
28-12-11, 09:45 PM
|
 |
Member
|
|
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
|
|
HOÀNG DƯỢC SƯ
2
Trái lại, cây thông thì phía dưới um tùm xanh tươi nhưng càng lên cao thì cành lá càng thóp lại dần. Cái xúm xít ở dưới thưa dần đi. Khi đến đỉnh chỉ còn trơ ngọn lá cô đơn, một mình đâm vút lên cao. Và nó vẫn kiêu ngạo đứng trơ vơ để chống chọi với cái giá buốt của mùa đông. Mặc cho gió thổi và tuyết phủ, cây thông vẫn sừng sửng để đắm chìm trong nỗi cô liêu trầm mặc. Đó là hình ảnh của nghệ thuật và phong cách tài hoa thực sự (đương nhiên là có những cái tài hoa nửa mùa!).
Ở mức độ càng thấp thì càng đông người phụ họa, càng lên cao thì số lượng người chia sẻ được càng vơi dần. Đến chỗ cao chót vót thì người nghệ sỹ sẽ phải đối diện với cô đơn, dù cái tâm của họ có thể ôm trùm cả thên hạ. Truyện Kiều đã đi vào lòng người cả mấy trăm năm, làm say mê mọi người là thế, nhưng tâm sự của Nguyễn Du vẫn là một ẩn ngữ thiên thu. Nó mãi mãi cô đơn, như ngọn thông lẻ loi đứng giữa trời.
Đọc Kim Dung, nhân vật Hoàng Dược Sư luôn làm liên tưởng đến hình ảnh cây thông, dù nhân vật cổ quái này chưa gợi lên trong lòng nhiều người những tình cảm mặn mà thật sự.
Không có nhân vật nào có kiến thức bách khoa và văn võ toàn tài như Hoàng Dược Sư, kể cả Tạ Tốn và Nhậm Ngũ Hành – hai tay quái kiệt võ lâm. Cầm kỳ thi họa, dịch lý, bát quái ngũ hành, trận pháp, võ công… tất cả đều đạt đến chỗ tột đỉnh của tinh hoa. Vậy mà không rơi vào chỗ tạp học như Tô Tinh Hà. Tô Tinh Hà vì ham mê tạp học mà võ công sa sút, bị sư đệ Đinh Xuân Thu làm tan vỡ cả môn phái.

|