Xem bài viết riêng lẻ
  #4  
Cũ 05-12-12, 01:12 PM
kehotro kehotro đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 932
Thanks: 5.061
Thanked 5.292 Times in 939 Posts
Mặc định

Sự phát triển và trở ngại

Muốn phát triển một quốc gia, cần thiết phải có nền chính trị ổn định, lực lương quân sự đủ mạnh, tài chính hùng hậu. Và quan trọng nhất là phải bồi dưỡng được nhân tài, tận dụng được nhân tài phục vụ cho quốc gia.

Nhiều nước không được thiên nhiên ưu đãi về mặt tài nguyên vẫn phát triển lớn mạnh được đều do yếu tố con người. Điển hình nhất là Nhật bản. Truyền thống dân tộc, giáo dục, đào tạo có bài bản sẽ tạo nên bước ngoăc lớn cho sự phát triển sau này. Đây là tầm nhìn chiến lược nhằm tạo nền móng vững chắc để tương lai có thể xây dựng quốc gia lớn mạnh và vững chắc hơn.

Một thế hệ với cách nghĩ hiện đại, bao quát hơn, tầm nhìn rộng hơn sẽ làm thay đổi được vị thế của một quốc gia.

Một quốc gia mà công dân không biết hy sinh lợi ích cá nhân thì quốc gia đó sẽ không thể phát triển. Ví dụ như xây dựng các công trình lớn hay hệ thống giao thông đô thị, các đường cao tốc...vv. Các quốc gia yếu về tài chính sẽ gặp nan đề về quỹ đất.Không thể đền bù giá đất trưng dụng theo đúng giá thị trường, cũng không thể dùng biện pháp cưỡng chế giao đất với giá thấp vì sẽ gặp phản ứng gay gắt từ phía người bị cưỡng chế. Do vậy mà đi vào thế bế tắc!

Một quốc gia lớn mạnh không cần dùng vũ lực cũng có thể kềm hãm sự phát triển của quốc gia nhỏ yếu hơn. Giống như chỉ cần đầu tư vài khu công nghiệp, mua đất giá cao, thu mua một số đất ở các thành phố lớn xây dựng cao ốc...vv. Điều đó sẽ nhanh chóng đẩy giá trị đất lên một mức ảo. Ban đầu, nó sẽ là nguồn lợi tưởng chừng như vô tận nhưng về lâu dài. Chính nó sẽ là trở ngại khó giải quyết vô cùng khi ta nhận ra bộ mặt thực của nó.

Tiêu diệt các doanh nghiệp sản xuất cũng là một trong những chiêu bài của các quốc gia lớn có đầy dã tâm. Lợi dụng đường biên giới liền kề với nguồn hàng giá cực rẻ sẽ nhanh chóng bóp chết đối thủ. Khi nền sản suất tự thân không còn, điều gì sẽ xảy ra nếu đối thủ bỗng nhiên tăng giá các mặt hàng? Trở tay gây dựng lại nền sản xuất là không dễ! Thế nhưng liệu người dân có thể nhìn rõ được nguy cơ này không? Chính người dân vì lợi ích của mình sẽ tiếp tay một cách nhiệt tình đưa hàng hoá giá rẻ vào thao túng thị trường, bóp chết nền sản xuất trong nước.

Sự giao lưu với văn hoá nước ngoài cũng là mối nguy hiểm khi nhận thức của người dân vẫn quá kém! Người dân không sàng lọc được điều gì nên học và điều gì không nên. Không đánh giá được khả năng, tiềm lực hiện tại của bản thân của xã hội mà đòi hỏi lối sống hưởng thụ. Sự phân hoá giàu nghèo diễn ra quá nhanh, tầng lớp giàu có cách sống, cách hưởng thụ gây ảnh hưởng mạnh đến cách nghĩ của các đối tượng còn lại. Do vậy mà hình thành phong trào đua đòi, sống buông thả, đòi hỏi được sống hưởng thụ mà gia đình và xã hội không thể cung ứng. Nếu lực lượng kế thừa như vậy, nó không là tiềm lực phát triển mà sẽ là gánh nặng và sự cản trở cho tương lai.

Một điều vô cùng nghiêm trọng là nếp sống và nghĩ của người Á Đông. Tam đại đồng đường làm gia đình thân mật, đoàn kết nhưng nó lại xây dựng nên sự ỷ lại cho lớp trẻ. Họ không tự chủ, thiếu sáng tạo và thích dựa dẫm. Với phương châm : Một người làm quan cả họ được nhờ. Sẽ làm các nhân tài khác trơ mắt nhìn mà không thể tham gia hay tìm được vị trí thích hợp khả năng để phát triển và cống hiến. Khi xảy ra các vấn đề tiêu cực, chắc chắn sẽ có chuyện bao che khuyết điểm vì đó là người trong gia đình.

Nếu cứ như vậy, sự trì trệ sẽ làm chậm đà phát triển. Mà chỉ cần chậm lại một chút, các quốc gia khác sẽ vượt qua và càng dễ dàng thao túng, bắt chẹt. Cái lý luôn nằm ở kẻ mạnh và không quốc gia nào không có dã tâm với các quốc gia khác.

Muốn lớn mạnh thoát khỏi sự chèn ép, xâm lấn từ các quốc gia khác cần phải có đánh đổi, có những hy sinh cần thiết. Và đương nhiên là phải có tiền để đầu tư. Tiền kiếm được tốt nhất là từ sản xuất công nghiệp. Nhưng nó chỉ dành cho các nước đã phát triển. Các nước khác khó lòng mà chen chân ngoại trừ Trung Quốc với các chính sách và biện pháp cực đoan.

Muốn kiếm tiền, các quốc gia yếu có nhiều cách khác nhau như: Xuất khẩu lao động, bán đi nguồn tài nguyên thiên nhiên, hấp dẫn du lịch kể cả công nghiệp sex như Thái lan. Xuất khẩu nông sản, hải sản...vv. Nhưng nguồn tiền đó được đầu tư như thế nào lại là vấn đề đau đầu. Tầm nhìn hẹp, nhỏ sẽ đầu tư cho tương lai một thứ vất đi mà tương lai phải tốn thêm tiền đập bỏ và xây mới.

Ví dụ như xây một chiếc cầu để phát triển cho một tỉnh. Nếu như mặt cầu chỉ có hai làn xe xuôi ngược thì tương lai chỉ vài chục năm nó sẽ là vật cản. Hay như công trình xây dựng đường cao tốc mà các vấn đề kỹ thuật, vật tư không đảm bảo nó sẽ liên tục ngốn tiền sửa chữa và đến lúc nào đó những dặm vá cũng không còn có thể. Buộc người ta phải đào lên và làm lại mới hoàn toàn!

Ai sẽ giải quyết được các nan đề cho sự phát triển của một quốc gia?
Trả lời với trích dẫn
The Following 7 Users Say Thank You to kehotro For This Useful Post:
hahaha (05-12-12), hoabeodai (05-12-12), lão phàm phu (05-12-12), Nhím con (05-12-12), phale (05-12-12), Sa Thạch (06-12-12), úm_bala (14-12-12)