Xem bài viết riêng lẻ
  #36  
Cũ 06-12-11, 12:00 AM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

7.
DIỆT TUYỆT SƯ THÁI
Quái tượng chốn Thiền môn



1

Không ít người, do không hiểu được những yếu tố sơ đẳng trong Phật học, cho rằng đạo Phật chỉ đưa con người đến chỗ bế tắc. Họ quên rằng có quá nhiều kẻ trốn vào thiền môn chỉ v́ một lư do đơn giản là bị bế tắc khi đối diện với cơi thế. Bế tắc trong tư tưởng, trong t́nh cảm, thậm chí trong cơm áo.

Thuở đức Phật c̣n tại thế, ngài đă từng cảnh báo có những kẻ quy y theo Phật chỉ để kiếm cơm! Thuở đó c̣n vậy, huống ǵ đến thời mạt pháp. Đối với những kẻ bế tắc đó th́ Phật pháp, dù có quảng đại và nhiệm mầu đến mấy, cũng chỉ là một loại “cần câu cơm” giúp họ tạm thời làm ổn định những cơn quậy phá của cái bao tử rỗng, hoặc một loại “xi rô an thần” giúp họ làm dịu đi những cơn khủng hoảng thần kinh!

Hàng mấy ngàn năm qua, tinh thần bao dung của Phật giáo luôn mở rộng ṿng tay đón nhận bao nhiêu bậc lợi căn pháp khí, xả thân cầu pháp, th́ đồng thời cũng đón nhận không ít rác bẩn bay theo làm ô uế chốn Thiền môn.




Trong tác phẩm Kim Dung, bên cạnh môn phái Thiếu Lâm được xem như biểu tượng cho cái nôi vơ học Trung nguyên và vơ học Phật môn, c̣n có các môn phái của ni cô như Nga My, Hằng Sơn, hay phái Lạt Ma Tây Tạng hoặc Huyết Đao môn. Và trong những môn phái thờ Phật đó cũng có đủ dạng chúng sinh, đủ loại môn đồ. Bên cạnh những cao tăng đắc đạo cũng không thiếu những người muốn chạy trốn cơi nhân sinh hay những kẻ lưu manh thủ đoạn, vào cửa chùa để lợi dụng tấm áo cà sa.

Có người đến với cửa Thiền v́ khát khao t́m cầu diệu pháp trong cơi thanh tĩnh Như Lai, cho nên ta có những bậc giác ngộ như Độ Nạn, Độ Kiếp, Độ Ách, hay những vị cao tăng xả thân v́ đời như Không Kiến, bao dung như Phương Sinh, Phương Chứng, khoáng đạt như Vô Sắc, từ ḥa như Định Nhàn, thần thông như vị vô danh tăng trong Tàng kinh các. Có kẻ đại trí đại dũng do “buông đao mà thành Phật” v́ cơ duyên chín muồi để họ ngộ ra điều nhiệm mầu trong hai chữ “sắc không” mà quy y cửa Phật, như Tiêu Viễn Sơn, Mộ Dung Bác, Tạ Tốn.

Có kẻ t́m đến cửa chùa chỉ v́ muốn lợi dụng của Thiền để thực hiện những thủ đoạn thâm độc như Viên Chân. Có kẻ gian hùng t́m đến cửa chùa để tạm trốn qua ngày đói rét, và theo đuổi giấc mơ trục lợi như Chu Nguyên Chương. Có kẻ t́m đến cửa chùa để chạy trốn quá khứ như Mục Niệm Từ. Có kẻ t́m đến cửa chùa chỉ v́ muốn cưới ni cô (!) như Bất Giới ḥa thượng. Có kẻ “bị đi tu”như Điền Bá Quang. Có người từ tấm bé do hoàn cảnh đưa đến với cửa Phật, nên đành phải âm thầm chấp nhận tấm áo nâu sồng mà gạt lệ làm ngơ trước cơi đời xuân sắc, như Nghi Lâm và Viên Tính.



Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
Nhím con (07-12-11), phale (06-12-11)