Xem bài viết riêng lẻ
  #1  
Cũ 25-11-11, 02:28 PM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định Dạy và học thơ Đường nên chú trọng mạch cảm hứng - cảm xúc

Dạy và học thơ Đường
nên chú trọng
mạch cảm hứng - cảm xúc

Thơ Đường luật từ chỗ là thể thơ vay mượn của Trung Quốc, đă được cha ông ta Việt hóa để thể hiện tâm hồn và bản sắc dân tộc. Trong chương tŕnh phổ thông, thơ Đường giữ vị trí quan trọng trong phần văn học nước ngoài. Đă có nhiều phương pháp tiếp cận, phân tích, b́nh giảng về thể thơ này, chúng tôi thử t́m một hướng tiếp cận Đường thi từ góc độ mạch cảm hứng - cảm xúc.

Thơ Đường sống đúng nghĩa với hai chữ “trữ t́nh”. Đọc thơ Đường, t́nh cảm, cảm xúc trở thành mạch nối vô h́nh - “mạch kị lộ” - liên hệ, hàn kết các h́nh ảnh, ư tưởng, t́nh ư, nhạc điệu… trong bài thơ để rồi “tạo nên sự vận động của ư thơ trên con đường tạo nên cấu tứ”.

Xúc cảm trong thơ Đường khởi nguyên từ sự đồng cảm giữa con người với vũ trụ, để từ đó thể hiện sự phối ngẫu giữa T́nh - Sự - Cảnh. “Thơ là tơ ḷng” theo qui luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Cảm hứng Đường thi ví như một ḍng mạch tuôn lặng lẽ mà cái nh́n hời hợt bên ngoài khó phát hiện. Người xưa đă lấy yếu tố này làm tiêu chuẩn cho thơ: “Thơ lấy ngậm không nhả, nhả không lộ làm chủ” (Thẩm Đức Tiềm). Khi đọc thơ Đường, “một ngọn gió vô t́nh cũng mang bao thương nhớ” khiến cho cô gái cô đơn cũng chạnh ḷng dậy lên “bao cảm xúc đầy nữ tính”(“Xuân tứ” - Lư Bạch). Nh́n chiếc lá vàng rơi mà ḷng xao xuyến cảm thu về - “Ngô đồng nhất diệp lạc/ Thiên hạ cộng tri thu”. Chữ “thu” đặt trên chữ “tâm” thành ra chữ “sầu”. Hứa Hồn sầu trong “Tảo thu”. Đỗ Mục sầu “Thu tịch”. Lư Bạch - “Thu tứ” mà sầu. C̣n Đỗ Phủ - “Thu hứng” tỏ sầu.

Mạch cảm xúc phổ biến trong thơ Đường bao giờ cũng khai mở từ vật qua tâm để biểu chí. Từ cụ thể đến khái quát, cảnh v́ t́nh tương sinh, đến chí là kết bài. Từ nhan đề, mạch cảm hứng chạy liền hơi xuống câu cuối theo nguyên tắc “nhất khí” (một hơi). Nhưng không dừng lại ở câu cuối (để kết ư) mà tạo ra trường liên tưởng sâu rộng cho ư thơ bằng việc quay lại về đề (mở ư - ư để ngỏ...).

Chính cái t́nh làm đất sống cho mọi ư thơ. “Hoàng Hạc lâu”(Thôi Hiệu), “một luật thi đệ nhất”(Nghiêm Vũ) là một dẫn chứng. Bài thơ khai tự từ đề - “Hoàng hạc lâu”- nơi bắt đầu của nguồn mạch cảm xúc. Mạch thơ chạy dọc một hơi từ trên xuống qua các câu, kết nối các sự kiện từ cái c̣n - cái mất, cái hữu - cái vô, quá khứ - hiện tại, lữ khách viễn xứ - quê hương... trộn lẫn vào nhau đọng lại ở chữ “sầu” cuối bài. Chữ “sầu” ấy ví là mặt hồ hiển hiện, là biển cả bao la, nơi kết đọng của tám ḍng thơ - “tám nhánh sông sầu”. Cấu trúc một bài Đường thi là khép kín - “ngôn hữu tận” - nhưng nó luôn quan hệ, hô ứng với bên ngoài tạo nên “ư vô cùng”. “Ư vô cùng” có được là nhờ nơi “ngôn tận”. Với “Hoàng Hạc lâu”, ngôn tận chính tại chữ “sầu". Mạch sầu ấy đă ngân vang bao điều từ hai chủ đề triết lư và nhân sinh.

Bắt đúng mạch cảm xúc, sẽ dễ dàng hơn cho người dạy, người học trong việc khai phá các tầng nghĩa, các phương diện nội dung tư tưởng và làm rơ giá trị của lớp vỏ h́nh thức - lĩnh vực “luôn bí ẩn với phần đông” (Goethe). Theo quan điểm của Ingarden, tiếp nhận văn học là một quá tŕnh cụ thể hóa một tác phẩm như nó vốn có, tức là căn cứ vào cấu tạo âm thanh ngôn ngữ như tiếng vang của từ, nghĩa của từ hay ư của đơn vị ngôn ngữ như câu... đồng thời kết hợp với việc giải mă các ẩn ngữ, các biện pháp tu từ. Bàn về cách làm thơ, trong “Thi luật”, Vương Xương Linh viết: “Nếu thi tứ không đến th́ phải buông thả t́nh cảm để h́nh ảnh tinh thần nảy sinh, tức là có hứng, sau đó soi vào nó th́ tứ sẽ đến, đến tức là làm văn, nếu h́nh ảnh tinh thần không đến th́ không được làm”. V́ vậy, cảm hứng là cội rễ của thơ, cảm xúc là nhựa sống lưu chuyển trong nội thể nàng thơ.

Việc học văn, cảm thơ của học sinh phổ thông ngày nay chủ yếu là nắm ư, phân tích ư mà xem nhẹ yếu tố cảm xúc. Giáo viên vạch ư, học sinh nhớ ư để trả bài. Thông qua các bài viết đă có của các học giả, của thầy cô, hoặc những người đi trước... học sinh phần lớn lắp ghép ư tứ, “chế biến” bài của người thành của ḿnh... Việc đó nguyên nhân có thể c̣n phải kể đến những câu hỏi t́m hiểu bài trong sách giáo khoa, và những câu hỏi gợi ư, yêu cầu trong sách giáo viên. Cho nên, cũng không thể cứ trách giáo viên và học sinh khi có nhiều câu hỏi chỉ tập trung vào việc yêu cầu học sinh t́m ư của câu, đoạn, bài thơ.

Đặc trưng của thơ cổ phương Đông là trọng về gợi, “tả cảnh ngụ t́nh”. Điều đó xuất phát từ tư duy “cầu tính tổng hợp” “thâm mặc huyền ảo” nghiêng về cảm xúc, cảm giác của người phương Đông. Thưởng thức thơ Đường, để đến được với “hồn thơ”, người đọc phải mở rộng hồn ḿnh phối ḥa với tất cả các giác quan, phải trải ḷng ra cho mạch thơ tuôn chảy, cho chất thơ lan tỏa. Tiếp cận thơ Đường từ góc độ mạch cảm xúc sẽ có hai cái lợi. Thứ nhất nó giúp cho người dạy khai thác đủ ư, ư thơ đi liền mạch và làm cho giờ dạy đậm chất văn hơn. Cái lợi thứ hai là tạo cho người học sự hứng thú khi học thơ Đường. Học sinh không những nắm bắt được ư thơ cũng như các phương diện h́nh thức để phục vụ cho việc học tập mà thông qua đó cảm được tiếng nói của thi nhân, tiếng nói của cảm xúc, của con tim, của những tấm ḷng tha thiết yêu đời yêu người.

Phân tích h́nh thức chỉ là bước đầu tiên để đi vào phân tích nội dung - nghệ thuật thơ Đường. Cái “vỏ” h́nh thức một bài thơ Đường (thể loại, kết cấu, ngôn từ, đặc trưng thẩm mỹ hài ḥa thi - nhạc - họa ư vị gợi cảm...) không bị xé lẻ, chỉ đảm bảo được tính liền mạch - “nhất khí” - khi nó dung chứa cái hồn bên trong (mạch cảm hứng - cảm xúc). Có thế, bài thơ mới là một sinh mệnh sống. Và điều này phù hợp với việc dạy học theo phương pháp gợi mở hiện nay...

DẠ NGUYỆT

Lần sửa cuối bởi Hansy; 25-11-11 lúc 02:34 PM
Trả lời với trích dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
CM4Q (26-11-11), hoatigon208410 (25-11-11), kehotro (25-11-11), Nắng Xuân (28-11-11), Nhím con (25-11-11), pumanew (25-11-11)