Chủ đề: 282 câu đối
Xem bài viết riêng lẻ
  #26  
Cũ 26-09-10, 01:09 PM
Avatar của tranquang
tranquang tranquang đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Aug 2010
Đến từ: Tràng An
Bài gửi: 148
Thanks: 64
Thanked 339 Times in 138 Posts
Gửi tin nhắn qua Yahoo! tới tranquang Gửi tin nhắn qua Skype™ tới tranquang
Exclamation Chuyện trong phủ Tể tướng (câu 10&11)

Sau khi đến Yên Kinh, đoàn sứ bộ An Nam đến nghỉ ở dịch quán chờ ngày vào diện kiến vua Nguyên.

Mấy ngày sau, tể tướng nhà Nguyên (là người Hán) mời mạc Đĩnh Chi (MDC) tới phủ của ḿnh dự dạ tiệc. Tiền sảnh của phủ này có treo một bức trướng thêu chim sẻ đậu cành trúc rất khéo, trông như thật. MDC thấy đẹp quá, lại gần xem. Càng gần nh́n con chim với cành trúc càng giống, ngạc nhiên quá, ông đưa tay sờ vào bức trướng xem. Quan khách ở đó cười rộ:

- Nước Nam không có cái ǵ tuyệt mỹ thế này hả Trạng Nguyên?

Đang tiện giơ tay, ông không rụt lại mà tóm luôn bức trướng kéo toạc rách tan luôn từng mảnh. Chủ nhà giận tái mặt nhưng vẫn mềm mỏng:

- Sao quan trạng lại như vậy? Nếu có chuyện ǵ th́ cứ chỉ giáo tại hạ, hành xử như vậy e rằng...

MDC ung dung:

- Kẻ quê mùa này từ bé đă được thấy trúc mang cái tiết tháo như kẻ quân tử, cùng mai tùng mà nên "Tuế hàn tam hữu", đứng cùng đại thạch như quân tử sánh cùng hiền nhân... Vậy mà ngài lại cho kẻ hầu hạ (chim sẻ trong tiếng Hán là "đồng tước", đọc lên nó cũng có nghĩa là kẻ tiểu lại, đầy tớ...) cưỡi lên trên như trong bức trướng này. Bỉ nhân thấy vậy mới xé đi cho phủ của đại nhân bớt đi một cái xấu mà thôi.

Tể tướng tức nổ ruột nhưng vẫn nghiến răng cười x̣a giơ tay mời khách nhập tiệc.

Tàn tiệc, chủ nhân bầy tiệc trà dưới ánh trăng, kẻ xướng, người họa vô cùng tâm đắc. Đêm càng khuya, thi hứng như càng đầy. Nhưng nghĩ đến bức trướng, chủ nhà vẫn ấm ức. Để trả đũa, ông ta cầm lên một cái chén, nói bâng quơ:

- Cây kỷ là gỗ, cái chén không phải là gỗ, tại sao lại lấy gỗ làm chén? (chữ "kỷ" theo cách viết có nhiều nghĩa, có thể là một loại cây và cũng có thể là một tửu khí từ đời nhà Tần cho quan lại cấp thấp, vua Tần th́ dùng cái "chung" bằng vàng hoặc đồng).

Rất tỉnh táo, Mạc Đĩnh Chi thấy câu này hơi vớ ẩn, lư sự lằng nhằng nhưng nó là một thách thức với kẻ được tiếng là giỏi đối đáp. Ông cười:

- Thưa thừa tướng đại nhân, hăy giải thích: Phật không phải là người, thầy tăng là người, vậy cái ǵ đă khiến cho thầy tăng thờ Phật?
(tiếc là TQ không có bản chữ Hán của đoạn thoại giá trị này, bạn nào có cho TQ biết th́ thực là may mắn)

Ông kia cười to xí xóa rồi cả chủ khách dắt tay nhau lên thềm vào nhà. Bước được hai bậc, chủ nhà đột nhiên đọc:

- An khử nữ dĩ thỉ vi gia.

Đây là một câu rất súc tích, nhất là nó được một chính khách nói ra. Chữ "an" (có thể hiểu là An Nam) bỏ chữ nữ ở dưới (chữ "nữ" thường được tượng trưng cho kinh tế, b́nh an) thêm chữ "thỉ" (động vật) là thành một gia đ́nh lớn (gia).

Trạng nguyên nước ta chỉ chậm bước lại trong một giây, rồi ông cười lớn, dắt vị Tể tướng kia bước tiếp:

- Tù xuất nhân, nhập vương thành quốc.

Một đối đối đầy hào khí. Một kẻ tù đầy, khi được tự do, có quyền hành bờ cơi là có thể thành một quốc gia chủ quyền (như kẻ khác).

Tôi cũng không hiểu những kịch bản phim lịch sử ngày nay không xem những chuyện chân thực này trong sử sách, để đến nỗi người ta kêu ca đến vậy.
Signature: Roẹt...

Lần sửa cuối bởi tranquang; 27-09-10 lúc 11:44 AM
Trả lời với trích dẫn