Xem bài viết riêng lẻ
  #7  
Cũ 30-07-10, 05:52 AM
trainhaqueso1 trainhaqueso1 đang ẩn
CM Thập Thất Trai
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 114
Thanks: 32
Thanked 200 Times in 98 Posts
Mặc định

--------------------------------------------------------------------------------

Chương Mười Ba:

Cảnh sát có thể bắt nhầm bạn, pháp luật có thể xử oan bạn, nhưng nếu muốn đi đôi co những điều đó chắc chắn không dễ dàng ǵ.

Bắt nhầm bạn, có thể là do nghi ngờ bạn, chụp lên đầu bạn cái mũ kẻ t́nh nghi, có tội hay không có tội thực ra chỉ khác nhau bởi một câu trong văn bản pháp luật thôi, trên thực tế, không bắt oan không bỏ sót có khi chỉ đếm trên đầu ngón tay. C̣n xử oan bạn ư, có thể có hàng vạn lư do như đổ lỗi rằng pháp luật không kiện toàn, chứ không ai bảo nếu bạn bị oan, nhà nước phải có trách nhiệm đứng ra bồi thường, có mấy người được xin lỗi công khai sau án oan?

Tôi biết, muốn cứu anh, tôi phải dốc sức ra giúp, tôi phải có căn cứ để chứng minh anh vô tội, anh là người tốt, lúc đó anh muốn giúp người bị hại.

Cho dù người phụ nữ kia ăn nói hồ đồ, bà ta chắc chắn không bao giờ thú nhận ḿnh đă lầm, được người ta giúp lại quay lại giở tṛ cắn một miếng. Cho dù cảnh sát không có chứng cứ để chứng minh anh ta đi cướp, nhưng họ có thể lấy lư do khi họ xuất hiện, anh chồng là người liên quan trong sự việc, để không bao giờ tha ngay cho anh.

Tôi biết, nếu có lôi hai tên cướp ra làm chứng để trả lại sự trong sạch cho anh, khả năng đó cực kỳ ít ỏi, tôi chỉ c̣n biết cố gắng nghĩ xem liệu có chứng cứ ǵ giúp anh. Tôi quay lại hiện trường t́m người làm chứng, may quá t́m được hai người. Một ông lăo và một người đàn bà bán hoa quả, họ nói đúng là họ thấy anh thanh niên chạy tới giúp người đàn bà chống cướp giật. Nhưng khi tôi đề nghị họ tới đồn công an làm chứng trước mặt công an, họ cự tuyệt quyết liệt. Họ bảo chẳng thích dây dưa phiền hà.

Tôi phải nghĩ ra một kế, cũng không phải là mưu mẹo ǵ, chỉ là bất đắc dĩ.

Tôi nói tôi là nhà báo, tôi đang viết b́nh luận cho tờ Quảng Châu buổi chiều, rằng đề tài là người tốt bị vu vạ, người ngoài đứng làm ngơ. Tôi nói tôi sẽ đưa lên nội dung b́nh luận rằng, trong khi người tốt giúp kẻ khác mà bị vạ, những người c̣n lại đă không giúp một mảy may. Và tôi sẽ đưa hai người vào, để con cái các vị biết bố mẹ chúng đă sống và cư xử ra sao. Thật may hai người phù hợp với đề tài tôi định viết.

Hai nhân chứng tỏ ra lưỡng lự, tôi lại bảo, nếu hai người ra làm chứng, th́ trong bài báo của tôi, hai vị sẽ được đưa tên lên như những người v́ nghĩa mà không ngại khó khăn, v́ cái tốt đẹp trong xă hội này vẫn c̣n tồn tại.

Họ cân nhắc, bàn với nhau, rồi theo tôi đi.

Tôi t́m tiếp đến công ty của anh chồng, cho dù người phụ trách rất không vui vẻ ǵ phải ra đồn công an làm chứng rằng, đúng là hôm đó ông ta cử anh này đi gặp khách hàng, nhưng trước mặt tôi, để giữ thể diện với anh bạn tôi, cuối cùng họ cũng đi. Cho dù anh bạn tôi giờ cũng có thể không c̣n là bạn tôi nữa.

Cuối cùng, tôi cũng lôi được anh chồng ra khỏi nơi tạm giữ.

Lúc rời đồn, công an chẳng một lời xin lỗi. Người đàn bà kia cũng chả một lời cảm ơn. Nhưng tôi thấy, anh chồng không so đo ǵ cả, anh vừa ḷng bởi đă được chứng minh ḿnh là người tốt, ḿnh vô tội.

Tôi mất một anh bạn tốt, nhưng tôi được một kinh nghiệm, trả lại danh dự cho người có danh dự, và cũng đă giúp đôi vợ chồng hiểu ra một kết quả của việc làm người tốt. Nhưng tôi tin họ không v́ thế mà đánh mất đi sự thiện lương của họ.

Cho dù sau này thế nào, dù anh ta liệu c̣n rút ra bài học hay không, chúng ta cũng không có quyền đi trách cứ anh ấy, cũng không có quyền bắt một người tốt từng chịu oan phải tiếp tục đi hứng chịu phong ba đầu ngọn gió. Bởi người cầm dao đi làm anh ta bị thương, có phải chính là chúng ta không, những người chúng ta, những người b́nh thường đang sống trong xă hội này.

Trời lất phất mưa bụi, hơi âm u, người qua lại vội vă, mang theo những khuôn mặt vô cảm đi lại trong thành phố này, không ai biết đă từng xảy ra chuyện ǵ, thậm chí cả những người từng tận mắt chứng kiến sự việc có thể cũng đă quên.

Thế giới đă bỏ quên, nhưng tôi c̣n nhớ, từ ngày hôm đó, tôi luôn nhớ.

Chương Mười Bốn:

Sau sự việc đó, đôi vợ chồng sống trong kho chứa đồ có vẻ tự ti hẳn đi, họ luôn có vẻ hàm ơn với tôi, rồi sau đó lại mang tâm trạng yếm thế yếu đuối. Dường như thể tất là cả là lỗi ở họ, như thể họ đă mang cho tôi, cho mọi người vô số phiền nhiễu. Có thể, những người thật sự lương thiện sẽ có tâm trạng ấy, không ngừng đổ lỗi cho bản thân, sao lại để sự việc xảy ra như thế, mà họ sẽ chẳng bao giờ đi trách móc người khác, không trút lỗi lầm lên người khác.

Tôi thử t́m cách kiếm công việc tốt hơn cho anh chồng, nhưng đôi vợ chồng lại tỏ vẻ khép nép nói: Thôi phiền chị quá, chúng tôi đă tự kiếm được việc rồi, chúng tôi đang có việc làm rồi. Thực ra tôi hiểu v́ lần trước đă kéo theo quá nhiều rắc rối làm phiền tôi, giờ họ không dám và cố gắng để cự tuyệt ḷng tốt của tôi.

Người con trai đi sớm về muộn, có vẻ như đúng là đi làm thật. Thấy họ nỗ lực và cần mẫn mỗi ngày, tôi thấy ḷng man mác buồn, nhưng cũng không biết giúp họ thế nào. Lần đầu tiên tôi nhận ra: Nỗi phiền muộn vô cớ cũng có thể dày ṿ ta đến thế.

Tết đến, tôi gặp họ trên hành lang, hai vợ chồng vui vẻ chào tôi, thông báo họ sẽ đi ăn mừng một bữa thịnh soạn. Thấy họ vui vẻ cười nói đi ra ngoài, tôi cũng mừng lây, biết đâu trong lúc tôi buồn bă thay họ, th́ họ đă t́m được niềm vui và hạnh phúc thuộc về chính họ chăng.

Ngày hôm sau, tôi vừa thấy họ đă chất vấn, hôm qua đi ăn ở đâu vậy? Họ chẳng ngại ngần ǵ mà c̣n cười bí mật và ngây thơ. Người vợ ghé vào tai tôi nói khẽ: Chị ơi, chị biết không, có tiệm ăn mà một đồng ăn thoả sức đấy! Tôi kinh ngạc, mở to mắt nh́n họ.

Những ai từng sống ở Quảng Châu đều biết, có rất nhiều tiệm ăn nhanh, ăn tự chọn, thích dán lên cửa tiệm ḍng chữ một đồng ăn no th́ thôi, nhưng ai đă vào rồi đều biết, đó chỉ là quảng cáo thôi, chứ vào đó ăn không bao giờ một đồng một bữa. Nói thật, hễ vào là họ tính một người, ăn xong, tính kiểu ǵ cũng ít nhất 20 đồng. Nữa là hai vợ chồng họ hai người chỉ ăn một đồng?

Tôi nghi ngờ nh́n họ, họ có vẻ hơi ngượng, anh chồng đành bảo: Thật đấy chị ạ, bọn em không nói dối chị, tối qua bọn em đi ăn rồi, hai người chúng em chỉ tốn hết có 5 đồng thôi! Tôi cười bảo, làm ǵ có chuyện, chỉ cơm không thôi hai người hai bát đă bốn đồng, th́ năm đồng ăn được cái ǵ?

Cô vợ cười h́ h́: Chúng em vào quán, xem thực đơn, phát hiện ra có một món chỉ có một đồng thôi, đó là lạc rang, một đĩa bé xíu. Vừa nói cô vừa lấy tay vẽ mô tả cái đĩa nhỏ, mà thực ra chả cần cô miêu tả tôi cũng h́nh dung được cái đĩa nhỏ, hẳn trong ḷng đĩa không có quá mười hạt lạc. Bởi cái đĩa lạc ấy chỉ dùng để cho phù hợp với câu quảng cáo “một đồng ăn đến no” ngoài cửa mà thôi. Chứ thực tế nếu có người thật sự gọi món đó, th́ hẳn cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Cô vợ mặt mày vẫn rạng rỡ kể: Nước canh nóng họ cho miễn phí nhé, bọn em lấy đầy một bát to! C̣n cơm th́ cứ tính đổ đầu mỗi người hai đồng, thế là bọn em gọi một đĩa lạc rồi mỗi người ăn hết bốn bát cơm lèn chặt, chan hết tất cả canh, ăn no nê xong, chỉ hết có năm đồng.

Nói xong họ nh́n nhau cười, thế mà tôi lại thấy ngượng. Tôi không biết họ dũng cảm nhường nào, khi đi vào một quán ăn đàng hoàng, lại chỉ gọi một đĩa lạc bé xíu, rồi ăn hết bốn bát cơm đầy? Tôi cũng không biết khi họ húp hết bát nước canh miễn phí, rồi mỗi hạt lạc xơi hết cả bát cơm đầy họ măn nguyện thế nào, vui mừng thế nào.

Tôi nghĩ, chắc lúc đó, rất nhiều người dùng ánh mắt không thiện cảm nh́n họ, thậm chí sẽ có người th́ thào chỉ trỏ cười họ quê mùa, có thể thậm chí họ c̣n nghe được người ta dè bỉu xúc phạm họ, cũng bắt gặp những ánh mắt khinh bỉ nh́n họ, những họ vẫn tiếp tục ngồi đó, ăn hết bữa cơm của họ, c̣n vui vẻ phấn khởi ăn hết bữa của họ, rồi lấy ra năm đồng trả cho chủ quán.

Tôi không nghĩ làm thế là đáng xấu hổ, cũng không nghĩ là không nên dè xẻn như thế, bỏ năm đồng ra th́ cũng được là khách hàng rồi, tiêu năm đồng cũng không thấp hèn hơn khách tiêu năm mươi đồng. Nhưng, cho dù thế nào, chúng ta vẫn luôn nh́n vào việc tiêu tiền, như thể tiêu nhiều tiền sẽ được phục vụ chu đáo hơn tiêu ít tiền, như thể hễ có nhiều tiền th́ tất nhiên ta sẽ được người khác tôn trọng.

Tôi thừa nhận, nếu là tôi, trong túi chỉ có năm đồng, tất sẽ không bao giờ dám vác mặt tới những tiệm ăn lớn, tôi không có đủ dũng cảm để gọi một đĩa lạc một đồng, cho dù thực tế sức tôi chỉ ăn hết một bát cơm nhỏ và một đĩa lạc con con, nhưng tôi sẽ vẫn gọi những món đắt tiền hơn cho dù có khi tôi lại không đụng qua đũa. Cho dù trong ḷng tôi biết như thế là lăng phí, nhưng có bao nhiêu người lại không chọn cách tiêu lăng phí tiền để mua lấy được thể diện cho ḿnh?

Trong xă hội này, người có tiền ăn nói vẫn hiên ngang hơn hẳn, người giàu vẫn được người ta tôn trọng hơn hẳn người nghèo, những người thượng lưu ở trên ta đều là những kẻ lắm của, những người dưới đáy xă hội đều khốn cùng túng quẫn. Như thế trong một xă hội tiêu thụ hàng hoá, kinh tế quyết định chúng ta, tiền quan trọng biết bao, tiền biến thành tự trọng, tiền là tên gọi của danh dự. Mỗi ngày chúng ta sống là một ngày ta kiếm tiền để mua thể diện. Vào lúc ta bỏ nhiều tiền ra để mua cái gọi là thể diện ấy, chúng ta có bao giờ nghĩ đến những người đang vật lộn giữa ranh giới đói no?

Lương không cao bằng người khác th́ cảm thấy xấu hổ, chưa có nổi một căn nhà th́ thấy xấu hổ, đi làm mấy năm vẫn chưa lên chức sẽ thấy xấu hổ, thấy vợ người khác đẹp hơn vợ ḿnh sẽ tiu nghỉu, thậm chí chỉ v́ quần áo người ta là hàng hiệu, hơn ḿnh, mà cũng thấy mất mặt. Chúng ta đang sống trong một thế giới hănh tiến chuộng bề ngoài, c̣n ḷng tự tôn bé nhỏ th́ bị che giấu ở bên trong con người ta yếu đuối. Ngoái nh́n những năm tháng đă qua, mới nhận thấy th́ ra ta sống không hề vui, bởi tiền kiếm được th́ ít, không mua nổi những thứ thể diện mà ḿnh muốn, hay là bởi những thứ thể diện đă mua bằng tiền, đă che đậy mất ḷng tự trọng đầy nhân tính của chính ta?

Tiền, sinh tồn, thể diện, tự tôn; trên cán cân đời người, bên nào nặng bên nào nhẹ?
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to trainhaqueso1 For This Useful Post:
Oasis (30-07-10)