Nguyệt Viên

Nguyệt Viên (http://nguyetvien.net/index.php)
-   Thơ Quán (http://nguyetvien.net/forumdisplay.php?f=54)
-   -   282 câu đối (http://nguyetvien.net/showthread.php?t=1347)

phale 14-09-10 11:37 AM

Quote:

Nguyên văn bởi tranquang (Gửi 17019)
Kẻ hậu sinh thấy lão trượng có thể quẳng cái cuốn này vào sọt rác được rồi.

Đây là truyện của Trạng Quỳnh (hay Xiển Bột gì đó, cũng là cháu Trạng Quỳnh) . Chi tiết đắt là tri huyện tên là Nguyến Kim Thằng, thế nên cái câu đối đối (Thằng quan huyện, quan huyện Thằng) nó mới đắt. Còn câu xuất đối thì... "Xuất đối dị, đối đối nan". Mà làm sao mà "cô bé" được nhỉ? Bậy quá!

Lão trượng cho hỏi, ai hiệu đính cuốn đấy nhỉ?

Cuốn đó có mấy câu của Mạc Đĩnh Chi không? Ví dụ như cái câu mặt trăng, sao, mặt trời hay là cái câu qua cầu bị ngã đó...?

Tốt nhất là lão trượng cho kẻ hèn này toàn bộ thông tin của cuốn đó (tên, tác giả, nhà xb, năm xb...), tại hạ dù kém cũng quyết làm cho hắc bạch phân minh, ít ra cũng là nửa tá báo giấy và đôi tá báo mạng.

Không hổ danh anh TQ thông kim cổ.
Anh làm cho hắc bạch phân minh rồi thông báo kết quả cho mọi người biết với nhé.



Quote:

Nguyên văn bởi tranquang (Gửi 17035)
Hỡi em CM4Q (chả hiểu cái nick này nghĩa là gì :infatuated:).

Nếu em muốn, anh sẽ trình em trọn vẹn 278 câu đối kinh điển trong văn học Việt Nam, để tạ cái lỗi ngớ ngẩn vì tưởng em là con trai (thế mới gọi em là "lão trượng"). Những câu anh biết cam đoan là có vị trí vững chắc trong SGK.

Chú giải về Hán Việt nghiêm chỉnh.

Trong khi đọc những dòng tâm huyết này của anh thì em đừng nhìn cái avatar có hình con trai anh nhé, nó hơi mâu thuẫn!

Tội nhầm như vầy là phải phạt nặng hơn nữa cơ anh TQ ơi...

Còn về cuốn sách, anh TQ tách riêng phần của anh TQ ra topic khác nhé, kẻo thứ tự các câu trong 2 cuốn sẽ chồng chéo lên.
Có cả 2 cuốn sách như vầy thì rất tiện cho người đọc tham khảo đối chiếu. Cảm ơn anh TQ nhiều.

tranquang 14-09-10 11:57 AM

Quote:

Nguyên văn bởi phale (Gửi 17273)

Tội nhầm như vầy là phải phạt nặng hơn nữa cơ anh TQ ơi...

Còn về cuốn sách, anh TQ tách riêng phần của anh TQ ra topic khác nhé, kẻo thứ tự các câu trong 2 cuốn sẽ chồng chéo lên.
Có cả 2 cuốn sách như vầy thì rất tiện cho người đọc tham khảo đối chiếu. Cảm ơn anh TQ nhiều.

  1. Đây là "anh sẽ trình em trọn vẹn 278 câu đối kinh điển trong văn học Việt Nam" chứ không phải cuốn sách, đó là dựa theo những gì Quái tiểu thư đã post rồi. Nếu có cuốn này chắc phải gấp 10 lần như thế.
  2. Tách làm gì cho rối ra, cái nào Quái tiểu thư post rồi thì Quang này xin cung cấp khảo dị (nếu có, nếu biết) không thì cứ đánh số như cũ. Nếu Quang đưa lên mà trong đó chưa có thì mong Quái tiểu thư sửa cho (như Quang đã đề nghị).
Cứ thế nhé!

Mà trong cái mạch này, tư liệu thì bản gốc, văn chương là của tại hạ, nếu có phần nào thô lậu xin thiên hạ cứ mắng chửi, nhưng trích lại thì cho tại hạ một lời là trích ở đây (cho nó mát ruột).

phale 14-09-10 12:03 PM

Quote:

Nguyên văn bởi tranquang (Gửi 17280)
  1. Đây là "anh sẽ trình em trọn vẹn 278 câu đối kinh điển trong văn học Việt Nam" chứ không phải cuốn sách, đó là dựa theo những gì Quái tiểu thư đã post rồi. Nếu có cuốn này chắc phải gấp 10 lần như thế.
  2. Tách làm gì cho rối ra, cái nào Quái tiểu thư post rồi thì Quang này xin cung cấp khảo dị (nếu có, nếu biết) không thì cứ đánh số như cũ. Nếu Quang đưa lên mà trong đó chưa có thì mong Quái tiểu thư sửa cho (như Quang đã đề nghị).
Cứ thế nhé!


Vậy song kiếm hợp bích ha anh Tranquang?
PL chờ đọc các bài post của anh TQ và 4Q nhé!

tranquang 14-09-10 12:07 PM

Quote:

Nguyên văn bởi CM4Q (Gửi 17150)
Câu 5

Đình tiền ngũ sắc hoa
Lung trung bách thanh điểu


Hồi Tú Xương còn là cậu bé Uyên , có một ông khách đến nhà thăm bố cậu .Thấy trước sân có một cụm hoa 5 sắc , bèn ra vế đối " Đình tiền ngũ sắc hoa " ( Bông 5 sắc trước nhà ) và bảo uyên đối .Cậu chỉ c1i lồng chim gần đó , đọc : " Lung trung bách thanh điểu " ( Chim trăm tiếng trong lồng )

Khách đoán tương lai cậu Uyên sẽ như con chim trong lồng . Quả thật , như chúng ta đều biết , Tú Xương cùng thời với Nguyễn Khuyến , Dương khuê mà 2 vị này đỗ đạt làm quan đến chức Tổng đốc , vinh hiển suốt đời .Còn Tú Xương th2i thi hỏng mãi nên phải lẩn quẩn trong nhà làm thơ tiêu khiển , " ăn lương vợ "

Có người hỏi , tại sao Uyên không đối "Viên ngoại bách thanh điểu " ( Chim trăm triếng ngoài vười ) nhỉ ??? Viên là vườn , chữ này có xa lạ gì đâu ! Chim ngoài vười thì bốn mùa tự do bay nhảy hót ca .Theo ngụ ý ( của kẻ đang cầm bút viết đây ) thì cậu ta đã nhìn thấy ngay cái lồng chim treo gần đó, trong có con chim hằng ngày cất trăm tiếng hót mà cậu rất thích .Chi trong lồng ăn ít và mất tự do nên hót nhiều và thống thiết , chim ngoài vườn ăn no và tự do nên ít hót mà chỉ thích đua bay

Câu này Quang mỗ không khoái, xuất đối gì mà vần bằng, bắt kẻ đối dùng vần trắc để kết một cặp biền ngẫu. Như vậy cái lý âm dương đã nghịch, tự dưng cái vận mệnh không "trong lồng" thì cũng tới 8 phần tàn khốc.

tranquang 15-09-10 04:22 PM

Câu đối dằn mặt (câu 9)
 
Sau khi qua ải, Mạc Đĩnh Chi cùng đoàn sứ bộ nhằm Yên Kinh thẳng tiến (dĩ nhiên là sau khi ngủ dậy). Sau nhiều ngày vất vả cũng đến nơi.

Nghe tin đồn Trạng nguyên An nam nổi tiếng thông minh, quan lại nhà Tầu mới xúm nhau lại bàn cách chơi khăm. Bọn họ đào một cái hố vừa to, sâu quá đầu người, trên ngụy trang như đường đi ngay trước cây cầu vào kinh thành.

Hôm sau, Mạc Đĩnh Chi dẫn sứ bộ vừa đi tới đó, "huỵch" một tiếng, cả người lẫn ngựa lăn luôn xuống hố. Các quan Tầu ô phá ra cười (cốt để ông mất tinh thần) rồi một tên hách dịch:

- Nghe nói tiên sinh là người đối đáp xuất chúng, chúng tôi không tin. Nếu tiên sinh đối được câu đối này thì toàn bộ quan lại chúng tôi xin đỡ tiên sinh lên.

Ông đồng ý, ông kia đọc:
Can Mộc Hoành Cừ Lục Giả Tương Như Tư Đạo
http://i20.servimg.com/u/f20/11/70/79/12/mdc510.png
(Gỗ thẳng, cầu ngang đường đi ngỡ là đất phẳng)
Câu này rất hiểm hóc vì những cặp từ tạo thành đều là tên những vĩ nhân trong sử TQ, ai học đều phải biết.

Chỉ trong phút chốc, ông nhớ lại trước khi ngã nhác thấy bên kia cầu có một ngôi đình rất to, ông liền đối:
Đại Đình An Thạch Vọng Chi Nhiễm Lược Thiên Thai
http://i20.servimg.com/u/f20/11/70/79/12/mdc610.png
(Đình to, đá vững, nhác trông như thể (núi) Thiên Thai)
Câu này cũng theo luật đúng như trên, viết có thể hơi khác nhưng đọc ra là như thế.

Đúng theo lời hứa, văn võ bá quan triều Nguyên bất chấp áo mũ xúm lại đỡ ông Trạng lùn xấu nước Nam lên khỏi hố

tranquang 26-09-10 01:09 PM

Chuyện trong phủ Tể tướng (câu 10&11)
 
Sau khi đến Yên Kinh, đoàn sứ bộ An Nam đến nghỉ ở dịch quán chờ ngày vào diện kiến vua Nguyên.

Mấy ngày sau, tể tướng nhà Nguyên (là người Hán) mời mạc Đĩnh Chi (MDC) tới phủ của mình dự dạ tiệc. Tiền sảnh của phủ này có treo một bức trướng thêu chim sẻ đậu cành trúc rất khéo, trông như thật. MDC thấy đẹp quá, lại gần xem. Càng gần nhìn con chim với cành trúc càng giống, ngạc nhiên quá, ông đưa tay sờ vào bức trướng xem. Quan khách ở đó cười rộ:

- Nước Nam không có cái gì tuyệt mỹ thế này hả Trạng Nguyên?

Đang tiện giơ tay, ông không rụt lại mà tóm luôn bức trướng kéo toạc rách tan luôn từng mảnh. Chủ nhà giận tái mặt nhưng vẫn mềm mỏng:

- Sao quan trạng lại như vậy? Nếu có chuyện gì thì cứ chỉ giáo tại hạ, hành xử như vậy e rằng...

MDC ung dung:

- Kẻ quê mùa này từ bé đã được thấy trúc mang cái tiết tháo như kẻ quân tử, cùng mai tùng mà nên "Tuế hàn tam hữu", đứng cùng đại thạch như quân tử sánh cùng hiền nhân... Vậy mà ngài lại cho kẻ hầu hạ (chim sẻ trong tiếng Hán là "đồng tước", đọc lên nó cũng có nghĩa là kẻ tiểu lại, đầy tớ...) cưỡi lên trên như trong bức trướng này. Bỉ nhân thấy vậy mới xé đi cho phủ của đại nhân bớt đi một cái xấu mà thôi.

Tể tướng tức nổ ruột nhưng vẫn nghiến răng cười xòa giơ tay mời khách nhập tiệc.

Tàn tiệc, chủ nhân bầy tiệc trà dưới ánh trăng, kẻ xướng, người họa vô cùng tâm đắc. Đêm càng khuya, thi hứng như càng đầy. Nhưng nghĩ đến bức trướng, chủ nhà vẫn ấm ức. Để trả đũa, ông ta cầm lên một cái chén, nói bâng quơ:

- Cây kỷ là gỗ, cái chén không phải là gỗ, tại sao lại lấy gỗ làm chén? (chữ "kỷ" theo cách viết có nhiều nghĩa, có thể là một loại cây và cũng có thể là một tửu khí từ đời nhà Tần cho quan lại cấp thấp, vua Tần thì dùng cái "chung" bằng vàng hoặc đồng).

Rất tỉnh táo, Mạc Đĩnh Chi thấy câu này hơi vớ ẩn, lý sự lằng nhằng nhưng nó là một thách thức với kẻ được tiếng là giỏi đối đáp. Ông cười:

- Thưa thừa tướng đại nhân, hãy giải thích: Phật không phải là người, thầy tăng là người, vậy cái gì đã khiến cho thầy tăng thờ Phật?
(tiếc là TQ không có bản chữ Hán của đoạn thoại giá trị này, bạn nào có cho TQ biết thì thực là may mắn)

Ông kia cười to xí xóa rồi cả chủ khách dắt tay nhau lên thềm vào nhà. Bước được hai bậc, chủ nhà đột nhiên đọc:

- An khử nữ dĩ thỉ vi gia.
http://i20.servimg.com/u/f20/11/70/79/12/mdc710.png
Đây là một câu rất súc tích, nhất là nó được một chính khách nói ra. Chữ "an" (có thể hiểu là An Nam) bỏ chữ nữ ở dưới (chữ "nữ" thường được tượng trưng cho kinh tế, bình an) thêm chữ "thỉ" (động vật) là thành một gia đình lớn (gia).

Trạng nguyên nước ta chỉ chậm bước lại trong một giây, rồi ông cười lớn, dắt vị Tể tướng kia bước tiếp:

- Tù xuất nhân, nhập vương thành quốc.
http://i20.servimg.com/u/f20/11/70/79/12/mdc810.png
Một đối đối đầy hào khí. Một kẻ tù đầy, khi được tự do, có quyền hành bờ cõi là có thể thành một quốc gia chủ quyền (như kẻ khác).

Tôi cũng không hiểu những kịch bản phim lịch sử ngày nay không xem những chuyện chân thực này trong sử sách, để đến nỗi người ta kêu ca đến vậy.


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 11:21 PM


© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.