Xem bài viết riêng lẻ
  #3  
Cũ 13-07-10, 06:30 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.797
Thanks: 45.828
Thanked 83.810 Times in 21.712 Posts
Mặc định

Khi lọt vào tay Mă Giám Sinh th́ Kiều bị ép buộc phải đàn một bản và đề thơ vịnh quạt để thử tài th́ chúng ta chỉ thấy câu thơ: “Ép cung cầm nguyệt thử bài họa thơ” mà không biết Kiều đàn bản ǵ.

Đến khi vào lầu xanh, Tú Bà sau khi biết tài Thúy Kiều th́ bắt buộc Kiều khi tiếp khách phải đàn và đánh cờ trong câu: “Cung cầm trong nguyệt, nét cờ dưới hoa”. Biết Thúy Kiều có đàn nhưng đàn bản ǵ chúng ta cũng không rơ.

Khi gặp Thúc Sinh, lúc đầu c̣n ngại ngùng nhưng lâu ngày th́:

“Khi hương sớm, khi trà trưa
Bàn vây điểm nước, đường tơ họa đàn”


Có đàn, có đánh cờ nhưng chúng ta cũng không biết đàn bản ǵ.

Lúc Hoạn Thơ bắt được Kiều về nhà, đày đoạ Kiều như một nô tỳ. Một hôm muốn biết tài Thúy Kiều nên “Trúc tơ hỏi đến nghề chơi mọi ngày”. Thúy Kiều “Lĩnh lời nàng mới lựa dây, nỉ non thảnh thót dễ say ḷng người”. Sau buổi đó, Hoạn Thơ đối với Kiều có phần nhẹ nhàng hơn nhưng chúng ta cũng không biết Thúy Kiều đàn bản ǵ.

Khi Thúc Sinh về nhà, Hoạn Thơ bắt Kiều phải hầu tiệc rót rượu như một hoa nô và bảo Kiều đàn cho Thúc Sinh nghe. Có lẽ Thuư Kiều đàn một bản buồn lắm mặc dầu không nói tên ra nhưng cụ Nguyễn Du đă viết:

“Bốn dây như khóc như than
Khiến người trên tiệc cũng tan nát ḷng”


Thúc Sinh nghe lă chă ḍng châu, Kiều lại một phen bị Hoạn Thơ mắng: “Cuộc vui gẩy khúc đoạn trường ấy chi”. Và cũng như những lần khác, chúng ta không biết Thúy Kiều đàn bản ǵ.

Trong đoạn sau, khi Kiều bị Hồ Tôn Hiến gạt và bắt buộc đàn cho Hồ Tôn Hiến nghe.

“Bắt nàng thị yến dưới màn
Dở say lại ép cung đàn nhặt tâu”...
“Một cơn gió thảm mưa sầu
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay”


Tiếng đàn đă làm cho Hồ Tôn Hiến phải rơi lụy và hỏi nàng đă đàn bản ǵ.

“Thưa rằng bạc mệnh khúc này
Phổ vào âm ấy những ngày c̣n thơ”
“Cung cầm lựa những ngày xưa
Mà gương bạc mệnh bây giờ là đây”


Đây là lần đầu tiên nghe Thúy Kiều đàn bản “Bạc mệnh” mà từ trước tới giờ không bao giờ nghe nhắc đến.

Đến khi tái ngộ với Kim Trọng, Kiều một hôm đă đàn lại cho Kim Trọng nghe (từ câu 3197 - 3206)

“Khúc đâu đầm ấm dương ḥa
Ấy là hồ điệp hay là Trang sinh”
Khúc đâu êm ái xuân t́nh
Ấy hồn Thục đế hay ḿnh đỗ quyên ?”
Trong sao, châu nhỏ duềnh quyên
Ấm sao hạt ngọc Lam - điền mới đông”


“Hồ điệp” là con bướm, “Trang sinh” tức là một người con trai tên Trang Chu người ở huyện Mông, nước Lương thời chiến quốc. Trong sách Trang tử có đoạn nói rằng: Trang Chu một hôm nằm chiêm bao thấy ḿnh hóa ra một con bướm. Trong ḷng rất vui thích quên hẳn ḿnh là Trang Chu nhưng khi thức giấc th́ Trang Chu vẫn là Trang Chu. Trong sách đă có nêu câu hỏi không biết Trang Chu nằm chiêm bao thấy ḿnh thành con bướm hay con bướm thấy chiêm bao biến thành Trang Chu?

Trong cổ nhạc Trung Quốc, chúng tôi chưa gặp bài nào tên “Hồ Điệp”. Trong cổ nhạc Việt Nam, theo truyền thống Huế, th́ “Hồ điệp” là một bản rất gần với “cổ bản” theo hơi khách. Nét nhạc vui tươi. Có thể lúc gặp Kim Trọng, tiếng đàn của Kiều không năo nùng như khi xưa mà có nét vui tươi của lần tái ngộ và chúng ta cũng không biết rơ đó là bản ǵ.

“Xuân t́nh” đây là t́nh trong mùa xuân. Trong cổ nhạc Việt Nam miền Trung, có bản “xuân t́nh điểu ngữ” là tiếng chim rộn ră trong mùa xuân. Trong âm nhạc tài tử miền Nam, có bài “xuân t́nh chấn” là một trong sáu bản Bắc lớn. Chúng tôi không nghĩ rằng Thúy Kiều đă đàn một trong hai bản đó v́ không phải là bản đặc biệt cho đàn Tỳ Bà.

“Thục đế” là vua nước Thục, “Đỗ quyên” là chim quốc cũng gọi là “Tử qui”. Trong sách Hoàn vũ kư có đoạn nhắc vua nước Thục tên là Đỗ Vũ. Khi nhường ngôi vua cho người khác, lên núi Tây Sơn ở ẩn, chết hóa thành con chim Đỗ quyên. Tiếng kêu ai oán. Do đó, chúng tôi hơi ngạc nhiên là cụ Nguyễn Du nói rằng tiếng nhạc êm ái xuân t́nh. Có thể cụ Nguyễn Du muốn nói Thuư Kiều v́ muốn “nể ḷng người cũ” nên đàn một bản “êm ái xuân t́nh” nhưng ḷng vẫn sầu bi cho kiếp phận như tiếng kêu ai oán của chim đỗ quyên. Nhưng rồi chúng ta cũng không biết Thuư Kiều đă đàn bản ǵ.

“Duyềnh” là vùng biển có trăng soi. “Lam-điền” tên núi ở Thiểm Tây bên Trung Quốc là nơi sanh ra nhiều ngọc quí.

Cả sáu câu này, không nói rơ ra bản ǵ nhưng ư thơ là lấy trong bài thơ mang tên là “Cầm Sắt” của Lư Thương Ẩn đời Đường:

“Trang sinh hiểu mộng mơ hồ điệp
Thục đế xuân tâm, thác Đỗ quyên
Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ
Lam-điền nhựt noăn ngọc sinh yên”


Có nghĩa là:

Trang sinh trong giấc mộng buổi sáng, mơ màng tưởng ḿnh hóa ra con bướm.

Vua Thục chết đi kư thác cho chim Đỗ quyên t́nh yêu mùa xuân.

Trên biển rộng, ánh trăng soi hạt ngọc sáng như có giọt nước mắt.

Tại Lam-điền dưới ánh mặt trời nóng ấm hạt ngọc lên hơi.

Lại một lần nữa chúng ta thấy rằng từ tên bản đàn đến lời thơ của Lư Thương Ẩn đều có liên quan đến đàn Cầm và đàn Sắt chứ không phải đàn T́ Bà nhưng cụ Nguyễn Du dựa trên những ư đẹp đó mà diễn tả tiếng đàn của Thuư Kiều.

Kết luận:

Chưa có trong quyển truyện thơ nào trong văn chương Việt Nam mà tác gỉa đă dành rất nhiều câu về âm nhạc khi nói đến nhân vật chánh như trong truyện Kiều của Nguyễn Du.

Những câu thơ đó chứng tỏ rằng tác gỉa rất yêu âm nhạc và đă đọc khá nhiều sách về cổ nhạc Trung Quốc nên nhắc lại nhiều tên bản đờn danh tiếng và khi miêu tả cách đàn của Thuư Kiều có rất nhiều câu chứng tỏ tác gỉa là người nhận xét tiếng đàn một cách tế nhị và thi vị. Tuy nhiên, khi nhắc đến những bản danh tiếng của cổ nhạc Trung Quốc, cụ Nguyễn Du không để ư rằng ngoài bản “Thập diện mai phục” và “Chiêu quân xuất tái” là những bản đặc biệt cho đàn T́ bà c̣n những bản khác là những bản dành riêng cho cây đàn cổ cầm mà những nhạc khí như Hồ cầm không biểu diễn được.

V́ thế nên khi chú thích những câu thơ của Nguyễn Du nếu phối hợp được sự hiểu biết văn thơ từ ngữ và điển tích với Âm nhạc sử và Âm nhạc học của Trung Quốc ngày xưa mới có thể đầy đủ được.

Trên đây, chúng tôi có hơi nặng về Âm nhạc học nếu có chi sơ sót về mặt văn chương từ ngữ hay điển tích, xin quí bạn độc giả bổ sung, chỉnh lư cho. Chúng tôi rất sẵn sàng lĩnh giáo và chân thành cảm ơn.
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
Lữ Khách (13-07-10)