Xem bài viết riêng lẻ
  #3  
Cũ 03-12-11, 02:07 AM
Avatar của hoatigon208410
hoatigon208410 hoatigon208410 đang ẩn
CM Tứ Thập Nhất An
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Đến từ: Nơi sự sống nảy sinh từ cái chết....
Bài gửi: 3.436
Thanks: 36.522
Thanked 8.963 Times in 3.491 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo! tới hoatigon208410
Mặc định

MỘT CẢNH THU MUỘN


Cụ Thượng, là một ông quan to về hưu có hai cậu con đều là ông cử: Cậu cả quan huyện Thọ Xương, tâm thuật hèn kém, cậu Hai ở Phố hàng Gai, dậy học, người đơn giản, nghệ sĩ, đi dạy học nay tỉnh này mai tỉnh khác y như đi du ngoạn cảnh. Từ ngày cụ Thượng về ở với cậu Hai, cậu không đi tha phương nữa, gần đến Trung Thu, ông cử Hai chuẩn bị làm cái đèn kéo quân cho con trẻ, lần này lấy tích Ngô Việt Xuân Thu, lúc Phạm Lăi đem Tây Thi sang dâng Ngô Phù Sai, làm mất mười hôm mới xong. Hôm sau ông cử lại làm thêm một cái đèn cho cô bé gái.


Truyện này tả cái thú làm đèn và chơi đèn kéo quân nay đă bị rơi vào quên lăng. Một nghệ thuật làm đèn để diễn lại những điển xưa tích cũ như mượn tích trong các truyện Tam Quốc, Đông Chu. . nghệ thuật cầu kỳ phức tạp đầy ư nghĩa này bây giờ chỉ c̣n để lại cái tiếng vang.



NGÔI MẢ CŨ


Đây là một truyện không có kết thực ra chỉ là một tùy bút, hầu hết các truyện của Vang Bóng Một Thời được coi như tùy bút. Cụ Án mất đi để lại một cô gái mười hai tuổi, cô Tú và cậu con trai mới lên ba khi đang lúc loạn lạc. Lớn lên cô Tú không đi lấy chồng chỉ dệt vải, khâu thuê vá mướn nuôi em trai ăn học, mong chờ cái mai sau của cậu Chiêu.


Hai chị em thuê một ông thầy địa lư tên Hồ Viễn đi coi mả để soay lại mả hy vọng gia đ́nh khá hơn cái hiện tại nghèn nàn. Cụ Hồ Viễn trước là tướng Cờ Đen oanh liệt một thời. Cô Tú thức khuya dệt vải lấy tiền thuê người khiêng cáng đưa thầy địa lư và em xuống thăm mả cụ Án, trên đường đi cụ Hồ và cậu em (Chiêu) đánh với nhau mấy ván cờ không có quân.


Bài tùy bút làm sống lại những phong tục cổ xa xưa của một nền văn minh đă qua khi con người c̣n đặt nhiều tin tưởng vào thầy địa lư, mồ mả ông bà. Chị em cô Tú, cậu Chiêu con quan nay đă sa sút thuê thày thăm mộ để soay mộ cho nhà được khá hơn, cô Tú dệt vải, may vá lấy tiền thuê thầy để hy vọng vào ngày mai tươi sáng, niềm hy vọng của con người y như một ḍng suối chảy không bao giờ dứt.


-Cô Tú lẩn thẩn lắm, ông giời có đóng cửa ai bao giờ. Chị em nhà cô, thế nào sau này cũng khá.


Đến đây th́ cô Tú khóc và oà lên thành tiếng.


-Ngày mai, tôi xuống thăm lại cái kiểu đất ở Đồng Cồn. Xong rồi tôi xuôi luôn Hà Nội. Tháng sau tôi sẽ về qua đây để chỉ bảo cách soay lại ngôi mộ.


Cốt truyện không có ǵ lôi cuốn đặc sắc, hành văn trong sáng, ư tưởng phong phú như một cuốn phim chiếu lại cả một thời nho giáo suy tàn với sự hy sinh cao cả y như nhân vật Tâm trong Cô Hàng Xén của Thạch Lam cùng với sự mô tả những con người kỳ dị như ông thầy địa lư.


Cụ Hồ nguyên là tướng Cờ Đen. Tên cụ khác kia. . . . . . . . . . . . . . . người ta nói chuyện lại rằng cụ Hồ hồi c̣n làm tướng quân Cờ Đen, mỗi lúc cụ trương lá cờ đầu lúc xuất quân, trông oai phong lẫm liệt. Bên thắt lưng điều, cụ giắt hai khẩu súng. Phía bên trái là một khẩu đoản mă, và phía bên phải là một khẩu súng thập bát hưởng bắn một lúc những mười tám phát liền.


Trong bài giới thiệu viết trên báo Ngày Nay 1940, Thạch Lam cho rằng Ngôi Mả Cũ là truyện hay nhất:


Ngôi Mả Cũ- theo ư tôi, cái truyện ngắn hay nhất toàn tập – Đưa chúng ta đến hương vị cũ kỹ và nhẫn nại của một sự hy sinh.


Sau thời loạn, một nhà gia thế chỉ c̣n có hai chị em. Người chị không đi lấy chồng, ở nhà dệt vải để nuôi em đi học. Cậu em chăm chỉ và ngoan ngoăn, yêu chị và kính chị như mẹ. Thêm vào tấm t́nh chị em thân thiết ấy, cái bóng dáng của một tướng Cờ Đen cũ, làm thầy địa lư lúc trở về già. Một bức vẽ trong đó tác giả phác họa được tất cả một gia đ́nh nền nếp cũ, có cái ích kỷ và cái cao siêu, với đằng sau lờ mờ cảnh hăi hùng và tàn phá của những ngày loạn lạc.



THẢ THƠ


Cụ Phủ là người đức độ, cáo quan về, cụ bà và cậu con trai đă qua đời, cụ phải nuôi một cô gái xấu, cụ dậy trẻ, sao lá số, gieo một quẻ, kê đơn thuốc. . Ông trời bắt cụ phải nghèo, cô Tú phải xấu. Có người bạn khuyên cụ tổ chức một cuộc chơi thả thơ, một cách đánh bạc của những người có chữ nghĩa. Thế là cụ làm một cái bè trên mặt nước, hằng chục người đến đánh bạc trong tiếng ngâm thơ, nhưng có kẻ ác miệng nói rằng cụ thả thơ để lựa người đồng sàng cho cô Tú, từ đấy cụ không cho cô Tú xuống bè nữa, cụ cũng thua luôn từ đấy.



ĐÁNH THƠ


Cuối đời Thành Thái, ba người đàn bà đẹp, Mộng Liên, Mộng Huyền, Mộng Thu. Rồi một ông phó sứ giữ lăng làm chủ Mộng Liên, nghề phó sứ không mấy khi ở yên một chỗ, tới mỗi nơi, quan phó sứ mở cái túi đựng toàn những thơ đố ra cho người ta đặêt tiền bên chiếu bạc văn chương, quê hương là cờ bạc đàn hát, về sau phó sứ bị bệnh chết dưới chân Đèo Ngang.


Cả hai bài này tả cảnh đánh bạc bên chiếu thơ văn tao nhă, nhưng có lẽ v́ cố ghi cho nhiều dữ kiện đánh thơ, thả thơ mà câu chuyện đă trở nên khó hiểu và rườm rà phức tạp, cũng có thể tác giả quan niệm tùy bút là lối viết phóng túng mặc cho ng̣i bút muốn đi tới đâu th́ tới nên truyện đă có nhiều khúc mắc như vậy, có lẽ đây là hai bài khó hiểu nhất trong Vang Bóng Một Thời, về điểm này Thạch Lam đă nhận xét như sau.


Một công việc dầu không khỏi có những phần khuyết điểm về mặt văn chương, chúng ta muốn tác giả Vang Bóng Một Thời đến một sự giản dị sáng sủa hơn, cố tránh những lối hành văn cầu kỳ – sự cầu kỳ trong cái t́m ṭi không phải cái cầu kỳ trong cách điệu tả – tránh những chữ nhắc lại, những sự kiểu cách, những lối về âm điệu trong câu văn. Có lẽ tác giả muốn nói hết cả những cái ḿnh biết, và tác giả biết nhiều nên có có sự lộn xộn ấy chăng?


Tôi đồng ư với Thạch Lam ở điểm tác giả muốn đưa vào tác phẩm tất cả những điều ḿnh biết nên nhiều bài, truyện đă trở nên phức tạp thiếu sự giản dị, sáng sủa khiến cho người đọc thật là bối rối trước những chi tiết vô cùng phức tạp, khó hiểu như cách làm đèn kéo quân trong Một Cảnh Thu Muộn, hay cách đánh bạc trong Thả Thơ, Đánh Thơ. . khiến cho tác phẩm không được sáng sủa, mạch lạc so với Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam. .


Nhà phê b́nh Vũ Ngọc Phan nhận xét như sau.


Đọc Vang Bóng Một Thời của Nguyễn Tuân, người ta cũng có một cảm tưởng gần giống như những cảm tưởng trong khi ngắm một bức họa cổ. Gần giống, v́ họa sĩ, tác giả bức họa cổ, là người thời xưa, có cái óc của thời ḿnh và có những nét, những mầu của thời ḿnh, c̣n tác giả Vang Bóng một Thời chỉ là người khơi đống tro tàn của dĩ văng để bầy lại trước mắt ta những cái ta đă biết qua hay chưa biết rơ.


Vũ Ngọc Phan đă ví Vang Bóng Một Thời như một bức họa cổ, tôi nghĩ nó cũng giống như một món đồ cổ càng để lâu càng có giá trị, chẳng thế mà năm 1988 trong nước đă tái bản đến lần thứ sáu, 30.000 cuốn, tác phẩm ngày càng được độc giả hâm mộ v́ họ muốn thưởng ngoạn những cái hay cái đẹp nay đă vang bóng một thời, về giá trị của tác phẩm, ông Phạm Thế Ngũ cho rằng.


. . Từ 1940 đến 1945 được in lại 3 lần, được tặng giải Gia Long và ở lại như một bảo vật của nhà hiếu cổ, một sản phẩm quư không c̣n bàn tay thứ hai nào chế tạo nổi nữa.


Trọng Đạt

(Sưu tầm)


Signature:
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post:
phale (08-12-11)