
14-01-12, 07:42 PM
|
 |
Member
|
|
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
|
|
NGHI LÂM
2.
Những đoạn văn bàn đến cô, hay để người khác nghĩ đến cô, đều long lánh như pha lê, tỏa ngời ánh sáng của t́nh thương yêu thanh khiết. Tâm hồn cô như một viên ngọc toàn bích, không t́ vết. Mà oái oăm thay, cô tiểu ni rực rỡ như thiên thần đó lại là kết quả của một mối t́nh quái gỡ của một gă đồ tể thô lỗ và một ni cô dở hơi!
Tấm ḷng Nghi Lâm sáng ngời như thánh nữ, và ta hiểu v́ sao Kim Dung lại cố t́nh hư cấu nên cái xuất thân gần như hạ tiện và ḱ quặc của cô. Có lẽ Kim Dung cũng sợ cái luật "Tạo hóa đố toàn", nên ông cố đem bụi bặm trần gian phủ lên viên ngọc đó, để tự trấn an lấy chính ḿnh.
Nếu để cô tiểu ni đó xuất thân từ một ḍng dơi quí phái thanh cao, hoặc từ một nguồn gốc vương quyền, th́ có thể ông e ngại cô không c̣n thuộc về cơi trần tục nữa, mà h́nh ảnh cô sẽ trở nên bềnh bồng hư ảo, quá xa lạ với con người. Ông đă để cô xuất gia ngay từ tấm bé, v́ tâm hồn đôn hậu đó hướng về cơi Đạo Thiện Chân là hoàn toàn tự nhiên và phù hợp với thiên tính của cô. Nhưng rồi dường như ông lại lo sợ cửa Không mầu nhiệm sẽ dành mất cô tiểu ni thánh thiện đó ra khỏi chốn bụi hồng, nên ông cố t́nh sắp đặt bố cục câu truyện, để cô phải vướng lụy trần gian.
Có lẽ ông muốn cô vẫn mang h́nh ảnh gần gũi của một con người. Bởi v́ cái vưu vật của Tạo hóa đó, với dung nhan diễm kiều và tâm hồn thuần nhiên thanh khiết ngần ấy, nếu không nhuốm bụi trần th́ nó chỉ có thể là chân dung của Bồ Tát Quan Âm! Nó sẽ theo mây trắng trôi qua vùng Nam Hải mà đi mất. Âu đó cũng là một cách điều ḥa trong sáng tạo.

|