên dịch thơ văn Lư Trần mà dùng Khang Hy từ điển, nên nhiều khi đă gán ghép những cách đọc chữ Hán thời Minh Thanh vào ngôn ngữ thời Đường ở Trung Quốc và cách đọc Việt Hán thời Lư Trần ở Việt Nam! Cách đọc Việt Hán của người Việt Nam vốn có nguồn gốc từ Đường âm, mặc khác thơ Đường dĩ nhiên phải được sáng tác trên cơ sở ngôn ngữ, âm vận, thanh điệu tiếng Hán thời Đường ở Trung Quốc. Cho nên chúng tôi cố gắng phiên theo Đường âm mà trước hết là dựa vào cách đọc Việt Hán truyền thống chứ không theo Minh âm, Thanh âm mà cụ thể là không dùng Khang Hy từ điển, chẳng hạn phiên là diểu chứ không phiên là miểu (xa), hay phiên là hoàng chứ không phiên là huỳnh (vàng)...

3. Về việc phiên dịch và chú thích. Xuất phát từ mục đích giới thiệu cho người đọc những bản dịch chính xác với nguyên bản nhưng vẫn đảm bảo h́nh thức nhẹ nhàng của một quyển sách kể chuyện thơ Đường, chúng tôi không nêu ra các bản dịch nghĩa với các chú thích về từ ngữ, điển cố... mà chỉ giới thiệu các bản dịch thơ. Dĩ nhiên, các bản dịch thơ phải đảm bảo mức độ chính xác cần thiết về cả nội dung lẫn nghệ thuật, nên chúng tôi cũng cố gắng truyền đạt các yếu tố h́nh thức như thể loại, thi luật hay đảm bảo tính chất “xướng họa”... của các bài thơ được giới thiệu tới người đọc. Ngoài ra, về những chi tiết lịch sử trong các truyện kể, chúng tôi cố gắng để chính xác nhưng chỉ làm rơ trong chừng mực chúng có liên quan trực tiếp tới câu chuyện, chứ không đặt ra vấn đề chú thích, giải thích sự kiện, địa danh, nhân danh, niên hiệu... Tất cả các bản dịch thơ trong quyển Giai thoại thơ Đường này, ngoại trừ một số có chú thích rơ, đều là của chúng tôi.

Sau hết, để biên soạn quyển Giai thoại thơ Đường này, ngoài Đường thi kỷ sự, chúng tôi c̣n tham khảo một số thư tịch cổ Trung Quốc về lịch sử và văn chương, một số từ điển như Trung Quốc nhân danh đại từ điển, Đường thi đại từ điển, Đường thi giám thưởng từ điển...
Trả lời với trích dẫn
  #5  
Cũ 09-12-10, 01:30 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.797
Thanks: 45.828
Thanked 83.810 Times in 21.712 Posts
Mặc định

V.
Trong quá tŕnh biên soạn quyển Giai thoại thơ Đường mà cũng là quá tŕnh bắt đầu việc học tập thơ Đường một cách có hệ thống này, chúng tôi đă nhận được sự giúp đỡ, khuyến khích từ phía Nhà xuất bản Phụ nữ. Nhân dịp quyển sách được ra mắt người đọc, chúng tôi xin gởi tới các anh chị lời cảm ơn chân thành.

Cũng như nhiều quyển sách biên dịch thơ văn chữ Hán, quyển Giai thoại thơ Đường này chắc chắn có nhiều sai lầm, thiếu sót. Nhưng tin tưởng vào sự nghiêm khắc và hy vọng nơi sự rộng lượng của người đọc đối với những sai lầm, thiếu sót ấy, chúng tôi hoàn toàn yên tâm trên phương diện này. Chỉ có một điều làm chúng tôi day dứt là không biết đến bao giờ, chúng ta mới có những công tŕnh sưu tập và nghiên cứu các giai thoại loại này để giúp đông đảo người đọc hiểu biết và yêu mến thêm kho tàng thơ Đường luật của người Việt Nam các thế kỷ trước. Bởi v́, đó là lư do quan trọng nhất thôi thúc chúng tôi học tập thơ Đường.

1993 - 1994

(1) Trong lịch sử, triều Đường bắt đầu từ năm Vũ Đức thứ 1 (618) đến năm Thiên Hựu thứ 4 (907), nhưng trong việc phân kỳ văn học sử th́ học giới Trung Quốc thường kể gộp cả thời Ngũ đại tàn Đường gồm Hậu Lương (907 - 923), Hậu Đường (923 - 936), Hậu Tấn (936 - 946), Hậu Hán (947 - 950) và Hậu Chu (951 - 960) trước triều Tống vào, nên nhiều tài liệu tính đến năm 960.
(2) Đến thời Đường, luật thơ trong văn học viết bắt đầu được chuẩn hóa, gọi là cận thể hay Đường luật, các thể thơ thất ngôn và ngũ ngôn trước đó đều được gọi là cổ thể hay cổ phong, trên 8 câu gọi là cổ phong trường thiên. Thơ Đường luật buổi đầu vốn không phân biệt 8 câu hay trên 8 câu, đến thời Nguyên mới bắt đầu thấy chia ra thơ luật gồm 8 câu và thơ bài luật trên 8 câu. Thơ bài luật là dạng thơ luật kéo dài, cũng chỉ gieo một vần đồng thời phải đối nhau theo từng cặp ngoại trừ hai câu đầu và hai câu cuối, về sau cũng dần dần được gọi là thơ trường thiên. Ngoài những dạng trung gian như cổ phong nhập luật, thơ Đường c̣n có loại lục ngôn (6 chữ) và thể lục tuyệt (6 câu) nhưng dường như về sau không được phổ biến lắm và cũng ít thấy xuất hiện trong văn học viết Việt Nam trước đây.
Trả lời với trích dẫn
  #6  
Cũ 09-12-10, 01:33 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.797
Thanks: 45.828
Thanked 83.810 Times in 21.712 Posts
Mặc định

Nơi lầu Chim Én luống mơ màng

Bạch Cư Dị có bài Yến Tử lâu thi, đề tựa rằng:

Trương Thượng thư ở Từ Châu (tức Trương Kiến Phong) có người con hát yêu tên Miến Miến, giỏi ca múa, phong tư trang nhă xinh đẹp. Tôi làm Hiệu thư lang, tới vùng Hoài Tứ, được Trương Thượng thư mời ăn tiệc, lúc rượu say ông gọi Miến Miến ra ca múa giúp vui. Tôi nhân đó làm thơ tặng, hai câu cuối như sau “Túy kiều thanh bất đắc, Phong niểu mẫu đơn hoa” (Say vẻ yêu kiều quên tiếng hát, Chỉ hay múa gió mẫu đơn mềm). Một lần vui rồi chia tay, từ đó về sau tuyệt không biết ǵ về nàng cả. Đến nay đă mười hai năm, hôm trước quan Tư huân Viên ngoại lang Trương Trọng Tố (con Trương Kiến Phong) tự Hội Chi tới thăm tôi, nhân ngâm ba bài Yến Tử lâu, lời lẽ dịu dàng đẹp đẽ, hỏi ra th́ là thơ của Miến Miến. Hội Chi làm Tùng sự ở Vũ Ninh nhiều năm, biết rơ chuyện Miến Miến, kể rằng Trương Thượng thư đă chết, phủ đệ cũ ở Bành Thành có ngôi lầu nhỏ gọi là Yến Tử lâu (Lầu Chim Én), Miến Miến nhớ ḷng yêu dấu của ông ngày trước nên không lấy chồng, về ở lầu ấy hơn mười năm, nay vẫn c̣n sống. Thơ Miến Miến như sau:

I.
Lâu thượng tàn đăng bạn hiểu sương,
Độc miên nhân khởi hợp hoan sàng.
Tương tư nhất dạ t́nh đa thiểu,
Địa giác thiên nhai bất thị trường.
II.
Bắc khâu tùng bách tỏa sầu yên,
Yến tử lâu nhân tứ tiệu nhiên.
Tự mai kiếm lư ca trần tán,
Hồng tụ hương tiêu thập nhất niên.
III.
Thích khan hồng nhạn Lạc Dương hồi,
Hựu đổ huyền cầm bức xă lai.
Dao sắt ngọc tiêu vô ư tự,
Nhiệm tùng thù vơng nhiệm tùng khôi.


I.
Trên lầu nến lụn, sáng mờ sương,
Tỉnh giấc yêu đương gối lẻ giường.
Một tối tương tư t́nh xiết kể,
Biển trời khôn sánh dạ sầu thương.
II.
Tùng bách g̣ xa ngút khói sương,
Nơi lầu Chim Én luống mơ màng.
Từ chôn giày kiếm đàn ca dứt,
Mười một năm rồi áo nhạt hương.
III.
Hồng nhạn phương xa thấy kéo sang,
Lại nghe ríu rít sát bên tường.
Đàn vàng sáo ngọc mơ ǵ nối,
Mặc nhện giăng tơ, mặc bụi vương).


Tôi ưa thích ư thơ mới lạ, bèn họa lại như sau:

I.
Măn song minh nguyệt măn liêm sương,
Bị lănh đăng tàn phất ngọa sàng.
Yến Tử lâu trung hàn nguyệt dạ,
Sầu lai chỉ vị nhất nhân trường.
II.
Tế đới la sam sắc tự yên,
Kỷ hồi dục khởi tức tiềm nhiên.
Tự tùng bất vũ Nghê thường tụ,
Điệp tại không sương thập nhị niên.
III.
Kim xuân hữu khách Lạc Dương hồi,
Tằng đáo Thượng thư mộ thượng lai.
Kiến thuyết bạch dương kham tác trụ,
Nhẫn giao (giáo) hồng phấn bất thành khôi.

I.
Song ngập màu trăng, rèm ngập sương,
Chăn côi nến lụn hắt hiu giường.
Trăng soi đêm vắng lầu Chim Én,
Một bóng h́nh xưa mấy nhớ thương.
II.
Thắt lưng màu khói áo màu sương,
Mấy bận toan dùng lại chẳng màng.
Từ điệu Nghê thường không múa nữa,
Mười hai năm ấy xếp mùi hương.
III.
Xuân này có khách Lạc Dương sang,
Qua mộ người xưa biết tỏ tường.
Dương trắng bên mồ nay đă lớn,
Phấn hồng trong ư vẫn c̣n vương.


Lại tặng nàng một bài thơ tứ tuyệt như sau:

Hoàng kim bất tích mại nga mi,
Luyện đắc như hoa tứ ngũ chi.
Ca vũ giáo thành tâm lực tận,
Nhất triêu thân khứ bất tương tùy.

(Chẳng tiếc ngàn vàng cưới mỹ nhân,
Bốn năm đóa đẹp rộn cành xuân.
Múa ca tiệc dứt, trần gian vắng,
Chín suối nh́n quanh chỉ một thân).


Sau Trọng Tố đem bài thơ của tôi đưa Miến Miến xem, nàng đọc đi đọc lại, khóc nói “Từ Trương công mất, thiếp không phải không dám chết, nhưng lại sợ trăm năm sau người đời cho rằng công chuộng sắc đẹp nên có thê thiếp chết theo, lại làm nhơ đức tốt của công, đành gượng sống mà thôi”. Bèn làm bài Họa Bạch công như sau:

Tự thủ không lâu liễm hận mi,
H́nh đồng xuân hậu mẫu đơn chi.
Xá nhân bất hội nhân thâm ư,
Nhạ đạo tuyền đài bất khứ tùy.
(Lầu không luống hận mặt giai nhân,
Như mẫu đơn tàn buổi cuối xuân.
Ai đó biết đâu ḷng kín đáo,
Lại ngờ phụ nghĩa chẳng liều thân).


Bài tựa của Bạch Cư Dị tới đây là hết. Nhưng theo Trường Khánh tập, sau khi được thơ của họ Bạch, Miến Miến bắt đầu nhịn ăn, mười ngày th́ chết. Nhưng lại ngâm thơ rằng “Nhi đồng bất thức xung thiên vật, Mạn bả thanh nê ô tuyết mao” (Trẻ con chẳng biết loài bay bổng, Cứ lấy bùn xanh trát cánh lông).

Trên thực tế, hai bài thơ của Bạch Cư Dị đă giết Miến Miến. Nhưng trên thực tế th́ đây cũng không phải là một vụ án mạng Đường thi. Phải đâu họ Bạch không am hiểu tâm sự Miến Miến? Câu cuối trong bài Họa Yến Tử lâu thi cho thấy ông biết nàng không có cớ để chết theo Trương Kiến Phong, và bài thơ tặng đóng vai một người thương xót họ Trương mà kết án đám con hát bạc t́nh kia chính là nhằm tạo lư do cho nàng hoàn thành sở nguyện. Và dĩ nhiên Miến Miến cũng hiểu cái ư tứ sâu xa ấy, nên trong bài Họa Bạch công nàng đă tỏ ḷng biết ơn ông bằng cách nhắc lại lời thơ “mẫu đơn” mười hai năm trước. Và chính là nhờ biết Bạch Cư Dị hiểu được tâm sự của ḿnh, nên nàng mới ngạo nghễ nói với người đời rằng v́ bị họ Bạch bôi nhọ nên nàng phải chết bằng hai câu thơ trước khi nhắm mắt. Tự ví ḿnh như loài chim én “xung thiên” bị trẻ em trát bùn lên cánh trắng - Bạch Cư Dị có hiệu là Lạc Thiên, nàng quy trách nhiệm cái chết của ḿnh về ông, nghĩa là cho người sống chứ không phải về Trương Kiến Phong, để dập hết những đàm tiếu của người sau đối với người chồng mà nàng yêu thương kính trọng. Mới biết cái tâm t́nh tài tứ, độ lượng tri giao của hạng danh sĩ kỳ nữ, loại người tầm thường có dễ mà theo kịp được đâu!
Trả lời với trích dẫn
Trả lời


Quyền viết bài
Bạn không thể gửi chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi file đính kèm
Bạn không thể sửa bài viết của ḿnh

BB code đang Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:07 AM

© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.