Xem bài viết riêng lẻ
  #2  
Cũ 03-12-11, 02:03 AM
Avatar của hoatigon208410
hoatigon208410 hoatigon208410 đang ẩn
CM Tứ Thập Nhất An
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Đến từ: Nơi sự sống nảy sinh từ cái chết....
Bài gửi: 3.436
Thanks: 36.522
Thanked 8.963 Times in 3.491 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo! tới hoatigon208410
Mặc định

NÉM BÚT CH̀


Trong truyện này Nguyễn Tuân diễn tả những môn vơ nghệ cao cường của bọn ăn cướp thời ấy: Ném bút ch́, tức là phóng một cái mai (cây xuổng lưỡi bằng đào đất) để giết địch thủ, cán mai có buộc sợi dây thừng, phóng tới mục tiêu rồi giật cái mai trở lại. Lư Văn nhân vật chính, tên trùm đảng cướp là tay ném bút ch́ giỏi nhất, hắn có thể phóng cây mai cắt đứt hai chân con gà nhưng c̣n chừa lại một làn da y như chém treo nghành vậy.


Toàn bài có một vẻ uy nghi như không khí hào hùng của truyện Thủy Hử với những tay giang hồ hảo hán như Tống Giang, Triệu Cái . . . Tác giả đă làm sống lại cái thời xa xưa ấy qua buổi sinh hoạt của bọn cướp trước khi chúng đánh một mẻ lớn vào tối hôm ấy. Bọn ở Kim Sơn và bọn ở Tam Tổng đến t́m Lư Văn, trong đó Cai Xanh là tay chơi nổi tiếng ở vùng Thanh nội, Thanh Ngoại, những tay anh chị trong đám cướp lớn đều phải phục tài nghệ hắn, Nguyễn Tuân mô tả về huyền thoại con dao hai lưỡi của Cai Xanh như sau.


Trong những phút rất nguy nan, phải giết kẻ khác để gỡ lấy mạng ḿnh, chưa bao giờ Cai Xanh chịu phóng dao và bỏ dao lại trên chiến địa. Hóa cho nên con dao đó, sau những khi cắm ngập vào thớ thịt c̣n nóng hổi gịng máu của bao nhiêu tử thi, dao đó lại trở lại nằm trong hầu bao của Cai Xanh. Chung quanh con dao thép sáng ngời, một huyền sử kinh sợ đă bao chùm.


Hôm sau, phó Kinh tay phóng bút ch́ có tiếng lại t́m Lư Văn, cả bọn Tam Tổng và Kim Sơn cùng kéo tới nhà Lư Văn, họ cùng đánh chén rượu thịt. . phó Kinh trổ tài.


Phó Kinh cuộn mấy ṿng dây thừng dài đến mấy sải vào cánh tay trái. Bàn tay trái y nắm chắc cổ cán mai, bàn tay phải y giữ đốc ngọn mai.


-Đàn anh thử xem hạ cây chuối phía bên trái.


Bỗng một tiếng phập, thân trên cây chuối đă gục xuống mặt đất, kêu đánh roạt.


Rồi hắn dựt cái mai nằm gọn trong tay, hắn biểu diễn một đường nữa hạ buồng chuối nhưng quá tay đứt nửa thân cây chuối. Lư Văn tay nghề rất cao so với phó Kinh, hắn nói có khi phải nhẹ tay v́ chỉ cần đánh dọa người ta thôi, Lư Văn bèn phóng bút ch́ vào một con gà, vết thương gọn gàng vừa đúng quăng đầu gối, cặp gị chưa đứt hẳn c̣n một lần da y như chém treo nghành.



Tay nghề của tên trùm cướp được diễn tả như sau.


Lư Văn gác mai nói với cả bọn.
-Nếu ḿnh ném mạnh tay quá và không biết tính sức đi của “bút ch́”là nát mất gà. Các chú không phải đánh những “tiếng bạc” vào sinh ra tử, các chú không biết chứ đ̣n “bút ch́”khó khiến lắm. Và một cây “bút ch́”ngang tàng như thế mà phải lụy một cành tre đấy. Chú nào hay xử cây “bút chùng”ở các đường độc đạo, nên cẩn thận khi thấy bên địch tung cành tre ra để phá “bút ch́”. Để hôm nào rảnh, anh sẽ dậy cho các chú tập đánh cái lối đón bơi chèo bằng gỗ cau. Đánh đến đ̣n hỗn chiến ấy th́ đầu người rụng cứ như sung.



Nguyễn Tuân không có ư ca ngợi bọn cướp nhưng chỉ mô tả những đ̣n, thuật cao tay của chúng. Chắc là tác giả đă nghe các bậc cha ông kể lại chuyện tại những vùng miền Thanh Hoá, nơi ông đă theo gia đ́nh sinh sống tại miền Trung. Ném Bút Ch́ đă mô tả một cách sinh động những món vơ nghệ cao cường của các tay giang hồ hảo hán khiến ta như thấy hiện ra cái không khí hào hùng của Thủy Hử với Tống Giang, Triệu Cái. .



CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ


Truyện một viên quan cai ngục hâm mộ chữ viết đẹp của tên tử tù, một người văn vơ song toàn, xin cho được thủ bút của người ấy, tác giả ca ngợi thú chơi chữ của viên quan.


Một viên quan cai ngục tại tỉnh Sơn nhận được sáu tên tù tội chết chém, đứng đầu là Huấn Cao, người có tài viết chữ đẹp, văn vơ song toàn. Viên quan sai một người thơ lại mang rượu thịt biệt đăi người tử tù, Huấn cao tỏ vẻ bực ḿnh không muốn nhận nhưng viên quản ngục vẫn vui vẻ không cáu giận ông với hy vọng ông sẽ dịu tính nết để viết cho ḿnh mấy chữ trên chục vuông lụa. Một buổi chiều viên quan nhận được lệnh giải Huấn Cao và các đồng chí vào kinh, sai thơ lại vào nói cho Huấn Cao biết, ông nói từ trước đến nay chỉ viết có vài bộ chữ cho mấy người bạn thôi, cảm kích v́ tấm ḷng hâm mộ của viên quản ngục, Huấn cao bằng ḷng cho chữ trên tấm lụa trắng rồi đĩnh đạc bảo.


-Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chỗ ở đi, chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn rơ ràng như thế. Thoi mực, kiếm được ở đâu tốt và thơm lắm. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?. . . ta bảo thực đấy, thầy Quản nên t́m về nhà quê mà ở đă, rồi hăy nghĩ đến chuyện chơi chữ, ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.


Theo các nhà phê b́nh trong nước Huấn Cao chẳng ai khác hơn là Cao bá Quát, con người bất đắc chí đi làm cách mạng chống lại chế độ phong kiến, họ nói Nguyễn Tuân là người yêu nước ca ngợi tinh thần phản kháng của Huấn cao. Theo tôi biết Nguyễn Tuân không có mục đích nào khác hơn là diễn tả tấm ḷng yêu nghệ thuật của một viên quan coi ngục, ông ta phải hạ ḿnh chiều chuộng một tên tử tù để xin chữ viết, người tử tù tài hoa nổi tiếng là văn hay chữ tốt, ông đă bị Huấn cao khinh mạn mà vẫn kiên nhẫn sai thư lại mang rượu thịt biệt đăi người tù này cho đến khi xin được chữ viết.


Các nhà phê b́nh trong nước chú trọng khen ngợi truyện này rất nhiều, họ hay có phong trào, cũng như trong cuốn Thạch Lam Về Tác Giả Và Tác Phẩm, nhiều nhà đă khen lấy khen để truyện Hai Đứa Trẻ (Nắng Trong Vườn) là độc đáo sâu sắc. . mà thực ra nó lại không được dư luận chung chú ư mấy, ta không thấy họ nói nó hay ở chỗ nào. Khi có một hoặc hai nhà phê b́nh khen hay là họ a dua nhau khen lấy khen để.



BÁO OÁN


Truyện này nhuốm màu ma quái tựa như không khí quái đản trong Liễu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh hay trong những truyện quái đản của Edgar Poe, nhà văn cổ điển Mỹ, truyện cũng có giá trị như một tài liệu về những ngày suy tàn của nho học, những năm tháng cuối cùng của cái học nhà nho.


Khóa trước, tại tỉnh Hà Nam, ông Đầu Xứ Anh bị loại ngay ṿng đầu, khóa này ông không nạp quyển dự thi mặc dù nhiều người khuyến khích ông nhưng ông nhường cho em, Đầu Xứ Em xuôi tỉnh sửa soạn thi. Ba năm trước chánh chủ khảo khấn “Báo oán giả tiên nhập, báo ân giả thứ nhập”, oan hồn vào báo oán ông Đầu Xứ Anh, một người đàn bà trẻ xơa tóc, ẵm con hiện ra dưới lều, kêu khóc, lấy mực đổ vào quyển ông, giữ gịt tay không cho ông viết, rồi ông lại thấy nổi cơn đau bụng phải bỏ dở kỳ thi. Nguyên do ông cụ thân sinh đă khiến một nàng hầu tự ải khi bà có thai sáu, bẩy tháng, cái âm oán sẽ c̣n theo măi nếu ông c̣n dự thi, khóa này ông để ông em đi thi xem có c̣n báo oán nữa không. Hai ông ghé quán cô Phương, cô hàng sách có cảm t́nh với ông anh.


Ông em vào trường thi, thấy đau bụng, ông đốt vàng tự nhiên nghe tiếng cười lanh lảnh, rồi lại mớ tóc xoă, người đàn bà cất tiếng the thé, ông đau bụng dữ dội gục xuống . . . người ta điểm trống ngoại hạn.


Truyện này đúng với cái ư nghĩa vang bóng của một thời đă qua trong khung cảnh một khóa thi nho học cuối cùng, Nguyễn Tuân không ca ngợi cái học nhà nho lỗi thời hủ lậu nhưng chỉ có tính cách mô tả sự suy tàn của một thời kỳ văn học, của một nền văn minh tinh thần đă qua.


Ở vào buổi giao thời, nếu người ta c̣n cái ḷng công danh, th́ khoa thi Mậu Ngọ là một cơ hội cuối cùng. Từ Mậu Ngọ trở về sau, sẽ mở một thời khác, chữ Hán chỉ c̣n là một thứ xa xỉ phẩm trong cơi học vấn của một lớp người. Từ sau khoa này, cái lều, cái chơng chỉ c̣n là những vật cổ tích mỗi khi nhắc nhỏm tới lại gợi lại một chút nhớ tiếc trong ḷng một đám người mệt mỏi c̣n sống thêm một ngày là càng chỉ thêm một ngày bỡ ngỡ với phong hội mới.


Mặc dù là truyện ma quái nhưng cũng có thể là truyện có thật trong chốn thi cử lều chỗng xa xưa, một ông anh văn hay chữ tốt bị báo oán do ông cụ thân sinh ăn ở thất đức nên đă hỏng kỳ thi trước, nhường cho ông em đi thi khóa sau nhưng rốt cuộc cũng vẫn bị báo oán phá hỏng kỳ này. Ông Đầu Xứ Anh đă đi coi đồng cốt biết rằng cái oan hồn của người đàn bà vẫn theo ông măi. Nguyễn Tuân sở trường cả về hai chủ đề rùng rợn cũng như nên thơ thi vị, dưới đây là đoạn văn thể hiện không khí quái đản của tác giả.


Một người đàn bà trẻ, sơa tóc ẵm con, hiện ngay dưới lều, ngay chỗ đầu chơng, kêu gào giữ gịt lấy tay không cho viết. Gào khóc chán người đàn bà ấy lấy mớ tóc soă quất vào mặt ông cứ bỏng rát lên và cười sằng sặc, lấy nghiên mực đổ vào quyển ông.


Hoặc.


Cái âm oán ấy c̣n theo đuổi ông măi, nếu ông cứ c̣n lều chiếu ở cửa trường thi. Đấy là lời người thiếp đó lúc ốp vào con đồng khi phụ lên. Nàng xưng là cô và gọi ông Đầu Xứ Anh là nó, cười sằng sặc và giọng nói the thé “nó c̣n đi thi cô c̣n báo măi. Các người hỏi cô muốn ǵ ấy à! Cô muốn, cô muốn nó phạm húy, cho nó bị tội cả nhà kia


Đây không phải chỉ nói đến chuyện báo oán tại trường thi nhưng nó c̣n là một bài thuật sự đầy đủ về khoa thi cử Hán nho, từ cảnh sĩ tử mang lều chơng ra đi đến sinh hoạt tại trường thi, lễ cúng tam sinh trâu, dê, lợn. Có thể nói đây là một áng văn chương hay, một tài liệu giá trị về trường thi nho học vào lúc suy tàn.



HƯƠNG CUỘI


Ngoài cái biệt tài diễn tả không khí quái đản rùng rợn như ta thấy ở các truyện trên, Nguyễn Tuân cũng làm sống lại cả một nền văn minh tinh thần thanh cao,huy hoàng rực rỡ, một thế giới tao nhă đầy những phong, hoa, tuyết, nguyệt . . . như Hương Cuội ở đây.


Cụ Kép người làng Mọc có thói quen mặc áo lông cừu ra vườn để chăm sóc hoa thơm cỏ quí, chiều ba mươi gia đ́nh dọn dẹp để ăn Tết, gói bánh chưng, nấu cỗ. . . cụ Kép sai người nô bộc lấy rổ đá cuội trắng đem ra ao rửa sạch, lựa những viên tṛn để riêng ra, cụ đă cho ngâm thóc lấy mầm nấu kẹo mạch nha từ mấy hôm nay. Cụ đă hoàn toàn nhàn rỗi, chỉ thích uống rượu ngâm thơ và chơi hoa lan, chăm sóc hoa cỏ tận t́nh. Hai ông Ấm con trai cụ đang phất giấy vào những nan lồng, nồi kẹo mạch nha nấu xong phải đợi canh hai mới nguội.


Bơ già lấy cuội trải trên mặt đất những chậu hoa gần nở rồi lấy những hạt cuội tṛn bỏ vào nồi kẹo quấn kẹo bọc kín lấy đá, xong đặt trên lượt đá sỏi trên nền đất của chậu hoa. Hai ông Ấm úp lồng bàn giấy lên chậu hoa vừa lúc cúng giao thừa.


Năm nay cụ Tú Kép cùng bốn cụ bạn uống rượu với kẹo tẩm mạch nha ngày mồng một Tết, các cụ nhận xét phê b́nh về kẹo, tiệc rượu rồi bàn chuyện văn thơ.


Đây là bài tùy bút thi vị thanh tao nhất của Vang Bóng Một Thời, tác giả đă dựng lại cả một thế giới đầy hương thơm ngào ngạt của hương lan, kẹo đá, chắc hẳn Nguyễn Tuân đă chịu ảnh hưởng của thi ca đời Đường, của những thú vui tao nhă ngâm thơ, vịnh nguyệt.


Quân tự cố hương lai
Ưng tri cố hương sự
Lai nhật ỷ song tiền
Hàn mai trước hoa vị
(Vương Duy)



Bạn từ quê cũ đến, chẳng hỏi han ǵ hơn là cây hoa mai trước cửa sổ đă nở hay chưa? Nghệ thuật mà tác giả đem ḷng nuối tiếc lại toàn là những nghệ thuật cầu kỳ.


Cụ Kép thường nói với lớp người bạn cũ rằng có một vườn hoa là một việc dễ dàng, nhưng đủ thời giờ mà chăm sóc đến hoa mới là việc khó. Cụ muốn nói rằng người chơi hoa nhiều khi phải lấy cái chí thành chí t́nh ra mà đối đăi với cả đến cái đẹp không bao giờ lên tiếng nói. Như thế mới phải đạo của người tài tử. Chứ c̣n cứ gây được một khoảnh vườn, khuân hoa cỏ ở các nơi về mà trồng, phó mặc chúng ở giữa trời, đầy chúng ra mưa nắng với thờ ơ, chúng trổ bông không biết đến, chúng tàn lá cũng không hay, th́ chơi hoa làm ǵ thêm tội với Chúa Xuân.


Những nghệ thuật thưởng xuân ấy thật là xa lạ, độc đáo ít ai ngờ tới như đá kẹo, tác giả diễn tả tỉ mỉ lúc rửa cuội đến khi bỏ vào nồi kẹo, úp lồng bàn giấy lên chậu hoa đầy kẹo để ủ hương thơm lên kẹo. . . . cho đến khi các cụ nhắm rượu, thưởng xuân nhai kẹo, làm thơ. . . thật là vô cùng thi vị khiến ta như thoáng thấy một niềm nuối tiếc cho những cái hay, cái đẹp của một nền văn minh tinh thần rực rỡ nay c̣n đâu.


Một mùi hương lan bị bỏ tù trong bầu không khí lồng bàn giấy phất chật hẹp từ đêm qua đến bây giờ vội tản bay khắp vườn cây. Bốn cụ và bơ già đánh hơi mũi; những cặp mắt kém cỏi đăm đăm nh́n kỹ bầu không khí trong vắt như có ư theo rơi luồng hương thơm đang thấm nhập vào các lớp khí trời. Cơn gió nhẹ pha loăng hương thơm đặc vào không gian.


Thú chơi hoa lan, uống rượu, ngâm thơ, nhai kẹo mạch nha ướp hương lan. . mà tác giả diễn tả tỉ mỉ đượïc thể hiện như một biểu tượng của những cái hay cái đẹp đă vang bóng một thời, những cái đẹp thanh tao nay đă bị thời buổi nhố nhăng làm cho tiêu hao đi mất.


Cụ Kép là người thích uống rượu ngâm thơ và chơi hoa lan. Cụ đă tới cái tuổi được hoàn toàn nhàn rỗi để dưỡng lấy tính t́nh. V́ bây giờ trong nhà cũng đă thừa bát ăn. Xưa kia cụ cũng muốn có một mảnh vườn để sớm chiều ra đấy tự t́nh. Nhưng nghĩ rằng ḿnh chỉ là một nhà nho sống vào giữa buổi Tây Tầu nhố nhăng làm lạc mất cả quan niệm cũ, làm tiêu hao mất bao nhiêu giá trị tinh thần; nhưng nghĩ rằng ḿnh chỉ là một kẻ chọn nhầm thế kỷ với hai bàn tay không có lợi khí mới, th́ riêng cho thân thế, lo cho sự mất c̣n của ḿnh cũng chưa xong, nói chi đến chuyện chơi hoa.



CHÉN TRÀ TRONG SƯƠNG SỚM


Đây cũng là một nghệ thuật cầu kỳ, công phu mang nhiều cá tính dân tộc, những cái hay, cái đẹp mà tác giả tiếc nhớ có những nét thật độc đáo khiến ta có cảm tưởng như đó là nghệ thuật ở một nước non xa lạ.


Buổi sớm mùa đông cụ Ấm dậy sớm từ lúc c̣n tối trời để đun nước pha trà. Một ḿnh cụ thức trong căn nhà ba gian này để đun nước, Nguyễn Tuân mô tả kỹ lưỡng cảnh một ông già ngồi bên hỏa ḷ để nói lên cái thú của việc đun nước, nó cũng là một phần của thú uống trà.


Trong cảnh trời đất lờ mờ chưa đủ phân phần đêm và phần ngày, ông cụ Ấm có cả phong thái một triết nhân ngồi ŕnh bước đi của thời gian.


Đêm đông dài không cùng, nó mênh mông và tự hết rất chậm chạp.


Cụ quạt hỏa ḷ cho than tầu nổ lép bép rồi ngồi nh́n ngọn lửa cháy, nước đă sôi, cụ pha trà xong chỉ uống hai chén con là đủ, nghệ thuật pha trà ở đây cũng là một nghệ thuật cầu kỳ y như trà đạo của người Nhật: trong cuốn phim cổ điển Sayonara, ông thiếu tá Mỹ (Marlon Brando) hỏi cô bạn gái Nhật (Mikyo Taka) khi nh́n cảnh pha trà công phu tỉ mỉ.


-Sao cầu kỳ thế?


Cô bạn đáp .


-Cái thú là ở chỗ đó.


Nghệ thuật của Nguyễn Tuân cũng gặp lại trà đạo của xứ Phù Tang cùng một điểm.


Chưa bao giờ ông già này dám cẩu thả trong cái thú chơi thanh đạm. Pha cho ḿnh cũng như pha trà mời khách, cụ ấm đă để vào đấy bao nhiêu công phu. Những công phu đó đă trở nên lễ nghi, nếu trong ấm trà pha ngon, người ta chịu nhận thấy một chút mùi thơm và một tị triết lư và tâm lư.


Uống trà tầu đúng phong cách phải là đạm bạc , nhấm nháp, không phải lối uống nhanh hết chén này sang chén khác, những người uống trà sành điệu cùng uống trà với nhau một cách thanh nhă, chủ nhân phải tự tay ḿnh chế nước, cụ Ấm c̣n nhớ những ngày hầu trà cho quan Đốc, vừa uống trà vừa ngâm thơ nữa, các cụ cho rằng đó là cách vận động thần khí để tiết ra ngoài những cái nặng nề trong thân thể, đón khí lành của trời đất.


Lại thêm một cách thức cầu kỳ nữa là lấy những giọt nước đọng trên lá sen, phải đi thuyền thúng vét từng giọt trên những lá sen trong hồ mới đủ nước pha một ấm trà thơm lành, cầu kỳ chưa từng thấy.


Chén Trà Trong Sương Sớm, một cái thú uống trà cầu kỳ, vô cùng thi vị qua h́nh ảnh một cậu học sinh đi hốt nước trên lá sen, nó cũng đượm vẻ huyền bí thanh đạm qua h́nh ảnh một cụ đồ nho ngồi bên bếp lửa đun nước pha trà ngâm mấy bài thơ đón khí lành đầu tiên của trời đất.



NHỮNG CHIẾC ẤM ĐẤT


Bài này cũng nằm trong phạm vi nghệ thuật uống trà nhưng nhấn mạnh về cái ấm. Cụ Sáu sai người xuống giếng chùa xin nước về pha trà uống đă gần mười năm nay, cứ nước giếng này cụ mới chịu pha trà, cụ nói chỉ có nước giếng nhà chùa mới pha được trà ngon, nếu giếng mà cạn th́ cụ sẽ đem cho không bộ đồ ấm chén.


Ông cụ phá gần hết cơ nghiệp ông cha, coi phú quí không bằng một ấm trà tầu. Một người khách lạ kể chuyện một tên ăn mày cổ quái, hắn chỉ chọn những nhà đại phú vào xin ăn, một hôm hắn lại một nhà phú hộ khi họ đang đăi khách uống trà, hắn xin được uống trà tầu, họ cho hắn mượn khay, ấm, chén rồi phát than tầu cho hắn, người ăn mày đun nước pha trà, uống xong hai chén th́ nheo mắt lại, hắn chắp tay vái tạ chủ nhân và thưa rằng b́nh trà có lẫn mùi trấu. Người ăn mày đi khỏi đến chiều chủ nhà đánh đổ trà thấy có lẫn chừng mươi mảnh trấu, họ giật ḿnh sợ tên ăn mày là dân sành sỏi uống trà.


Cụ Sáu cho rằng tên này đă tiêu cả một sản nghiệp vào rừng trà Vũ Di Sơn nên mới sành như thế. Cụ và khách nói về các loại b́nh trà: Thế Đức gan gà, Lưu Bội, Mạnh Thần. Mấy năm sau ông khách đi xa về ghé nhà cụ Sáu, cụ đă bán nhà, cụ sa sút, chạy ăn từng bữa, thỉnh thoảng xin được một ít trà bèn gói lại, đợi lúc vắng pha uống. Cụ Sáu bán toàn thân cái ấm trước với giá rẻ, một thời gian sau mới bán nắp ấm được giá hơn.


Ở đây Nguyễn Tuân ca ngợi những người tài tử say mê nghệ thuật uống trà có vẻ hơi quá đáng, người th́ say mê đến độ tiêu tan cả sản nghiệp phải đi ăn mày nhưng trong ḷng vẫn c̣n say mê nghệ thuật, vẫn gơ cửa nhà giầu để xin thưởng thức chút hương vị trà, người khác mê “nhẩm sà” đến khánh tận cả gia tài, phá hết cơ nghiệp ông cha để lại để rồi phải đem bán những cái ấm đất cũ chạy ăn từng bữa.


Signature:
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to hoatigon208410 For This Useful Post:
phale (03-12-11)