PHẦN VI
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Ngoại tà là gốc ở ngoài
Gốc trong cơ thể gọi là nội nhân
Còn do bất nội ngoại nhân
Là nguyên nhân khác để sau sẽ bàn.
I. Ngoại tà:
Nguyên nhân gây bệnh bên ngoài
Là do lục khí bất thường mà ra.
Hoả, thử, táo - thấp, hàn, phong
Vốn là chính khí địa - thiên qua người
Thường thì vận hoá âm dương
Giúp cho sự sống trong ta thăng bằng
Một khi thiếu, hoặc là thừa
Tức thì gây bệnh gọi chung ngoại tà
Ngoại tà khi mới vào thân
Gọi là cảm mạo “tức giai đoạn đầu”
Vệ khí, chính khí còn nhiều
Chính tà kháng cự nhiệt thời sinh ra
Muốn trị bệnh, phải phân minh
Chia ra khó, dễ, để riêng ta bàn:
Đối với hoả, thử , táo tà
Đánh nhanh rút gọn, bệnh này chẳng lo
Chỉ xem chừng thấp, hàn, phong
Có tính ẩn phục, lẩn vào kinh nhanh
Lẩn vào gây tắc đường kinh
“Bất thông tắc thống” – bệnh lưu trường kì.
1. Hoả tà:
Hoả tà có tính bốc lên
Miệng khô, mặt đỏ, sốt cao, nói xàm
Loét lưỡi là hoả ở tâm
Vị hoả sưng lợi, can đau mắt liền
Hoả tà bức huyết vong hành
Tổn thương mạch lạc, phát ban trên người
Âm hư nội hoả sinh ra
Có mồ hội trộm, trong xương nhức nhiều
Đôi gò má đỏ làm sao
Triều nhiệt, phiền uất, ho khan, lưỡi hồng
2. Thử tà:
Thử là chủ khí mùa hè
Có tính “thăng tán” chia ba dạng này
Đau đầu, sốt chẳng mồ hôi
Khát nước, mệt mỏi, gọi là dạng Thương
Trúng thử là dạng nặng hơn
Chân tay lạnh toát, mồ hôi ra nhiều
Chóng mặt, khó thở, hôn mê
Gọi là say nắng, dân gian quen rồi.
Thử thấp xung đột âm - dương-
Kiết lị, ỉa chảy, bệnh hay nhiễm trùng
Sửa/Xóa nội dung