Thuế là một công cụ tài chính vô cùng quan trọng, gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước. Vì bộ máy nhà nước không thể trực tiếp tạo ra của cải vật chất nên muốn tồn tại được buộc phải thu thuế. Do vậy, bất kỳ quốc gia nào cũng định ra thuế và thu thuế vì mục tiêu sống còn. Thông qua quyền lực công cộng đặc biệt, chính sách thuế mang lại nguồn vật chất hùng hậu cho nhà nước mà các tổ chức khác không thể so sánh được.Thuế dùng để trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức, quân nhân và các khoản chi tiêu khác. Tuy nhiên, trong tâm của việc thu thuế là khiến cho nhà nước gần với nhân dân, dẫn đến mối quan hệ gắn bó giữa nhà nước với nhân dân.Nguồn thuế sẽ được nhà nước sử dụng nhằm để phục vụ cho các lợi ích chung của xã hội: Kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng,… được sử dụng vào việc thực hiện các mục tiêu được nhà nước đặt ra, thể hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.Giải thích vì sao bộ máy nhà nước sinh ra là để phục vụ cho nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Thuế là một trong những chủ đề được quan tâm hàng đầu. Trong tác phẩm lừng danh “The Political History Of The Devil” xuất bản năm 1726, nhà chính trị kiêm nhà văn Daniel Defoe đã phát biểu: “Những thứ chắc chắn như thuế và cái chết có thể tin tưởng vững chắc.”. Có thể nói một cách bóng bẩy: Thuế giống như một vết dầu loang trên một dòng sông. Mang trong mình sức lan tỏa đến mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực trong nền kinh tê và ảnh hưởng đến mọi giai tầng trong xã hội.Trong phạm vi ảnh hưởng rộng lớn của nó, thuế đóng vai trò là một công cụ điều tiết kinh tế nổi bật của nền tài chính quốc gia, là nghĩa vụ không thể chối bỏ của công dân và là câu chuyện dài tập giữa lòng tin yêu và sự kiềm tỏa cảm xúc của nhân dân đối với nhà nước. Thật vậy, lịch sử đã chứng minh rằng việc thu thuế càng nhiều thì càng đi đến tình trạng thất thu, nếu như nguồn thu từ thuế không thực sự phục vụ cho các lợi ích chung của xã hội. Hậu quả của việc tăng thuế thiếu cơ sở và tùy tiện sẽ dẫn đến tình trạng tri thức không mở mang, nền khoa học tụt hậu, kinh tế kém phát triển, quần chúng nghèo đói, nỗi lo giặc ngoại xâm và sự tiếp nối hợp lý là sẽ khó thể thu thêm một đồng nào nữa. Không phải ngẫu nhiên mà bậc thầy vị đại K.Mars đã có một cái nhìn thiếu thiện cảm về công cụ thuế của nhà nước: “Thuế là cơ sở kinh tế của nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay sản vật mà người dân góp để dùng cho việc chi tiêu của nhà nước”.Theo ông, khi xã hội bước vào giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản thì nhà nước phải tiêu vong và buộc phải tiêu vong. Muốn vậy thì phải triệt tiêu công cụ thuế, bởi lẽ công cụ thuế là nguồn sống còn của nhà nước. Khi xã hội đã bước vào một trình độ cao, khoa học, công nghệ, mọi mặt của đời sống xã hội đã đến mức hoàn mỹ thì không cần sự nhọc công cho các lợi ích chung từ phía nhà nước nữa. Nhưng như thế nào là cao, như thế nào là hoàn mỹ thì vẫn là câu hỏi còn bỏ ngõ…Bởi lẽ, một điều giản dị tầm thường mà ta cần biết rằng khi nào ta còn so sánh thì ta sẽ thấy mình chưa cao, chưa thật sự hoàn mỹ. Nhân gian có câu: “Núi này cao thì núi khác cao hơn” và do vậy, nhà nước vẫn chưa thể tiêu vong, chúng ta không thể tiến lên xã hội cộng sản và phải tiếp tục đóng thuế.
pd
The Following 2 Users Say Thank You to Phiêu Dao For This Useful Post: