Giới Thiệu CLB Ngôn Ngữ Ký Hiệu
Bạn có muốn tìm hiểu Ngôn ngữ ký hiệu?
Bạn đọc Nguyệt Viên thân mến! Các bạn thành viên Nguyệt viên thân mến, có lẽ trong các bạn có thể có 1 vài người đã biết đến ngôn ngữ ký hiệu. Tuy nhiên, để mọi người hiễu rõ hơn về loại ngôn ngữ này, sau đây Thơ Tình Online xin giới thiệu với các bạn đến CLB Ngôn ngữ Ký hiệu hiện đang phát triển rất mạnh ở Hà Nôi. 1. Ngôn ngữ Ký hiệu (NNKH) là gì? NNKH (Sign Language) là phương tiện ngôn ngữ sử dụng các chuyển động cơ thể (tay chân, nét mặt…) được cộng đồng người câm điếc sử dụng để giao tiếp. 2. NNKH có phải là ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ không? Có và không! Đúng là một số cử chỉ điệu bộ được sử dụng trong NNKH (ví dụ: uống nước, nóng...). Tuy nhiên nếu chỉ đơn giản vậy thì những người bình thường đã có thể hiểu dễ dàng người câm điếc. NNKH là một thứ ngôn ngữ hoàn chỉnh với hệ thống từ vựng và ngữ pháp riêng biệt. 3. NNKH có giống nhau trên toàn thế giới không? Không (mặc dù thực tế và các NNKH trên thế giới có khá nhiều nét tương đồng). Cũng giống như các ngôn ngữ nói, NNKH bắt nguồn từ đời sống, văn hóa và lịch sử. Và với mỗi quốc gia, chủng tộc người thì các yếu tố trên là rất khác biệt. 4. Vậy chúng ta đã có NNKH Việt Nam? Có và không. Chúng ta đã và đang nỗ lực xây dựng NNKH Việt Nam, tuy nhiên hệ thống từ vựng và ngữ pháp hiện vẫn chưa hoàn chỉnh. Hiện nay, ở VN có 3 loại phương ngữ ký hiệu chính: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. 5. Có phải tất cả người câm điếc đều sử dụng ngôn ngữ ký hiệu? Không. Rất tiếc là phần lớn người câm điếc sinh ra trong các gia đình bình thường. Ở nhiều gia đình mà các thành viên bình thường không có khái niệm về NNKH thì người câm điếc không có cơ hội học ký hiệu. Tuy nhiên, hiện nay tình hình đang được cải thiện. 6. Vậy câm điếc không phải do di truyền? Tất nhiên là không phải di truyền. Từ lứa tuổi bào thai cho đến những người già, mọi người đều có nguy cơ điếc do nhiều nguyên nhân (và nếu điều này xảy ta trong giai đoạn dưới 3 tuổi, nhiều khả năng trẻ sẽ bị câm). 7. Cho tới thời điểm này mà chúng ta còn chưa hoàn thiện hệ thống NNKH, quá muộn chăng? Không hẳn! Mặc dù có lịch sử hình thành phát triển mấy trăm năm, nhưng hiện còn rất nhiều quốc gia chưa có hệ thống NNKH hoàn chỉnh, giống chúng ta. Ngay tại Hoa Kỳ, nơi có hệ thống NNKH hoàn chỉnh bậc nhất (ASL), các đây chừng 20 năm thôi, NNKH vẫn bị coi là một thứ ngôn ngữ dị hợm và phản giáo dục nên thậm chí bị cấm ở nhiều nơi. Không gì là quá muộn. Chúng ta kỳ vọng sẽ có một hệ thống NNKH hoàn chỉnh trong 10 năm tới. 8. Nếu tôi muốn tự học NNKH thì sao? Hoàn toàn có thể! Hiện có rất nhiều tài liệu trên mạng chúng ta có thể tham khảo để học ký hiệu. Tuy nhiên nếu học NNKH Việt Nam thì có khó khăn hơn đôi chút. Có hai tài liệu học tập khá tốt là “Ký hiệu của người điếc VN” (3 tập) do PSBI đầu tư xây dựng và Từ điển NNKH Việt Nam( http://vsdic.net ) do trường Sư phạm TP. HCM thực hiện với sự tài trợ của SamSung. Nhưng tài liệu gì thì tài liệu, học phải đi đôi với hành. Bạn cần có người học cùng, và nếu có người quen câm điếc biết ký hiệu là tốt nhất! 9. Nhưng xung quanh tôi không tìm được bạn câm điếc để cùng học? Nếu bạn ở các thành phố lớn, rất dễ dàng để tiếp cận các nhóm/chi hội người điếc. Cứ đến đó, bạn sẽ được chào đón nồng nhiệt và sẽ có những người bạn mới. Những người bạn câm điếc rất dễ thương và cởi mở. Nếu ở Hà Nội, bạn có thể đến 21D Lạc Trung vào sáng chủ nhật hàng tuần, chi hội người điếc Hà Nội sinh hoạt tại đó. 10. Còn tôi muốn tham gia học ký hiệu trong một môi trường vui nhộn thì sao? Hãy đến 214 Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội vào tối thứ 3 hàng tuần. Câu lạc bộ NNKH luôn mở rộng cửa chào đón tất cả các bạn! Dự kiến khai giảng khóa cơ bản ngôn ngữ ký hiệu Nhận được rất nhiều thông tin mong muốn được tham gia khóa học từ rất nhiều bạn trẻ, CLB dự kiến khai giảng A31 vào thứ 3 ngày 10/5 Khóa cơ bản A31 dự kiến sẽ bắt đầu khai giảng vào thứ 3 ngày 10/5/2011. Địa điểm: Học viện Y dược học cổ truyền Tuệ Tĩnh (số 2 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội) Thời gian: từ 18h-20h thứ 3 và thứ 5 Học phí: 150.000 (kèm cả tài liệu học) Để đăng ký học, mời các bạn đăng ký tới : Email: clbnnkh@yahoo.com hoặc dang.hoang.nhu@gmail.com Hoặc nhdanht@gmail.com 01642766097 Yahoo: thotinh_online hoặc liên lạc trực tiếp tới chị Quỳnh: 0903 277 659 chị Hoa : 0983 735 488 (Vì lý do công việc, đề nghị các bạn gọi điện, tránh nhắn tin). Một số Clip nhạc cho các bạn khiếm thính thưởng thức: http://ngonngukyhieu.com/modules.php?name=Youtube |
Ở SG có không nhỉ?
|
Cũng quan tâm, mong SG có ^^
|
Quote:
|
hì, ở Sg có đấy, nhưng không mạnh như ở HN, ở SG thì lâu lâu tổ chức Offline rồi hướng dẫn các bạn 1 số cách nói đơn giản thôi (như bảng chữ cái, đánh vần tên mình...)
Các bạn có thể liên hệ qua Yahoo của chị này nhé, chị tên Hảo. YM candyandre_py@yahoo.com |
Quote:
|
Quote:
Sẽ liên hệ, thấy thích, hay và muốn học |
Quote:
|
hi, mọi người ơi. Sắp tới 1/6 bọn em có chương trình cho trẻ tự kỷ tại Hà Nội. Ai có thời gian nhớ tới tham gia nhé. Bọn trẻ chắc sẽ vui lắm.
|
Aí ở sg muốn học ngôn ngữ này có thể đến quán Lặng số bao nhiêu trên đường Trần Huy Liệu - Phú Nhuận đó.
Quán này từ chủ cho đến nhân viên đều là người khuyết tật. Hai năm trước ST cũng thường xuyên đến quán này, tuần 2 buổi trước là úm càe sau là học ngôn ngữ " tay quơ" này (bọn mình thường đùa thế) nhưng cái tính thích sọt dưa của mình, cứ toàn bắt mấy em đó dạy những câu có nghĩa bậy, đen tối là chính. Ngôn ngữ này cũng như tiếng anh, ko trao dồi..thì nó cũng luọi tàn ..như giờ Đá cũng câu qươ câu hổng nhớ... Đến quán này gọi thức uống cũng bằng menu ngôn ngữ này.vì nói hổng ai nghe... hehehhe... Cô với Heo hôm nào đi thì réo Đá với nha...cô bao há...kakaka |
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 05:52 AM |
© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.